Tag Archive | Bảo vật Quốc gia

Trưng bày, giới thiệu các Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa

(Baothanhhoa.vn) – Nhằm đáp ứng như cầu tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, đặc biệt là hoạt động ngoại khóa dành cho các em học sinh trên địa bàn tỉnh, từ nay đến dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa triển khai chương trình giới thiệu, trưng bày các Bảo vật Quốc gia.

Trưng bày, giới thiệu các Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng tỉnh Thanh HóaBảo vật Quốc gia Trống đồng Cẩm Giang được trưng bày trang trọng cùng với các hiện vật Trống đồng Đông Sơn khác tại phòng trưng bày thuộc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. Continue reading

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Hội ngộ Di sản văn hóa ba miền”

 – Sáng 22-11, Bảo tàng An Giang phối hợp các bảo tàng, nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề “Hội ngộ di sản văn hóa 3 miền”.

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Hội ngộ Di sản văn hóa ba miền”

Các đại biểu tham dự khai mạc trưng bày chuyên đề

Continue reading

Vĩnh Phúc: Tháp gốm men chùa Trò – Bảo vật của quốc gia

Cùng với 21 bảo vật khác của cả nước, Tháp gốm men chùa Trò của tỉnh Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào tháng 12 năm 2018. Tháp gốm men chùa Trò là hiện vật đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc được công nhận Bảo vật quốc gia. Continue reading

LAM TUYỀN/TUÝ LAM – TIỀN THÂN GỐM ĐẶNG HUYỀN THÔNG*

Men lam, men chàm, men Hồi đều cùng chỉ loại men có màu xanh cobalt, xuất xứ từ ngàn năm trước ở vùng Lưỡng Hà, quanh vịnh Persic, nơi sản sinh ra những viên gạch men vẽ hoa văn màu lam, dùng trang trí cho những ngôi đền Hồi giáo. Từ TK13 Trung Hoa đã du nhập loại men này để chế tác các loại gốm xanh trắng nổi tiếng thời nhà Nguyên ( Yuan ) và nhà Minh…

Continue reading

Bảo vật Quốc gia: Bia Sùng Thiện Diên Linh

* Tên gọi khác: Bia bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh của vua thứ tư nhà Lý, nước Đại Việt.

* Đơn vị và cá nhân lưu giữ hiện vật: Ban Quản lý di tích chùa Long Đọi Sơn xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

* Chất liệu: Bằng đá xanh nguyên khối.

 

Continue reading

Người phát hiện cổ vật được hưởng quyền lợi gì?

Theo khoản 5, khoản 6 Điều 4 Luật Di sản văn hóa, di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên.

Continue reading

Bảo vật quốc gia: Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga

Chiếc bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là một đại diện tiêu biểu cho dòng gốm men trắng vẽ lam, thường gọi là gốm hoa lam. Dòng gốm hoa lam Việt nam xuất hiện từ thời Trần thế kỷ 14 và phát triển liên tục cho tới ngày nay. Đặc biệt vào thế kỷ 15 dòng gốm hoa lam đã phát triển tới đỉnh cao chẳng những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Qua nhiều tài liệu đã công bố ở nước ngoài như Thái Lan, Indonesia, Philippin, Singapore, Nhật Bản… và các nước vùng Trung Đông chúng tôi đều thấy nhiều loại hình gốm hoa lam Việt Nam rất đặc biệt. Đáng chú ý nhất là chiêc bình gốm hoa lam hiện đang lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ. Trên chiếc bình này có dòng minh văn viết bằng men lam: “Đại Hòa bát niên tượng nhân Nam Sách châu Bùi thị hý bút”. Nội dung của minh văn này cho biết chiếc bình do người thợ họ Bùi ( hay Bùi Thị Hý ) vẽ vào năm thứ 8 của niên hiệu Đại Hòa đời vua Lê Nhân Tông, 1450.


Trang trí Thiên Nga trên bình gốm

Chiếc bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là chiếc bình gốm thuộc sưu tập độc bản trong tàu cổ Cù Lao Chàm khai quật vào năm 1999 – 2000 mà Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được lưu giữ và trưng bày.

