TỪ “HÀO KHÍ ĐÔNG A ” ĐẾN CHÍNH SÁCH ” NGỤ BINH Ư NÔNG”!

Chữ TRẦN, hay còn gọi là ĐÔNG A, do lối chiết tự, bao gồm chữ ĐÔNG đứng cạnh bộ A mà thành. HÀO KHÍ ĐÔNG A là tinh thần quật cường, tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù. Với tinh thần đó, nhân dân ta đã ba lần đánh tan giặc Nguyên – Mông vào các năm 1258, 1285 và 1288, ghi các trang chói lọi trong lịch sử dân tộc. Sau này cụm từ HÀO KHÍ ĐÔNG A dùng chung chỉ tinh thần đó cho cả thời kỳ từ TK X đến XV.


NGỤ BINH Ư NÔNG – gửi quân vào nghề nông, là chính sách của cha ông ta nhằm phát triển kinh tế trong thời bình, là binh pháp THỰC TÚC BINH CƯỜNG rất sáng suốt, được áp dụng từ thời nhà ĐINH đến thời LÊ SƠ.
Văn hoá, nghệ thuật thời Trần đã thể hiện rất rõ tinh thần Hào khí Đông A và chính sách xây dựng đất nước của cha ông, tiêu biểu là các bài thơ nổi tiếng của Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung: ” Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù/ Thái bình nên gắng sức/ non nước ấy ngàn thu ” ( Tụng giá hoàn kinh sư, Trần Quang Khải ).
Trên gốm Hoa Nâu thời Trần, cảnh các chiến binh cưỡi voi, với khiên giáo đã rất tiêu biểu và nổi tiếng, thể hiện khí phách ĐÔNG A. Tôi có sưu tập được chiếc thạp khắc hình ba con ngựa chiến đang tung vó bụi mù, nhưng trên yên ngựa không thấy chiến binh đâu. Phải chăng các người chiến binh đã rời yên ngựa, về nông thôn, cùng nhân dân thực hiện chính sách NGỤ BINH U NONG theo lệnh các vua Trần. Ba con ngựa trên chiếc thạp phải chăng tượng trưng cho ba lần chiến thắng Nguyên Mông và ba lần những tướng lĩnh và binh sỹ lại trở về khôi phục kinh tế để đối phó lâu dài với bọn xâm lược phương Bắc?

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=312220489121282&id=100010000008701

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.