Archive | Tháng ba 2019

Bảo tàng thế giới cà phê – điểm đến của cà phê thế giới

Bảo tàng Thế giới Cà phê – thuộc dự án Thành phố Cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên Legend, đã trở thành một điểm đến mới đầy hấp dẫn của tỉnh Đắk Lắk với hàng chục chương trình và sự kiện văn hóa lớn nhỏ, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham quan.

Bảo tàng Thế giới Cà phê là sự kết hợp giữa cảm hứng bản địa và triết lý kiến trúc của Trung Nguyên Legend, một tổ hợp bao gồm các không gian trưng bày bảo tàng, không gian triển lãm, không gian thư viện, không gian thưởng lãm cà phê, không gian hội thảo… các không gian này được kết nối với nhau mang tính Mở: mở rộng cho các hoạt động về Thân – Tâm – Trí với giá trị cốt lõi là Tinh thần Cà phê, mở mang tư tưởng, tri thức và tầm nhìn. Bảo tàng Thế giới Cà phê còn là một trung tâm giáo dục, đào tạo kiến thức nền tảng, nâng cao hiểu biết đồng thời tạo cảm hứng sáng tạo thông qua các hoạt động “Sống – Mở – Tương tác” với thông điệp “Điểm đến mới – Năng lượng mới”, là điểm đến của những tín đồ yêu và đam mê cà phê trên toàn cầu.

Ảnh minh họa từ internet

Trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, ngày 09/03/2019, Bảo tàng Thế giới Cà phê –-nơi được lựa chọn là điểm đến đặc biệt, khác biệt và duy nhất của Lễ hội – đã chính thức khai mạc triển lãm với chuyên đề “Lịch sử Cà phê Thế giới”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo các đại biểu, khách mời và các bạn thanh niên, sinh viên, cộng đồng cư dân thành phố Buôn Ma Thuột. Đây cũng là hoạt động chính của Tập đoàn Trung Nguyên Legend tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm 2019; qua đó khẳng định cam kết hiện thực hóa khát vọng lan tỏa tinh hoa cà phê Buôn Ma Thuột, góp phần tạo dựng vùng đất Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột trở thành Thủ phủ Cà phê toàn cầu, là điểm đến của những người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới.

Triển lãm “Lịch sử Cà phê Thế giới” là một hoạt động trọng tâm của Lễ hội Cà phê năm nay, diễn ra tại Bảo tàng Thế giới Cà phê từ ngày 9/3-9/4/2019 với 3 chuyên đề: Cà phê khởi nguồn, Cà phê và tôn giáo & Cà phê và cách mạng khoa học kỹ thuật. Triển lãm chọn lọc trưng bày các hiện vật, tranh ảnh từ hơn 10.000 hiện vật của Bảo tàng thế giới cà phê để tái hiện và tôn vinh lịch sử cà phê trong tiến trình phát triển của thế giới, đưa các khách tham quan lãng du qua các câu chuyện về cà phê xuyên suốt chiều dài lịch sử. Tương ứng với chuyên đề “Cà phê khởi nguồn”, triển lãm tái hiện câu chuyện về sự xuất hiện của cà phê, tương ứng với thời kỳ cổ đại, khi ấy cà phê là một sản phẩm được sử dụng vào các mục đích như ăn, uống và để cúng thần linh. Giai đoạn tiếp theo là “Cà phê và tôn giáo”, tương ứng với thời kỳ Trung Cổ và Phong kiến, thời kỳ mà cà phê rất được con người trân quý và xem như là thức uống của thần linh, nhằm khai thông tin thần cho các tín đồ. Cuối cùng là giai đoạn “Cà phê và cách mạng khoa học kỹ thuật”, được phát triển từ việc sản xuất cà phê thủ công chuyển sang sử dụng điện và tự động hóa, tương ứng với thời kỳ Tư bản và kéo dài cho đến ngày nay.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm “Lịch sử Cà phê Thế giới”, Đại diện UBND tỉnh Đắk Lắk, ông Võ Văn Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Hoạt động triển lãm “Lịch sử Cà phê Thế giới” tiếp tục khẳng định Bảo tàng Thế giới Cà phê là một bảo tàng sống về văn hóa cà phê toàn cầu. Nơi đây đã, đang và sẽ luôn là địa điểm lý tưởng để những người yêu và đam mê cà phê khám phá, và lan tỏa tinh hoa thế giới cà phê – cà phê thế giới, xứng đáng là niềm tự hào không chỉ của Tỉnh Đắk Lắk mà còn của cả Việt Nam với thế giới, góp phần gia tăng giá trị văn hóa của cà phê Buôn Ma Thuột cũng như cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới”.