Số l­ượng hiện vật trong con tàu Cù Lao Chàm với hơn 240 nghìn, không kể hàng vạn mảnh vỡ, hàng nghìn hiện vật đã bị trục vớt trước khi khai quật khảo cổ là một con số khổng lồ. Trong số hàng hóa này có cả một số gốm Chămpa, Trung Quốc và Thái Lan, được các nhà nghiên cứu thống nhất cho là đồ dùng của thủy thủ đoàn. Phần còn lại là hàng hóa gốm sứ có nguồn gốc sản xuất ở Hải Dương và Thăng Long phía Bắc Việt Nam.

Niên đại con tàu cũng đ­ược các nhà khoa học thảo luận. Ở Việt Nam, các ý kiến đều cho là khoảng giữa tới cuối thế kỷ 15 dư­ới thời Lê sơ. Ý kiến về niên đại này khác hẳn với Butterfiels, cho vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 .

Chúng tôi cho rằng, hiện vật gốm tàu cổ Cù Lao Chàm phản ánh rõ nét sự phát triển mạnh mẽ của các loại đồ gốm xuất khẩu với kiểu dáng, loại men và hoa văn rất phong phú, đặc sắc, đóng góp tích cực vào truyền thống riêng biệt của gốm Việt Nam.

Xét về loại hình hiện vật đồ gốm, chúng ta thấy chỉ tập trung theo dòng gốm gia dụng, từ đồ đựng đến đồ dùng ăn uống, ngoại trừ một vài loại dùng cho tín ng­ưỡng tôn giáo như­ lọ kendi, lư hư­ơng. Nhiều loại hình tạo theo kiểu dáng truyền thống như­ âu, ang hình cầu, chén, hộp, lọ các loại nh­ưng cũng xuất hiện những loại hình mới độc đáo như: ấm hình rồng, phư­ợng, thú hay quả đào, bình và ấm hình tỳ bà, tư­ớc, bình phỏng dáng mai bình, hộp hình cua cá. Trong số này cũng có những loại hình mang đậm ảnh h­ưởng về tạo hình của gốm sứ Nguyên – Minh (Trung Quốc).

Về trang trí trên đồ gốm s­ứ Cù Lao Chàm gây ấn t­ượng nhất là dòng hoa lam, hoa lam kết hợp với vẽ nhiều màu trên men qua lần nung thứ 2 như­ trên đĩa, bát, kendi, lọ tỳ bà (Yuhuchun), chén quả đào, tư­ợng ngư­ời, hộp… Dòng gốm hoa lam của Việt Nam ở thế kỷ 15 đặc biệt phát triển với 2 cách thể hiện:

– Vẽ chi tiết, nét mảnh, những người s­ưu tầm gốm Việt Nam gọi là “pake”.

– Vẽ thoáng với nét đậm.

Tùy theo từng chủng loại gốm mà ta thấy tài khéo của ng­ười sản xuất.

Gốm hoa lam còn kết hợp với trang trí vàng kim. Thí dụ loại tỳ bà cao khoảng 101/4 inches (26cm) ngoài các đề tài hồi văn, mây và sóng n­ước còn có 3 lớp trang trí nổi ô hình lá đề, bên trong là chim vẹt và cành lá, kỳ lân.. Đây cũng là lần đầu tiên, gốm Việt Nam xuất hiện kỹ thuật trang trí mới lạ, đặt ra câu hỏi: Trang trí vàng kim, nguồn gốc và kỹ thuật ở Việt Nam?

Cũng trong đồ gốm Cù Lao Chàm còn thấy một số loại hình phủ men xanh cobalt sau đó vẽ vàng kim. Đáng kể là loại bát gốm men trắng mỏng, trong lòng trang trí in nổi hoa mai dây hay in nổi hình rồng mây và sóng nước. Loại bát này có x­ương rất mỏng, nhiều chiếc thấu quang đạt tiêu chuẩn đồ sứ. Ngoài phát hiện trong tàu Cù Lao Chàm ở Việt Nam còn được tìm thấy ở lò gốm Chu Đậu (Hải Dư­ơng), Hoàng thành Thăng Long và Lam Kinh (Thanh Hóa)…

Đồ gốm sứ trong tàu Cù Lao Chàm đã gây nhiều bất ngờ cho giới nghiên cứu gốm sứ Việt Nam cả trong và ngoài n­ước, và chắc chắn sẽ còn được bàn thảo, công bố nhiều hơn nữa.

