Tag Archive | thạp

GÓC NHÌN-TRI ÂN DỊP 20 THÁNG MƯỜI MỘT

Ngão và Lươn đều là những kẻ ham hố, tạp ăn nhưng luôn chỉ trích nhau về thói ăn uống “thùng bất chi thình”.
Một hôm, mép đang dính đầy thức ăn, Ngão lên tiếng:
-Thế quái nào mà ông không bao giờ chịu nhường nhịn tôi lấy một miếng?
-Ông có dở hơi không-Lươn vặc lại.

Continue reading

GÓC NHÌN: HÀNG QUEN

Thấy túi quà tặng thầy môn nhiếp ảnh vẫn chềnh ềnh trên bàn, chồng:
-Không chúc mừng Thày cu Tèo?
-Chúc rồi!
-Túi quà còn nguyên. Chúc bằng mồm à?
-Ông ấy không nhận!
-Bỗng dưng tử tế nhỉ! Đỡ tốn. Continue reading

CỔ VẬT LY HƯƠNG*

Khi ngắm nhìn những kiệt tác văn hoá Việt cổ tại các bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân ở nước ngoài tôi cứ tự hỏi nạn chảy máu cổ vật nước ta có từ khi nào. Tìm hiểu tư liệu, tôi đã có câu trả lời.

Continue reading

TỪ “HÀO KHÍ ĐÔNG A ” ĐẾN CHÍNH SÁCH ” NGỤ BINH Ư NÔNG”!

Chữ TRẦN, hay còn gọi là ĐÔNG A, do lối chiết tự, bao gồm chữ ĐÔNG đứng cạnh bộ A mà thành. HÀO KHÍ ĐÔNG A là tinh thần quật cường, tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù. Với tinh thần đó, nhân dân ta đã ba lần đánh tan giặc Nguyên – Mông vào các năm 1258, 1285 và 1288, ghi các trang chói lọi trong lịch sử dân tộc. Sau này cụm từ HÀO KHÍ ĐÔNG A dùng chung chỉ tinh thần đó cho cả thời kỳ từ TK X đến XV.

Continue reading

ĐIỆU HỔ LY SƠN*

Hổ là chúa tể rừng xanh. Hổ biểu tượng cho sức mạnh, uy quyền, một trong thập nhị địa chi. Trong dân gian, hình ảnh hổ phổ biến trong các kiến trúc đình, miếu. Trên áo quan võ hàng tứ phẩm thời xưa thường được thêu hình hổ. Trong mỹ thuật cổ, tranh Hàng Trống, hổ ngự 5 phương, gọi là Ngũ Hổ, cũng là ngũ sắc, ngũ hành, ngũ phúc. Ta còn bắt gặp các biểu tượng “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ”, “Long đằng Hổ dược”, “Vân tùng Long, Phong tùng hổ”, “Long sinh quyền, Hổ sinh phong”, “Long Hổ tương phùng, hàng Long phục Hổ”,…

Continue reading

GỐM HOA NÂU VIỆT NAM – MỘT DÒNG GỐM ĐẠI VIỆT ĐỘC ĐÁO*

Trước năm 2000, gốm Việt ít người biết và kén người chơi. Sách và tài liệu về gốm Việt rất hiếm và viết sơ sài nên kiến thức về gốm Việt trong cộng đồng cũng rất hạn chế. Người ngoại quốc thì tinh ý hơn, thấy đẹp và lạ nên mua và mang đi khá nhiều với giá rất ” bèo “. Khi đó nhiều người còn nhầm lẫn gốm Việt với gốm Tầu.

Continue reading

TINH XẢO LÝ TRIỀU*

Triều Lý không chỉ mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho Đại Việt mà còn tạo dựng một nền văn hoá phát triển rực rỡ, từ văn thơ, điêu khắc, kiến trúc, đến thủ công mỹ nghệ…

Continue reading

MÙA XUÂN, LỄ HỘI & ĐI SĂN!*

Từ ngàn xưa, Mùa Xuân đã từng là mùa của lễ hội và săn bắn. Từ làng quê tới phố thị, đâu đâu cũng rộn ràng lễ hội để vui, để cầu chúc và bù đắp những tháng ngày vất vả mưu sinh…Mùa Xuân cũng là mùa ” yêu đương ” của chim muông và hoang thú khiến những tay thợ săn nổi ” hứng ” vào…rừng!…
Những cảnh sinh hoạt thời bình đó đã được người xưa khắc họa sinh động trên những chiếc thạp gốm hoa nâu thời Trần mà nay vẫn còn được lưu giữ, nhưng rất hiếm hoi!

Continue reading

SEN VÀ RỒNG*

SEN là loài hoa của Phật giáo, gắn liền với Văn hoá Phật giáo thì đã quá rõ. Còn RỒNG thì sao? Hình tượng RỒNG trong văn hoá Việt Nam xuất hiện khi nào? Có người cho rằng hình tượng Rồng có từ thời Đông Sơn, trên họa tiết trống đồng. Nhiều người cho rằng đó là hình cá sấu và giảo long. Phần lớn học giả đều cho rằng hình tượng RỒNG trong Văn hoá VN chỉ phổ biến từ thời LÝ, gắn liền với truyền thuyết vua Lý Công Uẩn gặp rồng vàng bay lên khi rời đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên kinh đô mới là Thăng Long. Các nhà mỹ thuật đương thời sáng tác các hình tượng rồng trong thế đang bay theo ý tưởng của nhà vua.

Continue reading