Song song với hoạt động triển lãm “Lịch sử Cà phê Thế giới”, trong dịp Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, Bảo tàng thế giới cà phê sẽ chính thức ra mắt Thư viện Ánh Sáng và Trung tâm Hội nghị. Trong đó, Thư viện Ánh Sáng được mệnh danh là Trái tim của Bảo tàng Thế giới Cà phê, nơi tập trung toàn bộ các đầu sách quý, những bộ phim quý của Tủ sách, Tủ phim Nền tảng Đổi đời – bao quát, bao trùm toàn bộ mọi lĩnh vực căn cốt của đời sống được tuyển chọn từ kho tàng tri thức nhân loại để trao gửi đến thanh niên và cộng đồng xã hội nhằm lan tỏa nguồn năng lượng tri thức, góp phần xây dựng nên một thế hệ trẻ giàu ý chí và khát vọng. Đồng thời, Trung tâm hội nghị tại Bảo tàng thế giới cà phê được xây dựng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại sẽ nơi tổ chức các sự kiện, hội thảo về cà phê và văn hóa đẳng cấp quốc tế.

An An

Nguồn: https://baomoi.com/bao-tang-the-gioi-ca-phe-diem-den-cua-ca-phe-the-gioi/c/29924969.epi

Bảo tàng Đắk Lắk trưng bày chuyên đề “Hội tụ Ba miền Di sản”

Trong dịp Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 và kỷ niệm 44 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột (10-3-1975 – 10-3-2019), Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với Bảo tàng Bắc Giang và Cà Mau tổ chức trưng bày chuyên đề: “Hội tụ Ba miền Di sản” từ ngày 8-3 đến ngày 16-3.

Chuyên đề trưng bày, giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tư liệu, hiện vật đặc sắc của 3 loại hình Di sản Văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận (Dân ca quan họ, Đờn ca tài tử và Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên). Đặc biệt, tại đây sẽ diễn ra nhiều hoạt động trải nghiệm, trình diễn, giao lưu trực tiếp với các nghệ nhân am hiểu các loại hình Di sản Văn hóa phi vật thể nói trên.

Trải nghiệm với cồng chiêng Tây Nguyên…
và hát quan họ Bắc Ninh

Đây là hoạt động nhằm tôn vinh, phát huy và kết nối các giá trị văn hóa, lịch sử của mỗi địa phương; tăng cường, thúc đẩy sự liên kết, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch của các vùng miền, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách trong nước và quốc tế đến tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

Nguồn : Báo Đắk Lắk

PHƯỢNG*

Phượng, phượng hoàng hay phụng là một trong tứ linh LONG – LY – QUY – PHỤNG.
Trước đây, con trống được gọi là PHƯỢNG, con mái gọi là HOÀNG. Còn nay thì không còn phân biệt đực cái và gọi chung là PHƯỢNG HOÀNG.

PHƯỢNG có mỏ diều hâu, mao trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công. Mỗi bộ phận cơ thể đều mang ý nghĩa biểu tượng : đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trăng mặt trời, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Khi phượng vũ tượng trưng cho hoạt động của trời đất, vũ trụ…

Nếu RỒNG có yếu tố DƯƠNG tượng trưng cho vua chúa thì PHƯỢNG có yếu tố ÂM tượng trưng cho hoàng hậu và đàn bà đẹp. Trong văn hoá phương Đông, rồng và phượng hay kết đôi trong chốn cung đình, đền đài, nơi thờ tự. Motip Long Phụng chầu chữ PHÚC, Long Phụng chầu THÁI DƯƠNG khá phổ biến.

Trong các bộ phận cơ thể thì mắt phượng ( phụng nhãn ) được đặc biệt chú ý. Mắt phượng mày ngài được cho là nét đẹp quý phái. Mắt phượng là mắt có tròng đen to, đen trắng rạch ròi, có hai mí rõ ràng, chiều ngang hẹp, đuôi mắt dài và nhọn. Vì thế có câu: “ Lưng ong, mắt phượng, mày ngài / cổ cao ba ngấn kém ai trên đời “…