Chiếc bình gốm hoa lam vẽ thiên nga này có kích thước lớn nhất, với chiều cao: 56,5cm và đường kính miệng: 23,8cm.

Bình có dáng búp sen, miệng loe tròn, gờ miệng phẳng. Thân phình thuôn dần xuống đáy. Từ miệng, cổ và thân bình đều được vẽ trang trí hoa lam bao gồm 7 băng hoa văn: hoa dây, cánh sen kép trong có xoắn ốc, vân mây dải hình khánh, phong cảnh, cây hoa lá, sóng nước, lá đề xen kẽ bốn chim Thiên Nga với các tư thế bay đậu khác nhau, theo chủ đề phi minh túc thực. Với bốn tư thế của thiên nga trong khung cảnh cây cỏ, khóm tre mang đặc điểm riêng không hề giống với đề tài này trong trang trí trên đồ gốm sứ Trung Quốc, Nhật Bản.

Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga

Về nguồn gốc sản xuất chiếc bình gốm hoa lam này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng từ khu lò gốm Chu Đậu, nơi đã có nhiều cuộc khai quật khảo cổ học của Bảo tàng Hải Dương phối hợp với các chuyên gia nghiên cứu Australia.

Làng gốm Chu Đậu (nay thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) là một trung tâm sản xuất gốm lớn nhất của đất nước ta ra đời vào thế kỷ 14 và phát triển rực rõ nhất vào thế kỷ 15-16. Làng gốm Chu Đậu sản xuất những loại gốm cao cấp, gốm mỹ nghệ, phục vụ tôn giáo, tín ngưỡng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Dòng gốm Chu Đậu có sự kết hợp nhiều kỹ thuật trang trí như đắp nổi, chạm, dán ghép, khắc chìm, vẽ lam, vẽ nhiều màu và vàng kim trên men. Các loại men sử dụng với nhiều sắc độ khác nhau như: men trắng vẽ lam, men nâu, xanh lục, men ngọc, men trắng vẽ tam thái hoặc kết hợp vẽ vàng kim trên men. Tuy nhiên, cho đến nay còn có ý kiến của TS.Bùi Minh Trí (Trung tâm nghiên cứu kinh thành) cho rằng chiếc bình gốm hoa lam vẽ thiên nga này được sản xuất từ khu vực lò gốm của kinh thành Thăng Long (Hà Nội).

Với chiếc bình gốm hoa lam vẽ thiên nga này, từ kiểu dáng, kích thước cho đến trang trí là một minh chứng đỉnh cao của dòng gốm hoa lam. Những đề tài trang trí ở đây chẳng những đã thoát ra khỏi khuôn mẫu của đề tài kinh điển Trung Hoa mà còn được thể hiện tính phóng khoáng, sáng tạo, đậm chất dân gian, hồn quê đất Việt vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Qua những đề tài thể hiện trên bình gốm cho ta hình dung về một vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam thời Lê sơ tk 15, một quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam Á thời bấy giờ.

Chiếc bình gốm này xứng đáng là một tác phẩm gốm nghệ thuật độc đáo, vật chứng tiêu biểu của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ 15.

Kể từ khi nhập về kho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đến nay chiếc bình này đã được giới thiệu trong nhiều cuộc trưng bày chuyên đề ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở giá trị đặc biệt quý hiếm của chiếc bình gốm hoa lam vẽ thiên nga này, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 1/10/2012 công nhận là bảo vật Quốc gia đợt 1 cùng với 30 hiện vật, nhóm hiện vật lựa chọn trong khối di sản văn hóa Việt Nam.

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chiêm ngưỡng 4 bảo vật quốc gia thuộc nền văn hóa Đông Sơn

1. Trống đồng Hoàng Hạ, là một trong những chiếc trống đẹp nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Năm 1937, trống được phát hiện khi đào mương tại thôn Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặt trống trang trí hình mặt trời 16 tia, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công, cảnh sinh hoạt, chèo thuyền, xử tử tù binh… Cùng với nhóm trống Ngọc Lũ, Sông Đà, Cổ Loa, trống đồng Hoàng Hạ phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân Đông Sơn, thể hiện đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng thời dựng nước đầu tiên của dân tộc.

2. Thạp đồng Đào Thịnh, được Nhà nước công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2012. Trong văn hóa Đông Sơn, thạp đồng là di vật tiêu biểu sau trống đồng và chủ yếu chỉ xuất hiện trong phạm vi phân bố của nền văn hóa này. Trong hàng trăm chiếc thạp đã phát hiện thì thạp Đào Thịnh là chiếc thạp có kích thước lớn nhất, hoa văn trang trí phong phú, chặt chẽ, tinh mỹ và độc đáo nhất.

Đặc biệt trên nắp thạp có gắn đối xứng tâm 4 khối tượng nam nữ đang giao hoan, loại tượng mới gặp duy nhất trong nghệ thuật Đông Sơn. Bộ phận sinh dục của người đàn ông được nhấn mạnh bằng cách phóng đại so với tỷ lệ cơ thể, phản ảnh tín ngưỡng phồn thực với khát vọng vạn vật sinh sôi nẩy nở của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Việc người nam đeo dao găm ngay cả trong lúc sinh hoạt tình dục cho thấy vũ khí luôn thường trực bên người, phản ảnh trong văn hóa Đông Sơn đã phát sinh xung đột xã hội dẫn tới chiến tranh, là tiền đề hình thành các thủ lĩnh quân sự, tạo nên một trong những cơ sở vật chất hình thành nhà nước sơ khai Văn Lang – Âu Lạc.

3. Cây đèn hình người quỳ, thể hiện hình tượng người đàn ông mình trần đóng khố tư thế đang quỳ, hai tay nâng đĩa đèn. Tượng có khuôn mặt bầu, mắt mở to, miệng hơi mỉm cười, đầu tượng được gắn vương miện, tóc để chỏm. Hai vai và sau tượng gắn 3 cành chữ S, mỗi cành chữ S đỡ một đĩa đèn và gắn một hình người đang quỳ. Trên hai đùi và đằng sau người đàn ông có 4 nhạc công cũng ở tư thế quỳ, hai nhạc công đang thổi sáo. Cánh tay, cổ tay có đeo trang sức, tai đeo hoa hình khuyên to tròn. Cây đèn là hiện vật độc bản, đại diện cho nghệ thuật cổ tiêu biểu vào thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn, có sự giao lưu với văn hóa Hán.

4. Mộ thuyền Việt Khê, có kích thước lớn nhất, hiện trạng nguyên vẹn nhất chứa đựng nhiều đồ tùy táng quý hiếm của văn hóa Đông Sơn, có niên đại 2.000-2.500 năm. Đây là loại quan tài bằng thân cây khoét rỗng (còn gọi là mộ thuyền) đã phát hiện ở Việt Nam. Mộ chứa 109 đồ tùy táng gồm chủ yếu là các loại vũ khí, nhạc khí, công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt bằng đồng. Mộ thuyền được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.

Nguồn: Báo ảnh Việt Nam

Các văn bản pháp luật liên quan đến cổ vật và cổ vật tư nhân

Văn bản pháp luật liên quan đến cổ vật được ban hành khá nhiều. Dưới đây tôi lược dẫn các văn bản Luật liên quan đến quản lý cố vật và cổ vật tư nhân từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay:

1. SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 65 NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 1945

Điều thứ tư: Cấm phá huỷ những đình chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành, quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá huỷ những bi ký, đồ vật, chiểu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính sách tôn giáo hay không, nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn.

2. NGHỊ ĐỊNH SỐ 519/TTG, NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 1957 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH THỂ LỆ VỀ BẢO TỒN CỔ TÍCH

Điều 1: Tất cả những bất động sản và động sản có một giá trị lịch sử, hay nghệ thuật (kể cả bất động sản và động sản còn nằm ở dưới đất hay dưới nước và những danh lam thắng cảnh (danh thắng) ở trên lãnh thổ nước Việt Nam bất cứ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, một đơn vị hành chính, một cơ quan, một đoàn thể, hoặc một tư nhân, từ nay đều đặt dưới chế độ bảo vệ của Nhà nước quy định trong Nghị định này.

Điều 8: Nếu bất động sản hoặc động sản liệt hạng là của tư (cá nhân hay tập thể), thì người chủ có quyền nhượng bán, trao đổi hoặc truyền lại cho con cháu khi chia gia tài bất động sản hay động sản ấy. Khi nhượng bán, đổi chác hoặc chia gia tài động sản hay bất động sản liệt hạng, thì người chủ phải tuân theo những điều quy định sau đây:

Phải báo trước cho Uỷ ban hành chính xã hoặc khu phố biết ý định muốn nhượng bán, đổi chác hoặc chia gia tài. Chính quyền xã hoặc khu phố báo ngay cho Sở hoặc Ty Văn hóa biết để nếu cần thì đề nghị Bộ Văn hóa sử dụng kịp thời quyền mua ưu tiên.

Phải dành quyền ưu tiên cho Chính phủ, kể cả trường hợp bán đấu giá trong việc chia gia tài.

Phải nói cho người chủ mới biết rõ là bất động sản hay động sản của mình đã được liệt hạng để người chủ mới tiếp tục chấp hành các thể lệ về liệt hạng.

Sau khi nhượng bán, đổi chác hoặc phân chia xong, chậm nhất trong hạn mười lăm ngày, phải báo cáo cho Uỷ ban hành chính xã hoặc khu phố biết để trình cơ quan phụ trách đăng ký liệt hạng sang tên cho chủ mới.

3. PHÁP LỆNH 14 LCT/HĐNN, NGÀY 04/04/1984 VỀ BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ DANH LAM, THẮNG CẢNH

Điều 3: Di tích lịch sử, văn hóa thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân được Nhà nước bảo hộ.

Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ tập thể hoặc cá nhân là chủ sở hữu trong việc bảo quản và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa của mình.

Việc ký gửi, tặng di tích lịch sử, văn hóa thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân cho Nhà nước được khuyến khích.

Khi chuyển quyền sở hữu di tích lịch sử, văn hóa thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân, người chủ phải báo trước cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn biết; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải báo kịp thời với Sở văn hóa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương.

Trong trường hợp người chủ muốn bán di tích lịch sử, văn hóa thuộc sở hữu của mình thì Nhà nước được quyền mua ưu tiên.

Điều 4: Nghiêm cấm việc làm hư hại, tiêu huỷ, chiếm giữ trái phép di tích lịch sử, văn hóa hoặc danh lam, thắng cảnh.

Nghiêm cấm việc trao đổi, mua bán trái phép di tích lịch sử, văn hóa.

Điều 22: Người sưu tập di tích lịch sử, văn hóa phải có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa.

4. LUẬT DI SẢN VĂN HÓA 2001 VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH

Điều 14. Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa;
  2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;
  3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
  4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
  5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.

Điều 22. Mua bán, bảo vệ, bảo quản bảo vật quốc gia.

Bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp nhận và bảo vệ, bảo quản tại các bảo tàng nhà nước, ngân hàng nhà nước hoặc kho bạc nhà nước với trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật bảo đảm an toàn.

Trong trường hợp bảo vật quốc gia được bán đấu giá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Nhà nước bảo đảm kinh phí cho việc mua, bảo vệ, bảo quản bảo vật quốc gia.

Điều 23. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

  1. Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm tổ chức đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi địa phương mình.
  2. Chủ sở hữu bảo vật quốc gia phải làm thủ tục đăng ký với Sở Văn hóa – Thông tin địa phương nơi mình cư trú. Trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia thì trong thời hạn 15ngày kể từ ngày thay đổi chủ sở hữu, chủ sở hữu cũ phải thông báo cho sở Văn hóa – Thông tin nơi đăng ký bảo vật quốc gia về họ, tên, địa chỉ chủ sở hữu mới.

Sau khi đăng ký bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa – thông tin phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

  1. Quyền của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký:
  2. Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  3. Được cơ quan chuyên môn của Nhà nước thẩm định miễn phí;
  4. Được hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về bảo quản di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của mình;
  5. Được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  6. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định trình tự chủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Chương V. VIỆC MUA BÁN DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA

Điều 28Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

  1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật bảo vật quốc gia.

Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, các luật thuế, Luật Di sản văn hóa và các quy định pháp luật khác có liên quan.

  1. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của Luật Di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.
  2. Nghiêm cấm muabán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp.
  3. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để đưa ra nước ngoài.

Điều 29. Tổ chức và hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

  1. Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  2. Là công dân có quốc tịch Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
  3. Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  4. Có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bầy di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  5. Có đủ phương tiện trưng bầy, bảo quản và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  6. Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:
  7. Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp;
  8. Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 27 của Nghị định này cấp;
  9. Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia kế trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao vàphải có ký hiệu riêng để phân biệt với bản gốc;
  10. Thực hiện các thủ tục cần thiết để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Nghị định này chuyển quyền sở hữu cho người mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc làm thủ tục xin giấy phép cho người mua mang di vật, cổ vật thuộc loại được phép đưa ra nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này;

đ. Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.

Điều 30. Điều kiện, thẩm quyền và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

  1. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
  2. Có trình độ chuyên môn và am hiểu về di vật cổ vật, bảo vật quốc gia;
  3. Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.
  4. Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành bảo tồn bảo tàng không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  5. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin phải xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

  1. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
  2. Chủ cửa hàng phải gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa – Thông tin;
  3. Hồ sơ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:

Đơn xin cấp chứng chỉ;

Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú.

Điều 31.Tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

  1. Tổ chức, cá nhân bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải làm thủ tục đăng ký với Sở Văn hóa – Thông tin địa phương về danh mục bán đấu giá và phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  2. Việc tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo quy định từ Điều 452 đến Điều 458 của Bộ Luật Dân sự.

Điều 36. Tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân.

  1. Bảo tàng tư nhân là bảo tàng thuộc sở hữu của một hoặc nhiều cá nhân hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức có vốn đầu tư không phải vốn nhà nước.
  2. Bảo tàng tư nhân hoạt động theo quy định của pháp luật và phải phù hợp với truyền thống văn hóa,thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  3. 3Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tinchịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của bảo tàng tư nhân:
  4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân.

Điều 37.Quyền và nghĩa vụ của bảo tàng tư nhân.

  1. Bảo tàng tư nhân có các quyền sau đây:
  2. Thực hiện việc sưu tầm để xây dựng sưu tập bằng các hình thức: mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
  3. Sở hữu hợp pháp một hoặc nhiều sưu tập;
  4. Thu phí tham quan theo quy định của pháp luật;
  5. Thỏa thuận với bảo tàng nhà nước và bảo tàng tư nhân khác về việc sử dụng sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để phục vụ cho hoạt động bảo tàng;

đ. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

  1. Bảo tàng tư nhân có các nghĩa vụ sau đây:
  2. Phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân;
  3. Thực hiện các yêu cầu về chuyên môn đối với bảo tàng;
  4. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin và các bảo tàng khác nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
  5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. THÔNG TƯ SỐ 07/2004/TT-BVHTT, NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2004CỦA BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA

6. QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG TƯ NHÂN (Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2004/ QĐ-BVHTTngày 24 tháng 02 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin)

7. NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA (2009)

Điều 24. Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

  1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuếvà các quy định pháp luật khác có liên quan.
  2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.
  3. Nghiêm cấm mua bán di vật, cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp.
  4. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để mang ra nước ngoài.

Điều 25. Tổ chức và hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

  1. b) Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  2. c) Có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  3. d) Có đủ phương tiện trưng bày, bảo quản và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  4. Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:a) Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp;b) Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Nghị định này cấp;c) Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia khi trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao;
  5. d) Thực hiện và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để người mua tiến hành đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc xin giấy phép mang di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc loại được phép mang ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

đ) Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.

     Điều 26. Điều kiện, thẩm quyền và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

  1. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
  2. a) Có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  3. b) Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.
  4. Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  5. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
  6. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:a) Chủ cửa hàng phải gửi hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; b) Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:Đơn xin cấp chứng chỉ;Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan; Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn  nơi cư trú. 2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.3. Nghiêm cấm mua bán di vật, cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp.4.Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để mang ra nước ngoài.

    Điều 27. Tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

  1. Tổ chức, cá nhân bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải làm thủ tục đăng ký với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương về danh mục bán đấu giá và phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  2. Việc tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

8. THÔNG TƯ 18/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010  của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG

9. THÔNGTƯ số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật 

10. THÔNG TƯ số 19/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/11/2012 của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch Quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài

11. THÔNG TƯ số 20/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Quy định về hồ sơ và thủ tục gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia