Archives

Những cổ vật do ‘Quan xưởng triều Nguyễn’ chế tác

Hơn 200 cổ vật phục vụ sinh hoạt của vua quan triều Nguyễn được trưng bày để giới thiệu về Quan xưởng – đơn vị sản xuất thủ công hoàng gia.

Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đang tổ chức trưng bày với chủ đề "Quan xưởng triều Nguyễn với tinh hoa nghề Việt" tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Đây là hoạt động hưởng ứng Festival nghề truyền thống Huế 2019. Tại đây, hơn 200 cổ vật phục vụ sinh hoạt của vua quan triều Nguyễn đã được trưng bày để giới thiệu về Quan xưởng - đơn vị sản xuất thủ công chuyên làm vật dụng cho hoàng gia triều Nguyễn và phục vụ kinh tế, quốc phòng của triều đình.

Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đang tổ chức trưng bày với chủ đề “Quan xưởng triều Nguyễn với tinh hoa nghề Việt” tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Đây là hoạt động hưởng ứng Festival nghề truyền thống Huế 2019. Tại đây, hơn 200 cổ vật phục vụ sinh hoạt của vua quan triều Nguyễn đã được trưng bày để giới thiệu về Quan xưởng – đơn vị sản xuất thủ công chuyên làm vật dụng cho hoàng gia triều Nguyễn và phục vụ kinh tế, quốc phòng của triều đình Continue reading

VỀ CHIẾC MŨ XUÂN THU CỦA VUA GIA LONG

Trong các loại mũ miện của triều Nguyễn, chưa có loại mũ nào phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở nhiều tầng lớp trong xã hội như là mũ Xuân Thu. Trong đó có cả vua, quan, cho tới người nhạc công, tất nhiên là đã có quy định cụ thể bằng sự khác nhau về chất liệu cùng trang sức, số lượng trang sức ở trên mũ. Riêng về mũ của vua, quy định được ghi trong “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” như sau: “Mũ làm bằng sa nhiễu sắc đen, đính 1 hoa bạc, khảm 1 viên pha lê sáng…” Đây là mũ Lễ phục Xuân Thu, được vua sử dụng vào các dịp tế lễ, ngày kỵ.

Thế nhưng trong “Đại Nam thực lục” lại cho biết, thời vua Gia Long mũ Xuân Thu có ba loại, và khác với quy định nêu trên: 1/ bằng sa trắng, 2/ bằng sa thâm, 3/ bằng nhiễu thâm, ba loại này được sử dụng cho các tế lễ khác nhau (1).

mũ Xuân Thu của vua Gia Long Continue reading

CHẲNG CHỖ NÀO MÀ TINH THẦN CỔ NHÂN KHÔNG Y NGỤ Ở ĐÓ (1)

Tựa đề trên là lời của học giả Phan Huy Chú khi nói về Lễ trong “Lịch triều hiến chương loại chí”. Tôi muốn mượn lời này để nói về cổ vật, mà cổ vật lại là một trong thứ của Lễ. Tiêu điểm ở đây là chiếc mũ Kim Quan đang được lưu giữ tại BTLSQG.

Continue reading

Giá trị tạo hình trên đồ đồng triều Nguyễn thế kỷ XIX

Là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, trải qua hơn 143 năm với 13 triều vua với những biến cố thăng trầm, nhà Nguyễn đã để lại một kho tàng khá to lớn với chiều sâu nhân văn và những giá trị nghệ thuật chưa khai thác hết được. Một trong những giá trị tiêu biểu là đồ đồng cung đình Huế. Đây là những dấu tích góp phần tạo nên dấu ấn văn hóa thời Nguyễn một thuở huy hoàng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn hóa, kiến trúc cũng như tạo hình dân tộc từ TK XIX.

Hiện nay, chưa có con số thống kê chính xác và đầy đủ về tất cả đồ đồng thời Nguyễn, tuy nhiên, trong góc độ đánh giá và nghiên cứu về những nét đặc trưng tiêu biểu của đồ đồng trong giai đoạn này, chúng ta thấy nổi bật là cửu đỉnh (Thế Miếu – Đại Nội), cửu vị thần công (Hoàng thành), đại hồng chung (chùa Thiên Mụ)… cùng một số đồ đồng hiện còn được lưu giữ tại kinh thành Huế.

Trở về đầu TK XX, khi tìm thấy những hoa văn trang trí trên đồ đồng đầu tiên của văn hóa Đông Sơn, một số nhà khảo cổ phương Tây đã vội kết luận rằng nghệ thuật Đông Sơn là nghệ thuật của những người di cư hay sự vay mượn các vùng Trung Á hoặc vùng Vân Nam (Trung Quốc)… Tuy nhiên, những luận điểm trên được xem là phi căn cứ khi mà ngành khảo cổ học Việt Nam đã chứng minh nền văn hóa Đông Sơn là một đỉnh cao của thời tiền sử Việt Nam và những di vật bằng đồng thau được xem là tiêu biểu cho thời kỳ này. Với bề dày về văn hóa và lịch sử, đồ đồng Việt Nam và đồ đồng Huế đã tạo được một vị thế văn hóa, khảo cổ học trên bình diện văn hóa nghệ thuật khu vực. Tiếp nối những thời đại hoàng kim đó thì cửu đỉnh, cửu vị thần công, đại hồng chung… được xem như bảo vật của quốc gia mà Huế đang may mắn được sở hữu. Continue reading

Bộ sưu tập cổ vật cung đình triều Nguyễn tại Bảo tàng Lâm Đồng

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Bảo tàng Lâm Đồng đã tiếp nhận 124 hiện vật từ Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính Lâm Đồng bàn giao. Các hiện vật từng được vua quan, hoàng tộc triều Nguyễn sử dụng, trong đó có một số hiện vật của vua Tự Đức, vua Khải Định, đặc biệt là những hiện vật của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu.

Continue reading

Triều đại nhà Nguyễn (1802-1945)

trieu-dai-nha-nguyen
Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945)

Đầu thế kỉ XIX, khi thế giới tư bản đang phát triển cực thịnh với những thể chế chính trị mang tính chất dân chủ hơn thời trung cổ, thì ở Việt Nam, một nhà nước phong kiến đã ra đời. Đây là vương triều cuối cùng trong lịch sử quân chủ chuyên chế Việt Nam – triều đại nhà Nguyễn.

Ra đời trong bối cảnh đặc biệt, nhà Nguyễn đã trải qua rất nhiều biến cố trong khoảng thời gian tồn tại,  mang nhiều thị phi như cầu viện ngoại bang, làm mất nước vào tay Pháp quốc và cũng có nhiều công lao trong việc thống nhất đất nước mở mang lãnh thổ, phát triển kinh tế. Nên khi nhìn nhận về triều đại này cần những đánh giá công tâm, khách quan vai trò của nó trong lịch sử nước Việt

Tựu trung lại, khi nhìn lại sự phát triển của triều đại nhà Nguyễn đến khi sụp đổ, chúng ta có thể thấy hai giai đoạn rõ rệt: giai đoạn độc lập tự chủ và giai đoạn mất quyền tự chủ khi bị đế quốc Pháp xâm lăng áp đặt quyền bảo hộ.

Giai đoạn độc lập tự chủ của nhà Nguyễn (1802 – 1858)

Giai đoạn này kéo dài trong tộng cộng 56 năm bắt đầu từ khi vua Gia Long lên ngôi vào năm 1802 trải qua 4 đời vua. đến năm 1858 thời vua Tự Đức

Vua Gia Long lên ngôi lập ra nhà Nguyễn

Triều Nguyễn đặc biệt ngay từ sự ra đời – hành trình giành lại chính quyền đầy gian truân của Vương tử Nguyễn Phúc Ánh – tức vua Gia Long sau này.

vua-gia-long

Vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) vị vua sáng lập nên triều đại nhà Nguyễn

Năm 1771, phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ. Đối tượng đầu tiên mà cuộc khởi nghĩa này hướng tới chính là chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đang bị quyền thần Trương Phúc Loan thao túng. Cả gia tộc chúa Nguyễn phải bỏ mạng, duy chỉ có một người hậu duệ mới 15 tuổi sống sót, chạy ra đảo Thổ Chu năm 1777. Đó chính là Nguyễn Phúc Ánh.

Năm 1778, chàng thiếu niên đã quay về, được tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính. Nguyễn Ánh đã tập hợp lực lượng, tái chiếm Gia Định rồi xưng vương năm 1780. Trong sự nghiệp trung hưng dòng họ, Nguyễn Ánh liên tiếp nhận những thất bại trước quân đội Tây Sơn đầy binh hùng, tướng giỏi.

Một trong những thất bại gây ra hệ lụy xấu của Nguyễn Ánh xuất phát từ trận thủy chiến ở sông Ngã Bảy, cửa Cần Giờ năm 1782 với quân Tây Sơn. Dù thuyền của chúa Nguyễn tân tiến và áp đảo, nhưng lại thua trước tài thao lược của Nguyễn Huệ, lòng can đảm của nghĩa quân. Nguyễn Ánh bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp. Nguyễn Nhạc tuy chiếm được Nam bộ nhưng người Hoa ở đây lại ủng hộ Nguyễn Ánh, cộng thêm cái chết của tướng Đô đốc Phạm Ngạn , cùng tình trạng binh lính thương vong nhiều, nên Hoàng đế Trung ương đã hạ lệnh tàn sát Hoa kiều, đốt phá nhà cửa để trả thù, thiệt hại nhất là vùng Cù Lao Phố. Việc này đã cản chân Tây Sơn trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, tạo cơ hội cho Nguyễn Ánh quay trở về Giồng Lữ, đoạt được 80 thuyền từ Nguyễn Học, một vị Đô đốc Tây Sơn. Chúa Nguyễn định kéo về giành lại Gia Định nhưng Nguyễn Huệ đã kịp dàn binh và đánh bật Nguyễn Ánh.  Chúa Nguyễn phải chạy trốn ra Phú Quốc, và sai Nguyễn Hữu Thụy sang Xiêm La cầu viện. Tuy nhiên, Xiêm La đã nhân cớ đó để xâm lược Việt Nam, rồi chuốc lấy thất bại nhục nhã trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút (tháng 1 năm 1785). Nguyễn Ánh cũng vì đó mà mang tiếng “cõng rắn cắn gà nhà”.

vua-quang-trung-nguyen-hue
Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) kẻ thù không đội trời chung của Nguyễn Ánh

Năm 1792, vua Quang Trung đột nhiên băng hà. Quang Toản  nhỏ dại lên nối ngôi, niên hiệu Cảnh Thịnh. Các sĩ phu Bắc Hà, cựu thần nhà Lê tôn Lê Duy Cận làm minh chủ, kết hợp với Nguyễn Ánh ở Gia Định, cùng tấn công Tây Sơn, tuy liên quân này bại trận nhưng cũng khiến nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Không những thế, triều chính Tây Sơn bị nhũng loạn bởi bàn tay Thái sự Bùi Đắc Tuyên. Nội bộ Tây Sơn cũng rơi vào lục đục, “nồi da xáo thịt”.

Nhân tình hình này, Nguyễn Ánh liên tiếp mở các cuộc phản công. Năm 1793, quân Nguyễn công thành Quy Nhơn của Thái Đức – Nguyễn Nhạc. Chính quyền Quy Nhơn phải cầu cứu Phú Xuân và đã đẩy lùi quân Nguyễn Ánh, nhưng rồi Nguyễn Nhạc cũng qua đời sau đó không lâu.

Trong thế dùng dằng một thời gian, Nguyễn Ánh kéo quân giao chiến dữ dội với Tây Sơn ở cửa Tư Dung; rồi đụng Quang Toản ở cửa Eo, Quang Toản thua trận bỏ chạy ra Bắc và Nguyễn Ánh giành được Phú Xuân (3/5/1801).

Đầu năm 1802, Trần Quang Diệu hạ được thành Quy Nhơn. Tướng Võ Tánh của chúa Nguyễn  tự vẫn để xin tha mạng cho lính tráng. Trần Quang Diệu đồng ý, rồi bỏ thành Quy Nhơn; cùng Vũ Văn Dũng mang quân cứu viện ra Nghệ An, bị quân Nguyễn bắt sống. Bà Bùi Thị Xuân, vợ Trần Quang Diệu giải cứu không được, cũng bị bắt và áp giải.

Cũng trong năm này, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, chính thức khôi phục quyền lực dòng họ, thống nhất đất nước sau nhiều thập kỉ chia cắt. Ông lấy niên hiệu là Gia Long, “Gia trong Gia Định,  “Long” trong Thăng Long. Sau đó Gia Long tổ chức lễ Hiến phù, trả thù Tây Sơn một cách man rợn, như một hành động “đáp lại” những gì mà Tây Sơn đã gây ra cho gia tộc, cũng như năm tháng chui lủi, lưu vong của vị tân vương.

Bộ máy Nhà nước

Tổ chức chính quyền

Sau khi lập ra triều Nguyễn, Gia Long đã xây dựng, kiện toàn hệ thống hành chính cũng như quan chế cho chính quyền mới. Về cơ bản hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương của triều đại này giống như các triều đại trước đó: Vua vẫn có quyền tối thượng. Có các cơ quan trợ giúp cho vua như có Văn thư phòng (năm 1829 đổi là Nội các), chuyên về giấy tờ, văn thư và ghi chép . Tứ trụ Đại thần, đảm đương những việc quân cơ đại sự, tới năm 1834 gọi là viện Cơ mật. Bên cạnh đó còn có Tông nhân phủ lãnh nhiệm các công việc của Hoàng tộc.

co-mat-vien
Cơ mật viện này nay là trụ sở của Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế

Bên dưới, triều đình lập ra Lục bộ là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Thượng Thư đứng đầu mỗi bộ, có vai trò chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước.  Đô sát viện (tức là Ngự sử đài bao gồm 6 khoa) mang trọng trách thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách các sắc dụ, công văn, 5 Tự phụ trách một số sự vụ, phủ Nội vụ trông coi các kho tàng, Quốc tử giám quản lí mảng giáo dục, Thái y viện thực hiện việc chữa bệnh và thuốc thang,… cùng với một số Ti và Cục khác.

Với cơ cấu bộ máy chính quyền như vậy, khi có việc quan trọng, vua sẽ giao cho triều thần cùng nhau bàn xét. Quan lại dù phẩm hàm như nào đều được quyền đưa ra ý kiến. Mọi việc phải có sự chuẩn  của vua mới được thi hành. Hoàng đế tuy ở ngôi vị cao nhất nhưng không được phép làm điều sai trái. Các quan Giám Sát Ngự Sử có quyền can gián khi vua mắc phải sai lầm. Quan chức của triều đình chỉ chạm tới phủ huyện, từ tổng trở xuống do dân tự trị. Người dân tự lựa chọn lấy người của mình mà cử ra quản trị mọi việc ở địa bàn sinh sống. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.

quan-phuc-trieu-nguyen
Quan phục thời nhà Nguyễn quan văn bên trái, quan võ bên phải

Quan lại được phân ra  ban văn, ban võ. Minh Mạng đã xác định rõ rệt giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia ra chánh và tòng 2 bậc. Lúc đất nước ổn định quan võ phải dưới quan văn cùng phẩm với mình; còn khi có binh biến thì ngược lại. Quan Tổng đốc (văn) vừa cai trị tỉnh vừa chỉ huy quân lính của tỉnh. Lương bổng của quan lại tương đối ít nhưng họ được hưởng nhiều phúc lợi, phụ thân không phải đi lính, miễn sưu thuế dựa theo ngạch (văn/võ), và phẩm hàm. Không những vậy, con cái các quan còn được hưởng tập ấm, tức là hưởng phúc cha ông để lại, có thể là được bạn đất đai, chức quan.  Bộ máy quan lại không quá nặng nề, nhưng nhà Nguyễn vẫn đau đầu bởi nạn tham nhũng.

Phân chia hành chính đất nước

Năm 1802, trong khi đã quyết định Phú Xuân là quốc đô, Nguyễn Ánh vẫn tạm đặt 11 trấn phía Bắc (tương đương khu vực Bắc Bộ ngày nay) thành một Tổng trấn với tên cũ Bắc Thành, do một Tổng trấn đứng đầu.

kinh-thanh-hue-ngay-nay
Kinh thành Huế ngày nay

Đến thời Minh Mạng,không thể bỏ sót cuộc cải cách hành chính của ông trong các năm từ 1831 đến1832. Vua quy đổi các tổng trấn, các dinh, trấn hợp nhất trong đơn vị  tỉnh. Năm 1831, Minh Mạng đổi các trấn từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh, và vùng còn lại ở phía Nam được chia làm 12 tỉnh. Thừa Thiên, thủ phủ của kinh đô Phú Xuân, trực thuộc Trung ương. Toàn quốc bao gồm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.

Tổng đốc đứng đầu tỉnh (mỗi người phụ trách 2-3 tỉnh và chuyên trách 1 tỉnh) và Tuần phủ (dưới Tổng đốc, phụ trách chỉ 1 tỉnh). Có các cơ quan hỗ trợ như Bố chánh sứ ti lo về thuế khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp, còn lãnh binh đảm đương mặt quân sự. Các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền trung ương trực tiếp bổ nhiệm, và thường là võ quan cao cấp, về sau mới bổ dụng thêm các quan văn.

Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống do người dân tự lựa chọn cử ra quản trị. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.

Hệ thống chính quyền có xu hướng giảm bớt quyền lực ở địa phương, tập trung ở Trung ương, cùng với cơ cấu hành chính của các tổng, xã được tổ chức khá chặt chẽ để triều đình dễ dàng quản lý và có đối sách kịp thời khi có sự cố.

Đối với miền núi và địa bàn sinh sống của những tộc người thiểu số, Minh Mạng thực hiện nhất thể hóa hành chính đồng loạt với miền xuôi. Năm 1829 ông bãi bỏ chế độ thế tập của các Thổ ti (các tù trưởng của dân tộc thiểu số), để quan lại lựa chọn những thổ hào ở địa phương làm Thổ tri các châu huyện. Sau đó, Minh Mạng còn đặt thêm một chức lưu quan do người Kinh nắm giữ để khống chế các vùng này tốt hơn và tiến hành thu thuế như ở miền xuôi. Tuy nhiên, do phản ứng của người dân địa phương, vuaTự Đức  đã bãi bỏ chế độ này.

Chính thực dân Pháp đã ca ngợi sự phân chia hành chính khoa học của Minh Mạng. Và có thể thấy bộ mặt hành chính ngày nay của Việt Nam không khác biệt nhiều so với thời nhà Nguyễn độc lập.

Từ thời nhà Nguyễn, vấn đề biển đảo đã được chú trọng bằng việc xác lập chủ quyền và thành lập các đội hải quân, đặc biệt chú trọng Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 1816, Gia Long đã chính thức ra lệnh tiếp thu Hoàng Sa, cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình. Dưới triều Minh Mạng, ông cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải đảm nhiệm nhiều trọng trách: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Tới khi thực dân Pháp xâm lược Đông Dương thì hai đội hải quân này ngừng hoạt động. Cuối thế kỉ XIX, chính quyền Bảo hộ nhân danh triều đình Huế có Ý định dựng ngọn hải đăng để khẳng định quyền chiếm hữu của Pháp trên quần đảo Hoàng Sa nhưng không thành. Đến tận năm 1938 mới có lực lượng chính thức chiếm đóng quần đảo này. Dù vậy khi nhà Thanh gửi thuyền xâm phạm Hoàng Sa vào những năm đầu thế kỷ XX thì Bộ Ngoại giao Pháp đã lập tức phản đối dẫn đến tình trạng tranh chấp kéo dài.

ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky53
lãnh Thổ Việt Nam thời vua Minh Mạng vươn tới cực đại tới tận Ai Lao, Chân Lạp

Năm 1830, vua Minh Mạng sáp nhập vùng Tây Nguyên vào lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên các bộ tộc người Thượng vẫn được quyền tự trị của mình cho tới năm 1898 khi người Pháp trực tiếp tổ chức cai trị ở đây. Năm 1832 nhà Nguyễn bỏ chế độ tự trị của người Chăm ở trấn Thuận Thành (Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay) chính thức sát nhập vùng đất này vào lãnh thổ Việt Nam. Vào năm 1835 Vua Minh Mạng cho thành lập Trấn Tây Thành (Campuchia ngày nay) thời kỳ này lãnh Thổ Việt Nam thời vua Minh Mạng vươn tới cực đại tới tận Ai Lao, Chân Lạp

Kỵ húy dưới thời nhà Nguyễn

nhung-chu-quoc-huy-duoi-thoi-nguyen
Những chữ quốc húy dưới thời Nhà Nguyễn thường gặp

Việc kiêng kị tên húy của vua chúa có thể coi là một “đặc sản” của triều Nguyễn dù nó đã hình thành từ trước đó. Mỗi vị vua Nguyễn khi lên ngôi đều có công bố những chữ húy và chỉ thị rõ ràng về cách tránh.  Cũng vì hiện trạng này mà nhà Nguyễn chiếm kỉ lục trong số lượng lệnh kỵ húy xuyên suốt lịch sử phong kiến (22/40), và đó mới chỉ dựa trên giấy tờ của 40 lệnh kiêng còn sót lại. Sau khi “Ngự chế mạng danh thi” được công bố, thì từ đời vua Thiệu Trị trở về sau, mỗi vị vua Nguyễn có năm tên là: Danh tự ,Ngự danh, Niên hiệu, Thuỵ hiệu và Miếu hiệu.

Quân đội nhà Nguyễn

Một trong những thành quả Gia Long đạt được sau nhiều năm nội chiến với Tây Sơn là quân đội tương đối mạnh với trang bị và tổ chức kiểu phương Tây. Sau khi quản làm chủ toàn bộ quốc gia, nhà Nguyễn xây dựng quân đội chính quy hoàn thiện hơn,. Để sung binh ngạch mới, vua Gia Long cho thực hiện phép giản binh, theo hộ tịch tuỳ nơi mà định, lấy 3, 5 hay 7 suất đinh tuyển 1 người lính. Quân chính quy đóng tại kinh thành và những nơi xung yếu; các địa phương đều có lực lượng vũ trang tại chỗ làm nhiệm vụ trị an. Quân chính quy có 14 vạn người, bên cạnh đó còn có quân trừ bị. Quân đội còn được tổ chức thành 4 binh chủng: bộ binh, tượng binh, thủy binh và pháo binh, trong đó bộ binh và thuỷ binh được chú trọng xây dựng để tác chiến độc lập. Trình độ chính quy thống nhất cao. Ngoài vũ khí cổ truyền, quân chính quy được trang bị hoả khí mua của phương Tây như đại bác, súng trường, thuyền máy, thuốc nổ…Các loại súng thần công, đại bác được đúc với kích thước, trọng lượng thống nhất; thành luỹ, đồn to nhỏ cũng được quy định cho từng cấp với số lượng quân nhất định.

Đến thời Minh Mạng, ông tổ chức quân đội theo kiểu mẫu phương Tây, hướng đến tiêu chí “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, số lượng người cầm cờ từ 40 người giảm xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ (500 người). Vua còn thuê các sĩ quan huấn luyện Tây Dương nên phương thức tác chiến được các học giả Mãn Thanh ghi nhận là giống hệt kiểu Pháp.  Quân đội Nguyễn triều thời điểm đó, có thể coi là lực lượng quân sự tân tiến hiện đại nhất ở khu vực Đông Á, hơn hẳn các nước lân bang như Trung Hoa, Thái Lan, Campuchia.

Sang thời Tự Đức, công tác quốc phòng bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Một nguyên nhân quan trọng là vấn đề tài chính. Bộ binh được trang bị thô sơ: 50 người mới có 5 súng, mỗi năm chỉ tập bắn 1 lần 6 viên đạn. Chất lượng bảo trì vũ khí cũng kém. Về thuỷ binh, không có thêm tàu hơi nước mới nào, thuỷ quân yếu ớt đến mức không đủ khả năng bảo vệ bờ biển chống hải tặc. Đời sống quân lính không được quan tâm thoả đáng, lương thực lại bị ăn bớt. Bởi vậy nhuệ khí của quân sĩ suy giảm. Quan điểm khoa học quân sự của vua quan nhà Nguyễn không hề vượt quá khuôn khổ của khoa học quân sự phong kiến. Việc giảng dạy binh pháp không hướng tới học hỏi phương Tây nữa mà quay về Binh thư yếu lược của Hưng Đạo Đại vương. Chính vì Pháp bỏ xa Đại Nam về khoảng cách vũ khí tân tiến, quân đội thiện chiến, nên nhà Nguyễn dần dà trở nên sợ hãi.

Chế độ thuế khóa – lao dịch

Sau khi đăng cơ, vua Gia Long đã tổ chức lại vấn đề đăng tịch, bắt buộc mỗi làng xã phải ghi vào sổ đinh trong làng số đàn ông từ 18 đến 60 tuổi.

Đơn vị làng có quyền tự trị rất lớn, tự họ cai trị theo những tục lệ riêng ghi trong hương ước của làng nên xưa nay vẫn có câu “Phép vua thua lệ làng”. Hội đồng Kỳ mục trông coi tất cả công sản (tài sản công) và thuế khóa, đê điều, trị an. Họ cũng phải lo phân phối công điền (ruộng công) giữa các dân đinh mỗi kỳ quân cấp và chỉ định thanh niên đi lính. Nói chung, những người đứng đầu các làng làng toàn quyền lo việc thuế má và sưu dịch, triều đình không quan tâm làng sẽ phân chia trách nhiệm giữa các dân làng như nào.

Về thuế nhân đinh và thuế ruộng, triều Nguyễn đặt mức thuế khoá mới nặng hơn thời trước. Vua Gia Long cho sửa lại hộ tịch và điền tịch đã hư hỏng trong giai đoạn đất nước bị chia cắt. Hộ tịch phân ra 9 hạng, tuỳ từng hạng mà nộp thuế toàn phần hoặc được miễn giảm phân nửa hay miễn trừ cả sưu thuế lẫn sai dịch. Dân công nghệ thì nộp thuế sản vật. Thời Minh Mạng thì định lại thuế điền, chia cả nước ra 3 khu vực để đánh thuế. Dân Thanh Nghệ và Bắc Hà chịu thuế đinh và thuế điền cao nhất cả nước. Theo thống kê của bộ Hộ thì số đinh năm đầu đời Gia Long là 992.559 người, cuối đời Thiệu Trị là 1.024.380 người. Về điền thổ thì đầu đời Tự Đức có 3.398.584 mẫu ruộng và 502.672 mẫu đất.

Mỗi năm, người dân đinh  phải bỏ ra 60 ngày lao dịch cho triều đình với các công việc như xây làm thủy lợi, xây đắp các thành lũy; nặng nề nhất là xây dựng các cung điện cho hoàng tộc. Năm 1807, ngay khi kinh thành Huế vừa được hoàn thành, vua Gia Long lại huy động hàng nghìn dân đinh và binh lính tiếp tục sửa chữa và tu bổ thêm trong một thời gian dài. Vua Minh Mạng là người nối tiếp công việc xây dựng kinh đô. Vua Thiệu Trị thì không tập trung xây dựng cấm thành, song, trong một cuộc tuần du lớn ra Bắc Kì năm 1842, người dân đã phải xây 44 hành cung cho một phái đoàn đông đến 17.500 người, 44 con voi và 172 con ngựa của nhà vua.  Giáo sĩ Pháp Guérard đã nhận định: “…sự bất công và lộng hành làm người ta rên xiết hơn cả thời Tây Sơn: thuế khóa và lao dịch đã tăng lên gấp ba”. Trong dân gian đã xuất hiện các bài vè, bài ca nói lên sự thống khổ từ chế độ lao dịch, đặc sắc nhất là “Tố khuất khúc” của vùng Sơn Nam Hạ:

Binh tài hai việc đã xong,

Lại còn lực dịch thổ công bao giờ.

Một năm ba bận công trình,

Hỏi rằng mọt sắt dân tình biết bao…

Luật pháp trong nước

Thuở mới khai quốc, vua Gia Long chỉ mới lệnh cho các quan tham khảo bộ luật Hồng Đức để rồi từ đó tạm đặt ra 15 điều luật quan trọng nhất. Năm 1811, Gia Long lệnh cho tổng trấn Bắc Thành – Nguyễn Văn Thành chủ trì biên soạn một bộ luật mới. Vào năm 1815, nó mới được ban hành, mang tên Hoàng Việt luật lệ (còn có tên khác là luật Gia Long. Bộ luật này gồm 398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ sách gồm 22 cuốn, được in phát ra khắp mọi nơi. Theo lời tựa, bộ luật ấy hình thành do tham khảo luật Hồng Đức và luật nhà Thanh nhưng kỳ thực là chép luật của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều. Chương “Hình luật” chiếm tỉ lệ lớn, đến 166 điều trong khi những chương khác như “Hộ luật” chỉ có 66 điều còn “Công luật” chỉ có 10 điều. Trong bộ luật có một số điều luật khá nghiêm khắc, nhất là về các tội phản nghịch, tội tuyên truyền “yêu ngôn, yêu thư”, và tệ tham nhũng. Những vị vua sau này đã chỉnh sửa và cải tiến luật Gia Long, đặc biệt là vua Minh Mạng.

Ngoại giao

Với các nước láng giềng

Theo truyền thống bang giao, phương Bắc luôn là điểm tới đầu tiên. Tháng 5 năm 1802, Gia Long cử sứ giả mang cống phẩm sang Trung Quốc  cầu phong triều đình Mãn Thanh. Dẫn đầu phái đoàn ngoại giao là Trịnh Hoài Đức chánh sứ, Ngô Nhân Tĩnh và Hoàng Ngọc Uẩn là phó sứ. Ở Quảng Tây, cống phẩm được chuyển lên Kinh thành, còn đoàn sứ giả nhà Nguyễn ở lại  chờ xem lên có được  yết kiến vua Thanh hay không. Sứ đoàn này chưa quay về thì cuối năm đó vua Gia Long tiếp tục cử Binh bộ Thượng thư là Lê Quang Định sang cầu phong vua Gia Khánh, xin  dùng quốc hiệu là Nam Việt. Thanh lo ngại nhầm lẫn với nước Nam Việt xưa nằm ở Lưỡng Quảng, nên đồng ý đảo ngược lại thành Việt Nam. Gia Khánh cho Tổng đốc Quảng Tây là Tề Bố Xâm sang làm lễ tấn phong cho Gia Long là Việt Nam quốc vương, ấn định thể lệ tiến cống hai năm một lần và cứ bốn năm một lần Việt Nam sẽ phái sứ bộ sang làm lễ triều kính.

Khi phân tranh với Tây Sơn, Gia Long đã từng cầu viện Rama Chakkri. Vậy nên, không có gì lạ lẫm khi giữa triều Gia Long và Xiêm La vẫn giữ được mối quan hệ  hòa hảo. Từ năm 1802 trở đi hai bên vẫn có sự sứ bộ qua lại trao đổi thân thiện và tặng phẩm.

Thời vua Minh Mạng, nhiều xứ ở Ai Lao xin thuộc quyền bảo hộ của Việt Nam. Các vùng nay là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, đều xin làm nội thuộc và trở thành các châu, phủ của Việt Nam.

Còn với Chân Lạp, khi vua Gia Long lên ngôi, nước Cao Miên để Thủy Chân Lạp rơi vào tay người Việt nhưng vẫn phải chịu thần phục. Thời Minh Mạng, sau khi phá được quân Xiêm, Tướng Trương Minh Giảng và tham tán Lê Đại Cương lập đồn đóng quân ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp.

Với Tây phương

Nước Anh là một trong những quốc gia châu Âu tiên phong đặt quan hệ với Việt Nam,  xin cho mở cửa hàng buôn bán ở Trà Sơn, thuộc Quảng Nam, nhưng liên tục bị vua Gia Long từ chối. Đối với nước Pháp, do mối nợ từ những tháng ngày giao tranh với Tây Sơn nên Gia Long mềm mỏng hơn. Khi chiến thắng về phía chúa Nguyễn, các ông Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại Nam triều, Gia Long cho mỗi người 50 lính hầu và đặc cách không cần quỳ lạy vua. Năm 1817, chính phủ Pháp phái tới Việt Nam chiếc tàu Cybèle để thăm dò bang giao. Tuy nhiên, Gia Long cũng hết sức đề phòng người “ân nhân”  này. Khi vua Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước Versailles năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn, Gia Long đã lập luận những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay không còn hiệu lực.

Sau sự kiện nước Anh chiếm được Singapore, Gia Long nhận ra cần phải giao hảo với phương Tây. Năm 1819, John White, một thương gia Hoa Kỳ tới Gia Định và được hứa hẹn sẽ dành cho mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Việt Nam.

Dưới thời Minh Mạng, ông không ưa những người Âu – Mĩ, đặc biệt là Công giáo. Bởi vậy, Minh Mạng đã cho thi hành chính sách cấm đạo cực kì khắc nghiệt, việc sát hại giáo sĩ xảy ra như cơm bữa. Những người Pháp đã từng làm việc ở triều tiên đế, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt. Và đây trở thành lối mòn trong thái độ của các vua Nguyễn với các quốc gia phương Tây, một cái nhìn đầy khinh mạt, và hằn học. Đến thời Tự Đức, vua khước từ mọi việc giao thiệp với các nước ngoài, dầu việc giao thiệp chỉ nhằm phục vụ thương mại.

Giữa thế kỉ XIX,  các tàu buôn của Anh, Pháp, Tây Ban Nha nhiều lần vào cửa Hàn, cửa Thị Nại và Quảng Yên xin thông thương nhưng vẫn vấp phải sự ức thương của nhà Nguyễn. Sau khi Gia Định rơi vào tay Pháp, việc ngoại giao giữa triều đình với các nước phương Tây khó khăn, Tự Đức mới thay đổi chính sách, đặt ra Bình Chuẩn Ty để lo buôn bán và Thượng Bạc Viện để giao dịch với người nước ngoài nhưng không có kết quả vì những người được ủy thác vào các việc này không được trang bị kiến thức về ngoại giao.

Kinh tế

Thương mại

Thương mại Việt Nam lúc đó là một bức tranh ảm đạm. Các tổ chức thương mại trong nhân dân chủ yếu trong phạm vi gia đình, nếu có hội buôn lớn thì đó cũng chỉ là sự hợp tác có thời vụ. Người Việt chủ yếu mua bán các mặt hàng thuộc về lương thực, thực phẩm, gia vị, các vật dụng nhỏ như: gạo, lúa, bắp, đường, hạt tiêu… và bán và nhập cảng trà,thuốc Bắc, vải, đồ đồng, giấy. Ở nông thôn, hoạt động thương mại  mang tính chất trao đổi nông sản và hàng tiểu thủ công ở các chợ. Việc làm ăn lớn do thương nhân Hoa kiều chi phối, dẫu họ chỉ chiếm số lượng nhỏ.

Triều đình đã tổ chức nhiều chuyến công du đến các nước trong khu vực để đặt mối buôn bán. Dưới triều Minh Mạng, từ 1831-1832 trở đi, hoạt động này diễn ra với tần suất mạnh, điểm đến cũng khá đa dạng: Hạ Châu, Lữ Tống (Luzon -Philippines), đảo Borneo, Quảng Đông, Giang Lưu Ba,… Trong khoảng 1835-1840 đã có 21 chiếc được cử đi.  Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của triều Nguyễn là gạo, đường, lâm thổ sản quý, và nhập khẩu  len dạ và vũ khí, đạn dược. Các hoạt động này gần như là độc quyền của triều đình dù luật pháp không hê cấm đoán tư nhân.  Tuy nhiên, các lái buoob cũng dùng mánh lới để lợi dụng các chuyến đi này để buôn lậu gạo và thổ sản sang Hạ Châu hay Quảng Châu.

Hàng năm, thuyền buôn Trung Hoa thường đi lại giữa Việt Nam và Singapore. Một mối nguy hại là thương nhân người Hoa đã du nhập thuốc phiện về Việt Nam, may thay đất nước của chúng ta không có Chiến tranh thuốc phiện như ở Trung Quốc. Khi Nam Kỳ chuẩn bị Pháp thâu tóm gọn ghẽ, thống kê tài chính cho thấy quan thuế hàng năm tương đương 3.000.000 france vàng trên tổng ngân sách 40.000.000 mà các quan viên đã giữ lại gấp đôi số tiền thuế kia, như vậy số tiền thu được vượt quá số tiền chuyển về triều đình rất nhiều. Từ thời Thiệu Trị, do xung đột với phương Tây từ xung đột tôn giáo, quan hệ thương mại với các nước này đi xuống. Năm 1850, Tự Đức không phái thuyền đi buôn ở Hạ Châu nữa. Triều đình lại buộc người dân đoạn tuyệt giao dịch với người Tây nên kết quả là thương gia ngoại quốc chủ yếu là Hoa kiều, Xiêm và Mã Lai, trong đó người Hoa chiếm tỉ lệ vượt trội.

Thủ công nghiệp

Ngành kinh tế này được chia thành thủ công nghiệp nhân dân và thủ công nghiệp Nhà nước. Thủ công nghiệp nhân dân không có tính bứt phá, sáng tạo bởi kĩ thuật lạc hậu, nhà nước lại trưng thu thợ giỏi về phục vụ triều đình, đặc biệt trong các ngành như khảm xà cừ, kim hoàn, thêu thùa… tới làm việc để cung cấp đồ dùng cho Hoàng gia, nên tạo ra hai mảng đối lập.

Chính quyền Trung ương đã tập trung xây dựng hệ thống các xưởng thủ công Nhà nước, nhất là ở kinh đô và các vùng phụ cận. Năm 1803, Gia Long thành lập xưởng đúc tiền Bắc Thành tiền cục ở Thăng Long. Nhà Nguyễn cũng lập các Ti trông coi các ngành thủ công, như ti Vũ khố chế tạo quản lý 57 cục (làm đất, đúc, kim hoàn, vẽ tranh, làm ngói, làm đồ pha lê, khắc chữ, đúc súng, làm trục xe, luyện đồng,…). Ti Thuyền đảm nhiệm các loại thuyền công và thuyền chiến, gồm 235 sở trong phạm vi cả nước .  Bên cạnh đó là các ti Doanh kiến, ti Tu tạo, ti Thương bác hoả dược.

Nghề đóng tàu rất phát triển, sản phẩm có cả thuyền gỗ lẫn các loại tàu lớn bọc đồng. Một sĩ quan người Hoa Kỳ, tên John White đã công nhận: “ Người Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác”.

Dù chậm tiến so với thế giới nhưng nhiều máy móc tiên tiến đã được ra đời và ứng dụng vào thời đó, có thể điểm tên như máy cưa xẻ gỗ, máy tưới ruộng… và cả máy hơi nước. Trong ngành khai mỏ, đến nửa đầu thế kỉ XIX, triều đình đã quản lý 139 mỏ, và năm 1833 có 3.122 nhân công trong các mỏ Nhà nước.

Nông nghiệp

Cũng như phần đa các triều đại khác, triều Nguyễn “dĩ nông vi bản”. Tâm lí này đã đưa đến những chính sách phát triển nông nghiệp, như là cấm mua bán ruộng đất công, lập kho Thường bình, Sở Tịch điền, Sở Diễn canh, kho Bình thiếu, Sở Đồn điền, Đàn Xã tắc,… Năm 1828, bộ Lễ vâng mệnh vua, soạn thảo các điển lễ khôi phục lại nghi lễ Tịch điền và làm thành luật lệ lâu dài, cũng như quy định rất nghiêm túc, cụ thể.

Quỹ ruộng đất công là một vấn đề nan giải của triều Nguyễn, nó ảnh hưởng đến thu nhập quốc khố, và cũng là một trong những nguyên nhân khích lên khởi nghĩa nông dân. Ý thức được được điều này, ngay từ đầu triều đại, Gia Long đã ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền công thổ này để đảm bảo nông dân ai cũng có đất cày. Khi nhân dân liên tục thất thu, triều đình thường phải giảm thuế, miễn thuế và phát chẩn. Vua Minh Mạng đã định lại phép quân cấp ruộng khẩu phần, quan lại, binh lính, công tượng (thợ làm quan xưởng) cùng các hạng dân đinh, phẩm trật cao thấp đều có khẩu phần nhưng quan lại, cường hào giành được những phần tốt hơn. Người già, người tàn tật thì được nửa phần. Cô nhi, quả phụ được 1/3.

Tại miền Nam, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục việc khai hoang và phục hóa, từ thời các chúa Nguyễn để lại như việc khẩn hoang, mở rộng, phát triển nông nghiệp. Ruộng đất tư ở Nam Kì rất lớn nhưng chính quyền không thể chạm tay vào bởi lực lượng đại địa chủ Gia Định đã từng ủng hộ Nguyễn Ánh trong thời kì nội chiến. Vấn đề khẩn hoang ta không thể không nhắc đến hai tên tuổi Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Tri Phương. Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia Định. Đợt lập đồn điền lớn nhất do Kinh lược sứ Nam Kì là Nguyễn Tri Phương tổ chức vào năm 1853-1854, lập được 21 cơ, 124 ấp phân phối ở cả 6 tỉnh. Doanh điền là hình thức khai hoang có sự kết hợp giữa triều đình và nhân dân, thực hiện di dân để lập ấp mới. Hình thức này bắt đầu được thực hiện từ năm 1828 dưới thời vua Minh Mạng theo đề nghị của Nguyễn Công Trứ. Bản thân Nguyễn Công Trứ cũng là cha đẻ của hai huyện Tiền Hải (Thái Bình), và Kim Sơn (Ninh Bình).

Ngoài ra, triều đình nhà Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự do khai hoang kết hợp phục hóa. Việc đinh điền cũng có chỉnh đốn và kiểm soát chặt chẽ hơn. Ruộng đất thời vua Minh Mạng được đo đạc lại, tính ra được 630.075 mẫu. Tổng số đinh toàn quốc là 970.516 suất và 4.063.892 mẫu ruộng đất.  Diện tích ruộng đất thực trưng tăng lên nhiều: năm 1847 là 4.273.013 mẫu. Tuy nhà Nguyễn đã hết sức nỗ lực trong việc mở rộng quỹ đất công, hạn chế chiễm hữu đất đai thành tài sản riêng nhưng vấn nạn này vẫn nhức nhối, không những thế, vẫn còn đất đai bị bỏ hoang.

Văn hóa và giáo dục

Giáo dục và khoa cử

Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Trong kì thi năm 1829, người đỗ Tam khôi không lấy được ai, nhưng người đạt phân điểm suýt soát với bậc Tiến sĩ thì khá nhiều. Trước tình trạng này,  vua Minh Mạng đưa ra quyết định: mỗi khoa thi lấy thêm những người có phân điểm gần sát với Đệ Tam giáp, nhưng tính riêng thành một bảng phụ (Phó bảng). Như vậy Phó bảng (còn gọi là Ất tiến sĩ, Chánh bảng hay Giáp bảng là tiến sĩ trở lên) cũng được chọn luôn trong kỳ thi đại khoa, nhưng về mặt quyền lợi đãi ngộ thì không bằng những người đỗ Chánh bảng.

truong-thi-nam-dinh-1897
Trường thi Nam Định năm 1897

Trong thực tế, dưới thời nhà Nguyễn, nhiều người đỗ học vị Phó bảng ra làm quan, đem đức hạnh và trí lực thi thố với đời rất nhiều người tài năng lưu danh sử sách, chẳng hạn các vị Phó bảng như cụ Nguyễn Văn Siêu, cụ Phan Chu Trinh, cụ Nguyễn Sinh Sắc… Cũng có nhiều người chỉ đỗ Cử nhân nhưng đóng góp bao sức lực cho nước nhà như các cụ Nguyễn Công Trứ, Đặng Huy Trứ, Phan Bội Châu…

Trong dân chúng, việc học tập khá thông thoáng. Chỉ cần có học lực khá, người ta cũng có thể mở trường tư thục để dạy học. Mỗi làng có vài ba trường tư thục, hoặc ở nhà thầy, hoặc ở nhà người hào phú nuôi thầy cho con học và cho con các nhà lân cận đến học.

Nguyễn Trường Tộ đã đả kích mạnh mẽ lối học từ chương, hư văn, khuyến khích đẩy mạnh tiếp thu khoa học kỹ thuật, học thiên văn, địa lý, luật, sinh ngữ… Học tức là học cái chưa biết để mà biết, “biết để mà làm” (Tế cấp bát điều). Ông  tâm huyết đến mức viết các bản điều trần ngay cả khi nằm trên giường bệnh.

Văn học

Thuở mới thành lập, các nhà thơ có hai nguồn gốc chính là quan của Gia Long và các cựu thần nhà Hậu Lê bất phục nhà Nguyễn. Những cái tên nổi bật cho văn học lúc này: Phạm Quy Thích, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, và đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều . Nội dung bao chùm là tâm lí hoài Lê và một lãnh thổ văn chương Việt Nam mới hình thành ở phương Nam. Thời nhà Nguyễn độc lập là thời của các nhà thơ thuộc đủ mọi xuất thân trong đó có các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, và các thành viên hoàng tộc như Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm, ba nàng công chúa tạo nên “Tam khanh” của nhà Nguyễn. Các nho sĩ thì gồm có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền,Trương Quốc Dụng, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ. Hai thể kiểu thơ chủ yếu của thời kỳ này là thơ ngự chế của các vị vua và các thi tập của nho sĩ. Thời nhà Nguyễn thuộc Pháp là thời kỳ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử đương thời tác động rất lớn vào văn chương, thể hiện sự căm phẫn trước hành vi xâm lăng của Pháp và tố cáo tội ác, tâm trạng bất lực trước thời cuộc. Tác giả tiêu biểu thời kỳ này gồm Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Thông, Nguyễn Khuyến, Dương Lâm, Nguyễn Thượng Hiền.

Văn học nhà Nguyễn phát triển ở cả Hán văn lẫn chữ Nôm. Hai thể lục bát và lục bát gián cách được sử dụng phổ biến với nghệ thuật ngôn từ đặc sắc. Về nội dung, ngoài các nội dung văn chương mang đậm tư tưởng Nho giáo truyền thống thì số phận con người và phụ nữ cũng được đề cập đến.

Khoa học, kỹ thuật

Sử học

Đây là niềm kiêu hãnh của nhà Nguyễn với những tác phẩm đồ sộ. Năm 1820, Quốc sử quán ra đời với nhiệm vụ thu thập các bộ sử xưa, in lại Quốc sử thời Lê và biên soạn các bộ sử mới. Quốc sử quán phải nói là được tổ chức kỷ cương, hoạt động một cách đầy hiệu quả. Vương triều Nguyễn cũng cho lập các kho tàng lưu trữ các sáng tác từ cổ chí kim.

Chính sử nhà Nguyễn đã có nhiều đóng góp cho sử học nước nhà với những công trình sử học đồ sộ như: Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam Thực lục – Tiền biên và chính biên (có tới 587 quyển), Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ phỉ khẩu phương lược, Bản triều bạn nghịch liệt truyện… Các nhà sử học cũng cho ra đời nhiều công trình của cá nhân như Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng, Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bản, Quốc sử dĩ biên của Phan Thúc Trực,… và nhất là Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú.

Từ các tỉnh lớn cho đến tận các huyện xã rộ lên phong trào biên soạn các bộ địa phương chí. Trong đó có rất nhiều bộ chí được biên soạn khá công phu với nhiều chi tiết quý mà các bộ sử lớn không có. Tiêu biểu cho địa phương chí là Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch

Thể loại Gia Phả thì có Mạc Thị Gia phả của Vũ Thế Dinh.

Năm 1942, Giám đốc Nhà lưu trữ Đông Dương Paul Boudet cho biết rằng các tài liệu trước thế kỷ XIX (thời Nguyễn) chỉ còn lưu lại được khoảng 20 bản. Từ triều vua Minh Mạng, công tác lưu trữ mới được quan tâm. Cũng năm 1942, số lượng địa bạ ở Tàng thư lâu giữ được có tới 12.000 quyển. Như vậy nhà Nguyễn đã có công lao trong việc lưu giữ các tác phẩm xưa, bổ sung trong kho tàng sử học dân tộc.

Địa lí

Mảng địa lí rất được nhà nước coi trọng, bộ Hoàng Việt Nhất thống dư địa chí do Thượng thư Lê Quang Định tuân mệnh vua Gia Long mà biên soạn. Sau đó cơ quan Quốc sử quán triều Nguyễn cũng soạn tiếp nhiều công trình khác gồm Đại Nam nhất thống toàn đồ, Đại Nam nhất thống chí. Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm có giá trị cao của cá nhân như Bắc Thành địa dư chí và Hoàng Việt dư địa chí của Phan Huy Chú; Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu; Đại Việt cổ kim duyên cách địa chí khảo và Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức; Nam Hà tiệp lục của Quốc sử quán,… Ngoài ra dưới triều Minh Mạng cũng xuất hiện rất nhiều bản đồ về các địa phương của nước ta giai đoạn đó.

Kỹ thuật công nghệ

Trong nội chiến với Tây Sơn, Nguyễn Ánh (tức Gia Long), đã từng sử dụng tàu chiến nước ngoài. Sau khi lên ngôi, ông cũng cho đóng loại thuyền lớn bọc đồng phục vụ tuần tra biển.

Sang đến thời Minh Mạng, đã có nhiều phát minh quan trọng, chủ yếu trong nông nghiệp gồm: máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nước, máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu, máy hút nước tưới ruộng. Năm 1834, Nguyễn Viết Tuý dưới sự đồng ý của vua Minh Mạng đã chế tạo ra chiếc máy nghiền thuốc súng bằng sức nước mang tên Thuỷ hoả kí tế. năm 1839, khoa học kĩ thuật triều Nguyễn đã có bước tiến quan trọng khi dựa theo các kiểu phương Tây – các đốc công Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trịnh cùng các thợ của ông đã đóng thành công chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên, được vua Minh Mạng hết sức khen ngợi. Năm sau, Minh Mạng lại chỉ đạo cho họ đóng một chiếc kiểu mới tân tiến hơn và sửa chữa một chiếc bị hỏng. Tiếc thay sau đó mọi việc dường như bị đình chỉ. Thời Tự Đức, nhiều sách kỹ thuật phương Tây được dịch sang tiếng Hán như Bác Vật tân biên, Khai Môi yếu pháp, Hàng hải Kim châm, nhưng chúng vẫn chưa kịp tác động và thay đổi xã hội Việt Nam.

Kiến trúc

Kinh thành Huế là công trình kiến trúc đặc sắc của Nguyễn Triều, tọa ở bờ Bắc sông Hương với tổng diện tích hơn 500 ha và 3 vòng thành bảo vệ. Kinh thành được xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành vào năm 1832, theo kiến trúc của phương Tây kết hợp kiến trúc thành quách Á Đông. Khu quần thể này tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống thời Lý, Trần, Lê đồng thời tiếp thu tinh hoa của Mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt hóa. Huế cũng đã được hiện đại hóa bởi những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời vua Gia Long. Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục chính của công trình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành tương ứng với ngũ phương.

Ngoài ra phải kể đến hai thành cổ trấn thủ Sài Gòn xưa là thành Quy và thành Phụng, nhưng giờ chỉ còn lại trong tiềm thức.

Thành Quy (thành Gia Định) được thiết kế theo phong kiến trúc Vauban, nhưng vẫn ẩn chứa phong thủy Á Đông. Điều này thể hiện rõ nét khi thành có hình hoa sen. Giáo sư Nguyễn Đình Đầu đã miêu tả: “Gia Định là ngôi thành đồ sộ, lớn nhất trong lịch sử nhà Nguyễn. Lúc đầu được gọi là Bát quái, do có 8 cửa, bên trong thành xẻ 4 đường ngang, 4 đường dọc thành những ô vuông”. Thành có liên quan đến Tả quân Lê Văn Duyệt, người có hiềm khích với Minh Mạng, cũng như binh biến Lê Văn Khôi. Vì lí do này mà sau khi dẹp được binh biến, vua Minh Mạng cho phá bỏ thành.

Năm 1836, Minh Mạng  ra lệnh xây dựng thành Phụng. Ngày 17.2.1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công đánh chiếm Gia Định, thành Quy nổ tung và cháy rụi.

Các phong trào chống triều đình

Ra đời trong bối cảnh chế độ quân chủ chuyên chế đã khủng hoảng trầm trọng, nhà Nguyễn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều tầng lớp nhân dân. Thông thường, đầu triều đại, lực lượng triều đình còn hùng hậu, sẽ ít xuất hiện khởi nghĩa nhưng với triều Nguyễn lại là ngoại lệ. Theo thống kê của các nhà sử học, số lượng các cuộc nổi dậy nửa đầu thế kỷ XIX còn nhiều hơn thế kỷ XVIII. Từ năm 1802 cho tới năm 1862, tại Bắc Hà có từ 350 cho tới 400 cuộc nổi dậy của nông dân nổ ra. Mạnh mẽ và dồn dập nhất  là 254 cuộc khi Minh Mạng cầm quyền (1820-1840). Có thể điểm tên rất nhiều cuộc khởi nghĩa lớn như Phan Bá Vành ở Nam Định (1821-27), Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833-1834),  Cao Bá Quát (1854-1856) ở Hà Nội, đặc biệt là phong trào bạo loạn do Lê Duy Phụng dẫn đầu (1861-1865) trên khắp lãnh thổ Bắc Kỳ.

Ở Nam Kì thì nổi tiếng với binh biến Lê Văn Khôi ở thành Phiên An (1833 – 1835).

Do chính sách bãi bỏ chế độ Thế tập, thay bằng lưu quan với các tộc người thiểu số nên vua Nguyễn cũng vấp phải sự chống đối của các tù trưởng như: Cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân (1833 – 1835), Năm 1804, Ma Danh Cúc (Dương Đình Cúc), bộ hạ triều Tây Sơn cũ, tập hợp người Cao Lan nổi dậy ở Thái Nguyên, những cuộc khởi nghĩa của tộc người Khơ me ở Nam Bộ trong những năm 40 của thế kỉ XIX…

Ngoài ra triều đình còn phải lo đối phó dư đảng Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn tổ chức chống lại nhà Thanh bị bại tràn sang Việt Nam. Tàn quân Thái Bình Thiên Quốc cướp phá các vùng thượng du khiến quân đội nhà Nguyễn phải đi đánh dẹp rất phiền phức.

Giai đoạn mất quyền tự chủ

Cuộc chiến chống Pháp xâm lăng

Ngay từ triều Minh Mạng, do chính sách tàn sát giáo dân của vị vua này  mà trong năm 1838 đã có sĩ quan Hải quân Fourichon đề nghị nước Pháp gửi Hải quân tới can thiệp nhưng bị  bác bỏ, còn dư luận Pháp thì ủng hộ đề nghị dùng vũ lực. Đến đời vua Thiệu Trị, ông đã đồng ý cho thả một số linh mục bị bắt và tỏ ý sẽ cho tàu sang Châu Âu mua bán. Song cuộc đàm phán còn chưa dứt thì quan nước Pháp thấy thuyền của Đại Nam đóng gần tàu của Pháp.  Ở trên bờ lại thấy có quân đắp đồn lũy, nghĩ rằng triều Nguyễn sắp kế mai phục, liền cho bắn đắm thuyền nhà Nguyễn, rồi nhổ chạy ra biển. VuaThiệu Trị tức giận, hạ lệnh xử tử ngay tại chỗ tất cả người Âu bắt được tại Việt Nam. Pháp và Tây Ban Nha đã lợi dụng ngọn cờ tôn giáo để nổ súng xâm lược Việt Nam, bắt đầu từ vụ đụng độ ở bán đảo Sơn Trà, ngày 1/9/1858.

Những ngày đầu anh dũng chống trả

Trước thái độ hung hãn của thực dân Pháp, triều đình Huế đã tổ chức phản công ngay sau sự vụ bán đảo Sơn Trà vang tiếng súng xâm lược. Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương về Đà Nẵng, cầm quân đánh giặc, được nắm toàn quyền quyết định trên chiến trường. Tháng 10-1858, phòng tuyến Điện Hải, An Hải bị vỡ, quân triều đình tan tác nhưng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương phòng tuyến Liên Trì đã được xây dựng, lấy phòng thủ để tiến công. Trong trận Liên Trì, quân ta thương tổn khá nặng, Nguyễn Tri Phương xin vua trách tội. Tự Đức đã giáng chức nhưng để ông ở lại đoái công chuộc tội. Không phụ lòng vua, ông đồng lòng hiệp sức với quân dân Đà Nẵng đã quét văng quân xâm lược ra khỏi Đà Nẵng vào ngày 23-3-1860. Ở mặt trận phía Bắc, trong các trận Cầu Giấy 1873, 1883, quân triều đình đã phối hợp với nhân dân tạo nên chiến thắng oanh liệt, các đại úy giặc như Francis Garnier, Rivière phải lần lượt bỏ mạng.

Chính quyền thực dân nửa phong kiến

Đáng lẽ với những chiến thắng trên, nhà Nguyễn có thể nhân đà này cùng hợp lực với nhân dân để chiến đấu tận cùng với Pháp. Đáng tiếc, vương triều này đã bị rơi vào hố sâu của con đường thỏa hiệp, dần dà đã nằm trong quyền “Bảo hộ” của thực dân Pháp. Việc Tự Đức băng hà năm 1883 khiến tình hình đất nước thêm rối loạn, các Hiệp ước Harmand (1883) và  Patenôtre (1884) đã chấm dứt tư ách một quốc gia độc lập của Việt Nam,  thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa triều đình Nguyễn hết thảy đều bạc nhược, vẫn có những người đứng đầu chính quyền yêu nước như Hàm Nghi ,Thành Thái, Duy Tân.

Về phía nội bộ quần thuần thì chia làm hai phe chủ chiến và chủ hòa. Năm 1885, Tôn Thất Thuyết – người đứng đầu lực lượng chủ chiến quyết định mở cuộc tấn công Pháp ở Đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ nhưng thất bại. Ông đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), rồi xuống chiếu Cần Vương  kêu gọi nhân dân giúp vua đánh Pháp.  Cùng chung ý chí với lòng dân, Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh. Hàng loạt cuộc nổi dậy đã nổ ra, tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa ở Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo…  Chẳng may, trong năm 1888, vua Hàm Nghi đã bị hai tên bội phản là Trương Quang Ngọc và Nguyễn Đình Tình bán rẻ cho Pháp. Không mua chuộc được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp cho ông đi an trí ở Algérie. Tuy nhiên, Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển, phong trào chỉ thực sự chấm dứt khi thủ lĩnh Phan Đình Phùng chết cuối năm 1895.

Ngoài ra, hòa chung với phong trào Cần Vương còn có khởi nghĩa Yên Thế. Đây là một cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng đóng góp lớn vào phong trào yêu nước. Sự đấu tranh bền bỉ vắt chéo qua hai thế kỉ khiến thực dân Pháp nhiều phen lao đao.

Phong trào Cần Vương diễn ra rầm rộ nhưng cuối cùng vẫn thất bại bởi nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là các phong trào còn rời rạc, chưa có sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa để tạo thành bức tường thành vững chãi của chủ nghĩa yêu nước. Thứ hai là sai lầm khi không tập hợp được mặt trận dân tộc thống nhất: một bộ phận quân Cần Vương đã tàn sát những người theo Công giáo (hơn 20.000 giáo dân – theo thống kê của Pháp). Như vậy là xác định sai kẻ thù giống như phong trào đập phá máy móc của công nhân thuộc các nước tư bản.. Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Về mặt khách quan thì lực lượng nghĩa quân của Cần Vương bị chênh lệch quá lớn trước một quân đội thực dân hùng mạnh, nên khó lòng chống đỡ được.

Sau Hàm Nghi thì có vua Thành Thái và Duy Tân có quyết tâm kháng Pháp, hợp thành bộ ba vị đế vương yêu nước của nhà Nguyễn. Từ nhỏ, vua Duy Tân đã kế thừa tinh thần kháng Pháp của tiên đế Thành Thái, với câu nói nổi tiếng “Nước bẩn thì lấy máu mà rửa”. Ông có kết nối với Việt Nam Quang phục hội (Thái Phiên và Trần Cao Vân ) để làm cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa đã thất bại, vua Duy Tân bị đày ra đảo La Réunion cùng lúc với phụ hoàng Thành Thái.

Những vị vua sau này của thời kì thuộc Pháp lại đi theo con đường thân Pháp. Vua Đồng Khánh  phải nhượng bộ cho người Pháp để đổi lấy sự giúp đỡ về mặt hành chính và quân sự. Năm 1887, Liên bang Đông Dương được thành lập gồm thuộc địa Nam Kỳ, 2 xứ bảo hộ Trung Kỳvà Bắc Kỳ cùng Lào và Cao Miên đều đặt dưới 1 viên quan Toàn quyền Đông Dương người Pháp. Năm 1888, vua Đồng Khánh còn phải nhường cho nước Pháp mọi quyền hành trên 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, 3 khu vực này cũng trở thành 3 thuộc địa. Sự hèn yếu của Đồng Khánh khiến ông vấp phải sự phản ứng mãnh liệt của nhân dân, chính ông đã phải thừa nhận “Không đời nào tôi có thể tin rằng Hà Tĩnh, Quảng Bình trung thành với tôi, vì hai tỉnh ấy có nhiều sĩ phu quá?!”.

Quyền hành của nhà vua bị thu hẹp tối đa khi Paul Doumer nắm giữ vị trí  Toàn quyền Đông Dương. Trong giai đoạn từ năm 1897 đến năm 1902, Paul Doumer đã áp dụng 1 chính sách cai trị độc tài: Quan lại cấp tỉnh phải phụ thuộc trực tiếp Thống sứ Pháp, cai trị xứ Bắc Kỳ nhân danh Hoàng đế nhưng lại không cần phải nghe lệnh của vị vua Đại Nam. Các quan cũng phải nhường cho Công sứ Pháp quyền đề cử và bổ nhiệm hương chức. Cơ quan hành chính Pháp cũng phụ trách thu thuế và giao cho ngân khố của triều đình một ngân sách cần thiết cho việc duy trì triều đình. Paul Doumer đã thay thế chế độ bảo hộ bằng chế độ trực trị và triều đình từ lúc đó chỉ còn giữ lại được những hình thức bề ngoài.

Vua Khải Định lại mang vết nhơ với câu ca dao “Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây – Nghề này thì lấy ông này tiên sư”Năm 1925, Khải Định  qua đời, Toàn quyền Alexandre Varenne đã ép tân đế là Bảo Đại mới 12 tuổi phải ký thỏa ước giao cho quan Khâm sứ Pháp các quyền hạn cuối cùng. Thậm chí nhà vua còn không thể lựa chọn các Thượng thư và quan chức. Nam quốc trên thực tế đã phân thành 3 mảnh tách biệt. Nam Kỳ sáp nhập vào Pháp, Bắc Kỳ gần như 1 thuộc địa và Trung Kỳ là nơi mà quy chế bảo hộ chỉ là lí thuyết.

Ngoài ra, có những vị vua tại vị rất ngắn như Dục Đức (3 ngày), Hiệp Hòa (3 tháng) và Kiến Phúc (8 tháng). Trong đó vua thì bị bức tử, vua thì bị nghi là chết do bị hạ độc. Thế sự thực quá đa đoan!

Nhà Nguyễn sụp đổ chấm dứt 143 năm tồn tại

Tháng Tám năm 1945, nhân sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, thời cơ đã chín muồi, Đảng Cộng sản Việt Nam phất cờ khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám diễn ra trong 15 ngày, và không hề đổ máu, nhưng đã giành được độc lập chủ quyền sau gần thế kỉ bị xiềng xích. Đó cũng là tiếng chuông cáo chung cho lịch sử phong kiến Việt Nam. Ngày 25/8/1945, tại Ngọ Môn, Bảo Đại – vị vua thứ 13 và cũng là cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn đã đọc Chiếu thoái vị. Chiều 30/8/1945, Bảo Đại trao lại ấn kiếm cho chính quyền cách mạng. Đến ngày 2/9/1945, Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Di sản để lại

Nhà Nguyễn đã để lại những di sản vật thể lẫn phi vật thể vô cùng phong phú, được thế giới công nhận, dù một thời đã bị xem nhẹ, thậm chí bị coi là tàn dư của sự thối nát.

Nhã nhạc cung đình Huế

Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trong năm 2003, nhã nhạc chẳng những là một “thú vui thanh tao ” thời phong kiến, mà còn thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật âm nhạc.

Cố đô Huế và các lăng tẩm

Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ như đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành… kéo dài từ thời điểm tiến hành khảo sát dưới triều vua Gia Long năm 1803 đến khi hoàn chỉnh triều vua Minh Mạng vào năm 1832. Phong cách kiến trúc và cách bố phòng khiến Kinh thành Huế thực sự là một pháo đài vĩ đại và kiên cố nhất từ trước đến nay ở Việt Nam mà một thuyền trưởng người Pháp là Le Rey khi tới Huếnăm 1819 phải thốt lên: “Kinh Thành Huế thực sự là pháo đài đẹp nhất, đăng đối nhất ở Đông Dương, thậm chí so với cả pháo đài Williamở Calcutta và Saint Georges ở Madras do người Anh xây dựng”.

Lăng tẩm của các đời vua được coi là “ngôi nhà vĩnh cửu” để các vua gửi gắm linh hồn. Nổi bật lên trong đó là lăng Khải Định (Ứng Lăng), với quy mô hoành tráng, họa tiết và phong cách kiến trúc có sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, phương Đông với phương Tây.

Mộc bản

Mộc bản được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam ngày 31/7/2009. Bộ Mộc bản này gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

“Quốc bảo”

Đóng góp nhiều nhất cho kho tàng này là bộ sưu tập kim ấn, ngọc tỷ truyền quốc, bửu tỷ, bảo kiếm, hàng thủ công nghệ và mỹ thuật. Cuối năm 2010, lần đầu tiên sau 50 năm được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những báu vật này đã được trưng bày trước công chúng. Tuy nhiên có những báu vật bị mất dấu như quốc ấn (nặng khoảng 10 kg vàng) và quốc kiếm của vua Bảo Đại, trao lại cho  chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945, hay ấn tín của Nam Phương hoàng hậu đã bị mất trộm.

Lệ Tứ bất

Có nhiều quan điểm cho rằng, để thâu tóm quyền lực vào tay Hoàng đế, nhà Nguyễn đã đề ra Tứ bất – tức 4 điều cấm kị. Đó là không đặt chức tể tướng, không lấy đỗ trạng nguyên, không lập hoàng hậu và không phong Đông cung Thái tử. Thế nhưng, căn cứ vào chính sử nhà Nguyễn, cùng những tài liệu có liên quan đến triều đại này thì không hề nhắc đến lệ Tứ bất. Trên thực tế, vẫn có những trường hợp được phong hậu (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu, Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, Nam Phương Hoàng hậu), các Đông cung như Nguyễn Phúc Cảnh. Về vấn đề triều Nguyễn không có Tể tướng thì bắt đầu từ thời Lê trung hưng đã không còn. Hiện tượng không có Trạng nguyên là do điểm thi không cao, không đạt chuẩn mực triều đình đề ra chứ không có nghĩa nhà Nguyễn phế bỏ danh Trạng nguyên trong Khoa bảng. Có thể, Lệ tứ bất là sản phẩm từ sự suy luận chứ chưa có văn bản nào công nhận điều này.

Nhận xét về vai trò của nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn có thể canh tân đất nước để giữ chủ quyền không?

Trước những đề xướng cải cách, nhà Nguyễn không hề quay lưng hoàn toàn theo cách bảo thủ. Những người từng đi du học nước ngoài  như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ đã dâng điều trần xin nhà vua cải cách toàn diện. Vua Tự Đức và triều thần dường như đã đọc không bỏ sót một bản điều trần nào của các nhà cải cách gửi về Huế. Tháng 11 năm 1878, vua đã cử sứ bộ và một số thanh niên sang học tiếng Xiêm. Tuy nhiên, nhà Nguyễn vẫn không thể bứt phá. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Thứ nhất, nhà Nguyễn đã không xây dựng được cơ sở xã hội vững chắc. “Dễ trăm lần không dân cũng chiu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, vậy mà triều Nguyễn ngay từ khi mới ra đời đã liên tục vấp phải sự phản kháng của nhân dân, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục nổ ra. Cơ sở xã hội đã lung lay thì sao có thể cải cách xã hội?

Thứ hai, một triều đình trọng văn, không chú trọng đến phát triển khoa học, kĩ thuật thì tầm nhìn không thể tiến xa, và có tâm lí “sợ” cái mới, dè chừng cải cách.  Năm 1878, xem báo “Hương cảng tân văn”, có bàn đến việc chấn hưng đất nước phải thông thương, và chống lại bảo thủ, tăng cường học hỏi nước ngoài, Tự Đức muốn cho thi hành nhưng Viên cơ mật lại cho rằng những việc đó dễ người khó ta. Các quan trong viện còn nói thêm, muốn thay đổi tập quán phải từ từ, rồi còn phải chờ kỳ tiến công nhà Thanh năm sau để liệu.

Thứ ba là yếu tố khách quan: nhiều chương trình học nước ngoài bị bỏ dở nửa chừng vì triều đình không đủ lực tài trợ. Ngoài ra còn có tác động từ phía Pháp: không ít lần người Pháp đã ngăn không cho du học sinh Việt Nam ra nước ngoài học; hoặc việc mua tàu máy, vũ khí của nước ngoài cũng bị Pháp phá hỏng…

Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong vấn đề để mất nước

Đến tận bây giờ, đây vẫn là một câu hỏi lớn và gây nhiều tranh cãi, chia ra làm hai luồng ý kiến.

Một là quy chụp hoàn toàn mọi trách nhiệm cho nhà Nguyễn, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1975. Các sử gia miền Bắc đã có những đánh giá vô cùng gay gắt, quy trách nhiệm hoàn toàn cho các vua Nguyễn đối với việc mất nước rằng Nguyễn Ánh đã “cõng rắn cắn gà nhà” (cầu viện Pháp) và Tự Đức “bán rẻ đất nước” cho thực dân. Ngay cả sử gia Pháp Gosselin cũng cho  rằng các vua Nguyễn phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước An Nam, đánh giá triều Nguyễn là một chính quyền mù quáng.

Tuy nhiên, cũng có những nhận định mang tính công tâm hơn, và cũng là xu thế đánh giá chủ đạo hiện nay. Trong “Việt Sử tân biên”, Phạm Văn Sơn cho rằng Việt Nam mất vào tay thực dân Pháp là một tất yếu lịch sử, hoặc ít ra cũng do trình độ dân trí Việt Nam quá thấp kém so với người Pháp. Bản thân người viết cũng đồng tình với quan điểm này. Khi các cuộc phát kiến địa lí diễn ra đã tạo nên sự giao lưu mạnh mẽ giữa phương Đông và phương Tây. Đến khi chủ nghĩa tư bản đi theo con đường đế quốc – thực dân, xâm chiếm thuộc địa, thì hầu hết các quốc gia nhỏ yếu, lạc hậu hơn, đều rơi vào vòng xoáy “cá lớn nuốt cá bé”, bị thôn tính, đô hộ. Tại châu Á, có Nhật Bản và Xiêm nhờ những cải cách kịp thời mà vẫn giữ được độc lập. Văn minh súng ống đã chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân đội thô sơ, lạc hậu của nhà Nguyễn. Nói như vậy không đồng nghĩa người viết đang cố tình giảm nhẹ trách nhiệm của nhà Nguyễn khi để thực dân Pháp đô hộ.

Trước hết, nhà Nguyễn đã đi những nước thụt lùi trong lịch sử, không thực hiện những cuộc canh tân đất nước theo xu hướng tiến bộ. Nhà nước này đã có những chính sách sai lầm, đặc biệt là  vấn đề cấm đạo và tàn sát người Công giáo. Chính sách này chẳng những tạo cái cớ hợp lí để Pháp nổ súng xâm lược, mà còn phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc. Trong những trường hợp hoàn toàn có thể thừa thắng xông lên đánh Pháp thì triều Nguyễn lại lún sâu vào con đường thỏa hiệp, tạo khoảng trống cho quân Pháp hồi sức. Không những thế, chính nội tại nhà Nguyễn đã không thể thống nhất phương hướng, chia thành hai phe chủ chiến và chủ hòa. Kết hợp cả nguyên nhân khách quan và chủ quan thì việc để mất nước là điều không thể tránh khỏi.

Vai trò của nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc 

Tương tự như vấn đề trên, cách nhìn nhận về nhà Nguyễn cũng bị chia thành 2 phe.

Phe thứ nhất phủ định sạch trơn mọi đóng góp của triều đại này, và dùng những cụm từ “xấu xí” để miêu tả:“Bộ máy quan lại hủ lậu mục nát”, “Chế độ áp bức bóc lột nặng nề”, “Chính sách kinh tế lạc hậu và phản động”, “Chính sách đối ngoại mù quáng”, v.v… , thậm chí là những từ ngữ tiêu cực hơn như “triều đình nhà Nguyễn thối nát và hèn mạt”, “Vương triều Nguyễn tàn ác và ngu xuẩn”, “cực kỳ ngu xuẩn”, “tên chúa phong kiến bán nước số 1 là Nguyễn Ánh… ( trích bộ “Lịch sử Việt Nam “thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội). Hệ lụy là trong một thời gian dài, các di tích có liên quan đến triều Nguyễn bị phá hủy, xoá bỏ từ tên đường phố, trường học, hay các công trình công cộng, ngay cả với những vị Hoàng đế yêu nước, có tinh thần kháng Pháp (Duy Tân) cũng không ngoại lệ. Thậm chí quần thể di tích cố đô Huế bị bỏ mặc trở thành phế tích do chịu tác động của chiến tranh và phong hóa của thời gian.

Bản thân người viết xin đưa ra kiến giải của mình về việc Nguyễn Ánh cầu viện nước ngoài. Bản thân Nguyễn Ánh chỉ có mục đích muốn xin viện trợ, chứ không hề có ý định rước giặc vào giày xéo đất mẹ. Bản thân ông trót mang nợ với Bá Đa Lộc, nhưng cũng có sự cảnh giác với ý đồ của Tây phương. Sau đây xin được đưa ra một số ý kiến đánh giá khách quan nhất về triều đại phong kiến này:“Bộ máy quan lại hủ lậu mục nát”, “Chế độ áp bức bóc lột nặng nề”, “Chính sách kinh tế lạc hậu và phản động”, “Chính sách đối ngoại mù quáng”, v.v… , thậm chí là những từ ngữ tiêu cực hơn như “triều đình nhà Nguyễn thối nát và hèn mạt”, “Vương triều Nguyễn tàn ác và ngu xuẩn”, “cực kỳ ngu xuẩn”, “tên chúa phong kiến bán nước số 1 là Nguyễn Ánh… ( trích bộ “Lịch sử Việt Nam “thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội). Hệ lụy là trong một thời gian dài, các di tích có liên quan đến triều Nguyễn bị phá hủy, xoá bỏ từ tên đường phố, trường học, hay các công trình công cộng, ngay cả với những vị Hoàng đế yêu nước, có tinh thần kháng Pháp (Duy Tân) cũng không ngoại lệ. Thậm chí quần thể di tích cố đô Huế bị bỏ mặc trở thành phế tích do chịu tác động của chiến tranh và phong hóa của thời gian.

Giáo sư Phan Huy Lê nhận định, triều Nguyễn được đặt trong “khung” lý thuyết hình thái kinh tế xã hội là triều đại suy vong, lâm vào khủng hoảng nặng nề, và chịu nhiều phán xét không công bằng. Trong hội thảo quốc gia mang tên “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” năm 2008, giáo sư chỉ ra “sự phê phán, lên án đến mức độ gần như phủ định mọi thành tựu của thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây là quá bất công, thiếu khách quan, nhất là khi đưa vào nội dung sách giáo khoa phổ thông để phổ cập trong lớp trẻ và xã hội… các nhà sử học dĩ nhiên có trách nhiệm của mình trong vận dụng phương pháp luận sử học chưa được khách quan, trung thực”. Ông Phan Huy Lê cũng khẳng định vai trò mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, phát triển giáo dục, văn hóa của vua chúa Nguyễn.

Theo ông Nguyễn Đắc Xuân (Hội sử học Thừa Thiên – Huế), có 4 “nguồn” nhận định sai về nhà Nguyễn, bao gồm: hậu duệ vua Lê – chúa Trịnh, thực dân Pháp, Công giáo và những người nghiên cứu nhà Tây Sơn, thích Tây Sơn.

Nguy hiểm hơn nữa, những đánh giá sai lệch lại nằm trong tư tưởng giáo điều của một số sử gia mác xít. Khuynh hướng này đã ảnh hưởng lớn đến việc biên soạn sách giáo khoa, đem đến cái nhìn không được thiện cảm về nhà Nguyễn.

Trước thực trạng ý thức hệ chi phối khoa học, trên tờ “Sông Hương” (Huế) vào năm 1987,  Giáo sư Trần Quốc Vượng  đã bày tỏ chính kiến “Tôi không thích nhà làm sử cứ theo ý chủ quan của mình, và từ chỗ đứng của thời đại mình mà chửi tràn chửi lấp toàn bộ nhà Nguyễn cho sướng miệng và ra vẻ có lập trường. Có thời nhà Nguyễn chúng ta mới có một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày nay”.

Nhà thơ Nguyễn Duy đã bày tỏ bức xúc về những thành phần “hùa theo đám đông” để tạo nên xu thế xem thường Nguyễn triều “nhiều người biết rằng nhà Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào, lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và văn hóa”.

Các vị vua triều đại Nhà Nguyễn

so-do-pha-he-13-vi-vua-trieu-nguyen
Sơ đồ phả hệ 13 vị vua triều Nguyễn

Trải qua 13 đời vua – 7 thế hệ, nhiều biến chuyển thăng trầm, nhà Nguyễn không tránh khỏi những công và tội. Đặc biệt, đặt trong hoàn cảnh hết sức phức tạp, nhà Nguyễn đã có sự cố gắng nhưng do đi không đúng hướng, phần vì trễ nãi cải cách nên đã không thể đưa dân tộc ra khỏi cơn bĩ cực. Tuy nhiên, triều đại này vẫn có những đóng góp tích cực mà giá trị vẫn tồn tại đến ngày nay.

  1. Vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) tại vị từ năm 1802 đến 1820, an táng tại Thiên Thọ Lăng.
  2. Vua Minh Mạng (Nguyễn Phúc Đảm) tại vị từ  1820 đến 1841, an táng tại Hiếu Lăng.
  3. Vua Thiệu Trị (Nguyễn Phúc Miên Tông) tại vị tư 1841 đến 1847, an táng tại Xương Lăng.
  4. Vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm) tại vị từ 1847 đến  1883 an táng tại Khiêm Lăng.
  5. Vua Dục Đức (Nguyễn Phúc Ưng Aí) tại vị được 3 ngày an táng tại An Lăng
  6. Vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật) tại vị được hơn 4 tháng
  7. Vua Kiến Phúc (Nguyễn Phúc Ưng Đăng) tại vị từ năm 1883 đến 1884
  8. Vua Hàm Nghi (Nguyễn Phúc Ưng Lịch) tại vị từ năm 1884 đến 1885
  9. Vua Đồng Khánh (Nguyễn Phúc Ưng Kỷ) tại vị từ năm  1885 đến 1889 an táng tại Tư Lăng
  10. Vua Thành Thái (Nguyễn Phúc Bửu Lân) tại vị từ năm 1889 đến 1907 an táng tại An Lăng
  11. Vua Duy Tân (Nguyễn Phúc Vĩnh San) tại vị từ năm 1907 đến 1916 an táng tại An Lăng
  12. Vua Khải Định (Nguyễn Phúc Bửu Đảo) tại vị từ năm 1916 đến 1925 an táng tại Ứng Lăng
  13. Vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy) tại vị từ năm 1926 đến 1945

Nguồn: http://lichsunuocvietnam.com/trieu-dai-nha-nguyen/

Công Cuộc Xây Dựng Kinh đô Phú Xuân triều Nguyễn

ln_100

Triệu Phong

Kinh đô Phú Xuân được xây dựng ngay sau khi vua Gia Long đánh bật nhà Tây Sơn ra khỏi Phú Xuân, thống nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế.

Trước khi xưng đế, vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng Hoàng Thành (tức Đại Nội) từ tháng 4 năm Nhâm Tuất (1802). Đúng hai năm sau, song song với công tác kiến trúc Hoàng Thành, vua hạ lệnh cho xây Cung Thành (tức Tử Cấm Thành). Lại đúng một năm sau (1804), vua bắt đầu cho xây Kinh Thành (còn gọi là Phòng Thành hay Hộ Thành).

Không kể đến những gì được xây dựng bên trong phạm vi của mỗi thành, nếu đem ba thành ấy (Cung Thành, Hoàng Thành và Kinh Thành) để so sánh với nhau, ai cũng thấy ngay cái thành thứ ba là đáng để ý hơn cả.

Thật vậy, công trình kiến trúc vĩ đại nhất của vua Gia Long nói riêng và triều Nguyễn nói chung, chính là Kinh đô Phú Xuân. Có thể nói đây là cổ tích lớn hơn hết của Việt Nam hiện đại.

***
Kinh đô kiến trúc kiểu Vauban. Nếu kể cả thành phụ mang tên Trấn Bình Đài (sau này gọi là thành Mang Cá), Kinh đô Phú Xuân có chu vi đáng kể đến gần 11 cây số. Thành cao 6.60m, dày trung bình 21m. Chính nhờ cái đồ sộ và vững chắc của nó mà Thành Huế vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Tính chất vĩ đại và kiên cố của công trình này đòi hỏi nhiều tài nguyên quốc gia đương thời, công cũng như của. Chính vua Gia Long cũng đã thú nhận trong câu mở đầu của tờ dụ ban vào tháng 3 năm Kỷ Mão (1819): “Việc xây thành là quan trọng lớn lao, của công tiêu tốn rất nhiều.”

Phần lớn nhân lực và khả năng kiến trúc của nước ta thời bấy giờ đều được vận dụng vào việc xây đắp này.
Trước khi vua Gia Long cho xây thành mới, ở Phú Xuân đã có thành cũ của các chúa Nguyễn trước kia để lại, rồi thành của Tây Sơn dựng lên. Nhưng thấy các thành cũ kia quá nhỏ hẹp, nên vua nghiên cứu địa bàn để mở rộng phạm vi cho kiến trúc mới.

Dựa theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Võ Liêm viết trong “Kinh Đô Thuận Hóa” in năm 1916, vua thân hành đi xem xét các địa điểm từ các làng Kim Long đến Thanh Hà (Bao Vinh ngày nay), đích thân đưa ra tiêu chuẩn và kích thước cần thiết để xây dựng thành lũy.

Vua Gia Long cho ngăn chận hoặc lấp một số đoạn của hai nhánh sông Kim Long và Bạch Yến, và vua cũng lợi dụng một số đoạn của hai nhánh sông này để làm hai con sông đào, một ở trong và một ở ngoài thành. Cả hai con sông ấy đều được đào vào năm khởi công xây Kinh đô Phú Xuân (1805); nhưng qua đến đời Minh Mạng, vua này mới đặt cho chúng hai cái tên đẹp và chính xác: Ngự Hà và Hộ Thành Hà.

Khởi đắp năm 1805, Kinh đô Phú Xuân choán hết địa phận của 8 làng: Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại và An Bửu. Làng Phú Xuân bị mất nhiều đất hơn cả, nên được vua ban số bạc bồi thường, cộng thêm ruộng đất ở chung quanh Huế và đến cả Quảng Trị và Quảng Bình. Tháng 3, 1804, vua xem xét địa thế từ làng Kim Long đến Thanh Hà, thân chế kiểu thành, rồi mới giao cho lính ở kinh và dân các tỉnh mộ về làm. Ngoài những vật hạng lấy tại chỗ và các nơi phụ cận, lại còn phải chở thêm rất nhiều đá ở Thanh Hóa vào.

Huế trước năm 1805, sông Hương có hai sông nhánh là Bạch Yến và Kim Long, mảnh đất giữa sông Kim Long với sông Hương gọi là Vương Đảo nơi các chúa Nguyễn đặt kinh đô, cũng là nơi mà thành Huế sau này được dựng lên, nhưng có thể lệch đi chút ít. (Hình bổ túc thêm nhiều chi tiết của Triệu Phong)

Huế trước năm 1805, sông Hương có hai sông nhánh là Bạch Yến và Kim Long, mảnh đất giữa sông Kim Long với sông Hương gọi là Vương Đảo nơi các chúa Nguyễn đặt kinh đô, cũng là nơi mà thành Huế sau này được dựng lên, nhưng có thể lệch đi chút ít. (Hình bổ túc thêm nhiều chi tiết của Triệu Phong)

Trung Tá Ardant du Picq, qua bài viết “Les Fortifications de la Citadelle de Hué,” đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Huế (BAVH) số XI, năm 1924, đặt nghi vấn ai là người thiết kế sơ đồ? Phải chăng là Đại Tá Olivier de Puymanel, một trong những cộng sự người Âu của vua Gia Long. Tuy nhiên, vị sĩ quan này đã chết vào năm 1799, trong khi công trình xây dựng Kinh đô Phú Xuân chỉ bắt đầu vào năm 1805. Như vậy công trình xây dựng có thể được tiến hành theo các sơ đồ vẽ trước của Olivier, và vua Gia Long đã lược bớt để xây cho hợp với địa hình.

Sau 1805, sông Kim Long hầu như mất hẳn, còn chăng là đoạn biến thành Ngự Hà ở trong Thành Nội, còn sông Bạch Yến thì bị đứt đoạn khi tiếp xúc với Hộ Thành Hà, là đoạn sông đào chạy giáp quanh ba mặt Kinh Thành, ăn thông với sông Hương và Ngự Hà. (Hình: Triệu Phong)

Sau 1805, sông Kim Long hầu như mất hẳn, còn chăng là đoạn biến thành Ngự Hà ở trong Thành Nội, còn sông Bạch Yến thì bị đứt đoạn khi tiếp xúc với Hộ Thành Hà, là đoạn sông đào chạy giáp quanh ba mặt Kinh Thành, ăn thông với sông Hương và Ngự Hà. (Hình: Triệu Phong)

H. Cosserat trong bài “La Citadelle de Hue: Cartographie,” đăng ở BAVH số XX, năm 1933 có đoạn viết: “… chính sự xây dựng Kinh đô Phú Xuân, cũng như nhiều thành khác trong nước sau đó, không còn mảy may nghi ngờ nào là chúng đều được hoàn toàn do người An-Nam chuẩn bị và nói chung, được thực hiện dưới quyền kiểm soát, đốc công và chỉ dẫn của riêng họ.”

***
Vua Gia Long không chọn xây kinh đô xa Phú Xuân, nơi các chúa Nguyễn đã đặt phủ chúa từ năm 1687. Vị trí này thực ra đáp ứng hoàn toàn điều kiện an ninh đòi hỏi cho một kinh đô vì gần núi để có chỗ ẩn khi gặp biến cố hiểm nguy, cũng khá xa bờ biển để khỏi bị cướp biển quấy phá, cùng sự hoạt động của các tàu chiến nước ngoài. Mặt khác, thuyền đi biển có thể lên gần đến Phú Xuân; như vậy về mặt thương mãi, Phú Xuân có tất cả thuận lợi của một cảng sông mà không bị trở ngại quân sự hay chính trị.

Mộc bản phác họa kinh thành Huế nhìn từ mặt sau. Thành Huế chu vi gần 11 cây số có hào nước bao bọc chung quanh, bảo vệ bên ngoài còn thêm hệ thống sông đào gọi là Hộ Thành Hà. Kỳ đài Phu Văn Lâu ở phía trước, nhìn ra sông Hương và núi Ngự Bình xa hơn bên phía hữu ngạn, đóng vai trò của một bức bình phong, che chắn kinh thành khỏi những ác khí. (Hình: Bulletin des Amis du Vieux Hué, 1933)

Mộc bản phác họa Kinh đô Phú Xuân nhìn từ mặt sau. Thành Huế chu vi gần 11 cây số có hào nước bao bọc chung quanh, bảo vệ bên ngoài còn thêm hệ thống sông đào gọi là Hộ Thành Hà. Kỳ đài Phu Văn Lâu ở phía trước, nhìn ra sông Hương và núi Ngự Bình xa hơn bên phía hữu ngạn, đóng vai trò của một bức bình phong, che chắn kinh đô khỏi những ác khí. (Hình: Bulletin des Amis du Vieux Hué, 1933)

Mặt chính của Kinh đô Phú Xuân phải quay về phía Nam, đó là hướng truyền thống và trục của cung vua phải nằm trong hướng thuận lợi của địa bàn địa lý. Trục theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, là hướng thuận lợi nhất, vì nó là hướng có núi Ngự Bình, cao 104m, cách sông Hương 3 cây số về phía Nam, tạo cho cửa chính được bảo vệ như một bức bình phong, chống lại tất cả những ảnh hưởng tác hại và những quyền lực vô hình. Kế đó, hai hòn đảo nhỏ của sông Hương ở phía thượng và hạ nguồn, Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm “tả thanh long hữu bạch hổ” chầu trước mặt Kinh đô Phú Xuân, vua ngồi trên ngai nhìn về hướng Nam, làm cho vị trí ấy rất thuận lợi.

Mộc bản triều Nguyễn phác thảo Kinh Thành Huế ở mặt trước. (Hình: BAVH)

Mộc bản triều Nguyễn phác thảo Kinh đô Phú Xuân ở mặt trước. (Hình: BAVH)

Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Kinh đô Phú Xuân được khởi công xây dựng vào ngày 18 tháng 5, 1805. Các sử quan thuộc Quốc Sử Quán triều Nguyễn viết: “Ất Sửu, năm thứ tư, mùa hạ, tháng Tư… Ngày Quí Mùi, xây đắp kinh đô… Lấy biền binh ở Kinh, Thanh Nghệ, Bắc Thành, quân và dân Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định sung làm việc.”

Theo nội dung các tờ truyền ở Mục Lục Châu Bản triều Nguyễn, con số dân và lính triều đình đòi về kinh đô làm việc được ghi chép rõ ràng. Các dinh như Quảng Đức (Thừa Thiên): 4,421 quân dân; Quảng Trị: 4,151; Quảng Bình: 2,388; Quảng Nam: 7,495; Bình Định: 2,225; và Trấn Qui Nhơn: 2,436. Tổng cộng: 23,116 người. Ngoài ra còn có bảy tờ truyền khác gửi đi để đòi “viên quân” các dinh đồn, vệ, đội, quân dinh “hạn đến ngày 20 tháng 4 có mặt tại Kinh, điểm danh khởi công,” con số này có thể từ năm đến bảy ngàn người. Như vậy số dân công phải trên ba mươi ngàn, đó là chưa kể đến các thợ chuyên môn như mộc, hồ, đúc, chạm v.v…, bấy giờ đang làm việc trong Đại Nội, một công trình vốn đã được khởi công từ ba năm trước (1802) và trong Tử Cấm Thành (1804).

Tuy nhiên, số dân công có thể thay đổi tùy theo giai đoạn. Như vào năm 1818, thương gia Pháp Anguste Borel có dịp ghé Huế và ghi lại cho chúng ta biết trong “A Modern History of Vietnam,” số dân công làm việc bấy giờ lên đến 8 vạn, ông viết: “When we arrived at Hue, 80,000 men were busy to construct a huge wall in brick”.

Trong đợt thi công đầu tiên vào mùa hè năm 1805, dân và lính được huy động để ngăn sông, đào hào và đắp lên một cái thành sơ khởi bằng đất.

***

Trong quãng thời gian xây dựng Kinh Thành, Hoàng Thành, Cung Thành, đền đài, miếu điện, công thự, kiều lộ, lăng tẩm, v.v… , sức lực của dân chúng và lính tráng bỏ ra được trả công ra sao? Có hai nguồn tài liệu nói đến vấn đề này, một từ sử ký triều Nguyễn và một từ những người Tây Phương có dịp ghé đến nước ta thời bấy giờ.

Theo Đại Nam Thực Lục chính Biên, sử thần triều đình ghi rằng dân công được triều đình trả một cách rộng rãi. Trong lần khởi công xây đắp Kinh đô Phú Xuân, sau khi quân dân từ các dinh trấn tề tựu về kinh rồi, vua “ưu cấp tiền gạo” cho mỗi người. Thế rồi, “vua thấy công việc nặng nhọc, nghĩ để cho dân đỡ mệt, hạ lệnh mỗi buổi sáng làm đến giờ ngọ thì phải nghỉ, buổi chiều đến giờ dậu thì thôi, ai đau ốm được cấp thuốc thang điều trị.”

Mới đầu, thành chỉ đắp bằng đất nên từ tháng 4 đến tháng 8, đã hoàn tất. Sang năm 1807 lại tiếp tục công việc cho đến mãi cuối triều Gia Long. Sau 4 tháng đầu, vua Gia Long “cho binh đinh làm việc về quê nghỉ ngơi, cấp cho lương đi đường hằng ngày…”

Nhìn chung, chúng ta thấy triều đình Gia Long đã có để ý đến đời sống của dân công, từ giờ giấc làm việc đến tiền gạo ăn uống. Tuy nhiên nếu nhìn sự kiện bằng một chiều hướng khác, từ những người ngoại quốc, thì vấn đề xem ra có phần trái ngược.

Chợ Đông Ba trước cửa thành đặt cùng tên, nằm bên bờ sông Gia Hội (Hộ Thành Hà). Chợ nhóm họp suốt ngày đêm, nên mới có câu đối mà chưa ai họa lại được: “Chợ Đông Ba, đông ba buổi.” Chợ này về sau dọn ra vị trí hiện nay và dân gian có câu: “Chợ Đông Ba dọn ra ngoài dại” do hồi trước nơi đây là bãi đất bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy, quanh năm dại nắng dại mưa. (Hình: BAVH)

Chợ Đông Ba trước cửa thành đặt cùng tên, nằm bên bờ sông Gia Hội (Hộ Thành Hà). Chợ nhóm họp suốt ngày đêm, nên mới có câu đối mà chưa ai họa lại được: “Chợ Đông Ba, đông ba buổi.” Chợ này về sau dọn ra vị trí hiện nay và dân gian có câu: “Chợ Đông Ba dọn ra ngoài dại” do hồi trước nơi đây là bãi đất bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy, quanh năm dại nắng dại mưa. (Hình: BAVH)

Năm 1818, Auguste Borel, thuyền trưởng thương thuyền La Paix, sau 4 tháng cư ngụ tại Huế và có dịp mục kích mọi sinh hoạt ở đây, nhất là việc xây gạch mặt ngoài Kinh đô Phú Xuân, cho biết:

“Nghề nông bị lãng quên, một phần vì khí hậu oi bức làm dân chúng lười biếng, nhưng phần chính là vì nhà vua trưng dụng hầu hết mọi người để kiến trúc thành lũy cùng những công tác khác (dĩ nhiên là không trả lương). Khi chúng tôi đến Huế thì có 80,000 người đang bận rộn xây dựng một bức thành đồ sộ bằng gạch.

“Nhiều công nhân đang nấu kim loại để đúc dã pháo. Vua nghĩ rằng sự khốn khổ sẽ giữ được dân chúng, thích hợp cho chế độ chuyên chế. Chính nhờ sự chuyên chế đó mà vua mới ngồi yên được trên ngai vàng. Như vậy nhà vua đã rút tỉa hết tất cả mọi tài nguyên đáng lẽ được dùng để làm cho quốc gia thịnh vượng; và ngăn chận mọi sự tiến bộ có thể thực hiện được nhờ vào nông nghiệp. Khi Chaigneau và Vannier khuyên Gia Long nên phát triển ngành thương mãi để đem lại sự giàu mạnh cho nước nhà, thì vua trả lời: ‘Nếu dân chúng được giàu có thì chúng sẽ trở nên khó bảo.’”

Paul Rheinart, một chính khách từng ở lâu năm tại nước ta, trong bức thư viết gởi cho thống đốc Pháp tại Nam Kỳ, có những nhận xét về dân tình trong xã hội Việt Nam vào thế kỷ 19:

“Dân Việt Nam đối với triều đình, chẳng khác gì một bầy thú mà triều đình là chủ; triều đình muốn sử dụng thế nào tùy ý. Triều đình không cần xét xem bầy thú của mình có no ấm thịnh vượng hay không, mà chỉ cần biết nó ngoan ngoãn là đủ… Đối với dân, triều đình chỉ có quyền lợi chứ không có bổn phận nào, trái lại dân chỉ có bổn phận mà thôi.”

Một chứng nhân khác, Giám Mục Eyot, đã không khỏi xúc động khi chứng kiến tại chỗ, cảnh bóc lột sức lao động quá mức của triều đình nhà Nguyễn, lúc họ bắt dân chúng phải chịu quá nhiều gian khổ để xây cất Hoàng Thành vào năm 1804, trong bức thư viết vào tháng Bảy cùng năm, Giám Mục Eyot viết:

“Thuế rất cao. Nhà vua ưa kiến thiết nhiều cho đô thị mới nên dân chúng phải khổ cực vì sưu dịch nặng… Hiện đang xây đắp Hoàng Thành… Vì số dân công rất đông và không ai được rời xa nhiệm sở nên mùi xú uế bốc lên thật khó chịu. Ngoài ra nhiều người phải dầm mình dưới nước và bùn ngập. Không ai có thể chịu đựng được lâu, cần có người khác thay phiên. Dân công còn bị quất bằng roi mây nên có khi phải thuê người làm thay. Dân chúng kêu ca nhưng nhà cầm quyền chẳng buồn nghe.”

Trong khi lương hằng tháng mỗi dân công là 1 quan 5 tiền, có người lại dám bỏ ra 1 quan để thuê kẻ khác làm thay cho mình trong một ngày. Mới xây Hoàng Thành mà đã như vậy, huống chi khi xây Kinh đô Phú Xuân, một công trình lớn lao, đòi hỏi nhân lực gấp trăm lần.

***

Năm 1818, thành mới bắt đầu được xây gạch ở hai mặt Nam và Tây, rồi đến mặt Bắc, công việc giao cho Hoàng Công Lý, Trương Phúc Đảng và Nguyễn Đức Sỹ, đến năm sau thì xong. Năm 1820, mưa lớn làm đổ mất 1,200m phải sửa chữa lại. Năm 1821, tiếp tục công việc và xây gạch mặt phía Đông.

Năm 1822 lại mưa lớn, làm hỏng 8,228m, phải giao cho Trần Văn Nang, Nguyễn Văn Vân sửa. Qua năm 1824, còn tu bổ một lần nữa công việc mới thật hoàn thành.

***

Kinh đô Phú Xuân được xây trong suốt 27 năm (1805-1832), dưới hai đời Gia Long và Minh Mạng. Thành có chu vi 9,949m, cao hơn 6m, dày 20m, ở giữa là đất, hai mặt trong và ngoài xây bằng gạch. Chung quanh bên ngoài có hào rộng 22.8m và sâu 4m. Giữa dãy hào và tường thành có chừa một con đường ven hào rộng 10m. Từ dãy hào này ra xa chừng 250m có thêm hệ thống sông đào gọi tên là Hộ Thành Hà, ăn thông với sông Hương, chạy bọc ba mặt Tây, Bắc và Đông, dài 7km và rộng 35m, làm vòng đai bảo vệ mặt ngoài cùng của Kinh đô.

Nhô ra ngoài về góc Đông Bắc của Kinh đô có xây một thành phụ gọi là Thái Bình Đài. Đến năm 1836 đổi tên thành Trấn Bình Đài, sau lại được gọi là Thành Mang Cá. Chu vi thành là 986m, hào phía ngoài ăn thông với hào của Kinh đô. Trấn Bình Đài được xây để giữ an ninh cho Bao Vinh, thời bấy giờ là nơi thị tứ quan trọng, thuyền sông tàu biển lui tới mua bán tấp nập, đồng thời giữ phòng thủ hai nhánh Sông Hương ở hạ nguồn.

Kinh đô Phú Xuân có 10 cửa chính, mỗi cửa 3 tầng, cao chừng 16m. Tất cả xây năm 1809. Mười cửa gồm: Cửa Chánh Bắc hay Cửa Hậu, Tây gọi là Mirador I; Cửa Tây Bắc hay Cửa An Hòa, tức Mirador II; Cửa Chánh Tây; Cửa Tây Nam tức Cửa Hữu; Cửa Chánh Nam hay Cửa Nhà Đồ; Cửa Quảng Đức (Hồi kinh đô thất thủ lúc 7 giờ 30 sáng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, vua Hàm Nghi cùng lưỡng cung đình thần chạy ra cửa này, theo bờ sông đi lên chùa Linh Mụ, rồi ra La Chữ, Quãng Trị). Dân Huế còn gọi cửa này là Cửa Sập vì bị đổ nát do lụt lội nhưng hiện nay đã được xây lại; Cửa Thể Nhơn tức Cửa Ngăn (vua thường dùng con đường từ Hoàng Thành ra đến sông Hương đi qua cửa này, hai bên có xây thành cao ngăn lại); Cửa Đông Nam còn gọi là cửa Thượng Tứ; Cửa Chánh Đông hay Cửa Đông Ba, đặt theo tên một xóm ở phía trước; Cửa Đông Bắc hay còn gọi là Cửa Kẻ Trài và cũng là Cửa Mirador X, theo người Tây.

Thành Huế nhìn từ cao. 10 cửa của Kinh Thành thông với ngoại thành, trên có vọng lâu, cao tổng cộng 16 m, bên ngoài có hào nước rộng khoảng 22m, sâu 4m. Ngoài ra, giữa hào với thành có chứa thêm lối đi rộng 10m. (Hình: BAVH)

Thành Phú Xuân nhìn từ cao. 10 cửa của Kinh đô thông với ngoại thành, trên có vọng lâu, cao tổng cộng 16 m, bên ngoài có hào nước rộng khoảng 22m, sâu 4m. Ngoài ra, giữa hào với thành có chứa thêm lối đi rộng 10m. (Hình: BAVH)

Năm 1824, vọng lâu được xây thêm trên hai cửa Chánh Đông và Đông Bắc, rồi đến các cửa Chánh Tây, Tây Nam, Chánh Nam, Quảng Đức và Đông Nam vào năm 1829. Năm 1831 ở hai cửa còn lại Chánh Bắc và Tây Bắc.

Ngoài 10 cửa thông với ngoại thành, còn một cửa thông với Trấn Bình Đài gọi là Trấn Bình Môn, cửa này không có vọng lâu và chỉ cao chừng 5m. Phía Nam của Trấn Bình Đài có một cửa thông ra bên ngoài, gọi là Cửa Trường Định, còn có tên là Cửa Trít, không có vọng lâu và không cao quá thành.

Tại chính giữa và ở về mặt Nam của Kinh đô, có Kỳ Đài mà dân chúng gọi nôm na là Cột Cờ, xây bằng gạch từ năm 1809. Đài có 3 tầng, tầng dưới cao 5.6m, tầng giữa cao 5.8m và tầng trên cao 6m. Ở tầng trên và chính giữa có dựng cột cờ cao 29.52m, chia làm 2 tầng. Sau nhiều lần cột bị gãy do bão và chiến tranh, năm 1947 cột được xây lại bằng bê tông cốt sắt gồm ba tầng và cao 37m. Trên đài có 8 nhà để súng và 2 điếm canh. Lúc trước mỗi khi có tuần hành, tại đây đều treo cờ hiệu riêng. Thường ngày có quan chức coi việc leo lên, dùng ống thiên lý để quan sát ngoài mặt biển.

Kỳ đài Phu Văn Lâu ngày nay. (Hình: Lưu Ly/Wikipedia)

Kỳ đài Phu Văn Lâu ngày nay. (Hình: Lưu Ly/Wikipedia)

Trên bốn mặt Kinh đô có xây tất cả 24 pháo đài, nơi đặt súng đại bác để phòng thủ, xây từ năm 1818 và do chính Vua Gia Long đặt tên, mà chữ đầu lấy tên theo phương hướng. Mặt Nam có các đài Nam Minh, Nam Hùng, Nam Thắng, Nam Chính, Nam Xương và Nam Hanh. Mặt Đông có Đông Thái, Đông Trường, Đông Gia, Đông Phụ, Đông Vĩnh và Đông Bình. Tây có Tây Thành, Tây Tuy, Tây Tĩnh, Tây Dực, Tây An và Tây Trinh. Bắc có Bắc Định, Bắc Hòa, Bắc Thanh, Bắc Trung, Bắc Thuận và Bắc Điện.

Tại mỗi đài có 1 kho thuốc súng, xây ở phần lồi của lũy thành và được bảo vệ bằng đất. Ngoại trừ hai đài ở phía Bắc của Cửa Chính Đông và Tây Thành Thủy Quan, mỗi nơi có hai kho. Bọc lũy thành có nhiều lỗ châu mai để đặt đại bác. Ba cái cho một sườn và năm cái cho mỗi mặt của mỗi pháo đài hay mỗi đài quan sát. Dọc mé thành có các vệ quân đóng giữ, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 50 lính.

Ngoài ra, một số bộ phận quan hệ mật thiết và gắn liền với Kinh đô Phú Xuân cũng tuần tự được xây dựng ở bên trong lẫn ngoài thành, như: Phu Văn Lâu (1819), Quốc Tử Giám (1821, 1908), Quốc Sử Quán (1821), Lầu Tàng Thơ (1825), Lục Bộ (1827), Tôn Nhơn Phủ (1832), Quan Tượng Đài (1836), Cơ Mật Viện tức Tam tòa (1832), Nghênh Lương Đình và Thương Bạc Viện (1875), Viện Bảo Tàng (1923)…

***

Vào thời Minh Mạng ở nội thành vẫn chưa có cư dân, ngay cả bên ngoài, giữa Kinh Thành và Hộ Thành Hà cũng vậy. Sang đến đời Tự Đức, nhà cửa mới dần dần mọc lên, lúc đầu là nhà của các quan trong triều, rồi đến bà con của họ, người quen, người cùng làng… Thế rồi thành xóm, thành chợ, nhưng vẫn chưa nằm trong hệ thống làng xã của thế kỷ 19.

` Nội thành được Trung Tá Ardant du Picq miêu tả như sau: “Đại Nội nằm trong Kinh đô, bao quanh bằng hào và tường cao. Chung quanh là một thành phố bản xứ chính hiệu với lục bộ, dinh thự của quan lại triều đình, nhà ở của người buôn bán hay cửa hàng tiểu công nghệ bản xứ, trường học, vườn tược, miếu chùa… “

Xa giá của vua tiến vào Đại Nội qua cửa Ngọ Môn, trở về sau lễ tế Nam Giao. (Hình: Triệu Phong sưu tầm)

Xa giá của vua tiến vào Đại Nội qua cửa Ngọ Môn, trở về sau lễ tế Nam Giao. (Hình: Triệu Phong sưu tầm)

John Crawfurd, nhà du lịch người Anh từng được phép viếng thăm Kinh đô Phú Xuân năm 1822, miêu tả: “Khoảng diện tích trong thành có nhiều con đường đều đặn và rộng rãi, chạy cắt nhau ở những góc vuông… Những điều đầu tiên bên trong nội thành gây sự tò mò của chúng tôi là những kho lúa của triều đình. Chúng tạo thành những dãy khổng lồ của nhiều căn được sắp đặt theo một thứ tự đều đặn, chứa đầy lúa gạo, mà chúng tôi nghe nói có thể nuôi cả kinh đô trong nhiều năm. Sự tích trữ lương thực này có tác dụng giữ vững chính sách độc đoán của triều đình… Những kiến trúc binh xá ở đây thật tối ưu. Kể về phương diện có hàng lối ngăn nắp và sạch sẽ thì các binh xá này tỏ ra không thua kém so với các đạo quân được tổ chức tốt nhất ở Âu Châu. Chúng dàn trải và bao bọc toàn bộ phần ngoài Kinh đô. Nghe nói thường có từ 12,000 đến 13,000 người trong đạo quân thường trực ở các binh xá tại kinh đô.”

Phê bình kiến trúc Kinh đô Phú Xuân, Le Rey, thuyền trưởng tàu Henri, người từng đến Huế năm 1819 phê bình: “Kinh đô Phú Xuân nhất định là thành lũy đẹp và đều đặn nhất ở Indo-China, kể cả hai thành do người Anh làm là William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras.”

John Crawfurd, nhà du lịch người Anh từng được phép viếng thăm Kinh đô Phú Xuân năm 1822, lúc về nước viết sách ca ngợi công trình của nó và kết luận: “Không cần phải nói, đối với một pháo đài như thế này một kẻ thù ở Á Châu không làm gì hạ nổi. Nhược điểm lớn nhất của nó ở chỗ nó rộng mênh mông. Tôi tưởng phải cần đến ít nhất một đạo quân 50,000 người mới đủ cho sự phòng thủ.”

Oái oăm thay, thành lũy này lại it nhất hai lần thất thủ và chỉ trong thời gian nhanh chóng nhất. Lần thứ nhất vào ngày 5 tháng Bảy năm 1887, cái ngày mà mọi người dân Huế đều gọi là ngày Kinh Đô Thất Thủ, nhiều trăm người dân vô tội bị chết vạ oan, hiện nay hằng năm, người dân Huế làm lễ cầu hồn rất trang nghiêm tại ngã tư Âm Hồn, bên trong cửa Đông Ba. Lần thứ hai vào dịp Tết Mậu Thân, 1968, thành mất chỉ trong một buổi sáng. Đó là một dấu hỏi lớn về mặt chiến thuật và chiến lược của nó.

John Crawfurd, nhà du lịch người Anh từng được phép viếng thăm Kinh Thành Huế năm 1822, miêu tả: “Khoảng diện tích trong thành có nhiều con đường đều đặn và rộng rãi, chạy cắt nhau ở những góc vuông… Những điều đầu tiên bên trong nội thành gây sự tò mò của chúng tôi là những kho lúa của triều đình. Chúng tạo thành những dãy khổng lồ của nhiều căn được sắp đặt theo một thứ tự đều đặn, chứa đầy lúa gạo, mà chúng tôi nghe nói có thể nuôi cả kinh thành trong nhiều năm. Sự tích trữ lương thực này có tác dụng giữ vững chính sách độc đoán của triều đình… Những kiến trúc binh xá ở đây thật tối ưu. Kể về phương diện có hàng lối ngăn nắp và sạch sẽ thì các binh xá này tỏ ra không thua kém so với các đạo quân được tổ chức tốt nhất ở Âu Châu. Chúng dàn trải và bao bọc toàn bộ phần ngoài Kinh Thành. Nghe nói thường có từ 12,000 đến 13,000 người trong đạo quân thường trực ở các binh xá tại kinh đô.” Phê bình kiến trúc Kinh Thành Huế, Le Rey, thuyền trưởng tàu Henri, người từng đến Huế năm 1819 phê bình: “Kinh Thành Huế nhất định là thành lũy đẹp và đều đặn nhất ở Indo-China, kể cả hai thành do người Anh làm là William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras.” John Crawfurd, nhà du lịch người Anh từng được phép viếng thăm Kinh Thành Huế năm 1822, lúc về nước viết sách ca ngợi công trình của nó và kết luận: “Không cần phải nói, đối với một pháo đài như thế này một kẻ thù ở Á Châu không làm gì hạ nổi. Nhược điểm lớn nhất của nó ở chỗ nó rộng mênh mông. Tôi tưởng phải cần đến ít nhất một đạo quân 50,000 người mới đủ cho sự phòng thủ.” Oái oăm thay, thành lũy này lại it nhất hai lần thất thủ và chỉ trong thời gian nhanh chóng nhất. Lần thứ nhất vào ngày 5 tháng Bảy năm 1887, cái ngày mà mọi người dân Huế đều gọi là ngày Kinh Đô Thất Thủ, nhiều trăm người dân vô tội bị chết vạ oan, hiện nay hằng năm, người dân Huế làm lễ cầu hồn rất trang nghiêm tại ngã tư Âm Hồn, bên trong cửa Đông Ba. Lần thứ hai vào dịp Tết Mậu Thân, 1968, thành mất chỉ trong một buổi sáng. Đó là một dấu hỏi lớn về mặt chiến thuật và chiến lược của nó.

Toán lính giữ thành thời nhà Nguyễn qua nét ký họa của Brossard de Corbigny, trích trong cuốn “Vòng Quanh Thế Giới,” in năm 1878. (Hình: BAVH)

Sau khi Kinh đô Phú Xuân bắt đầu được xây dựng từ năm 1805, bộ mặt của Huế đã có nhiều thay đổi. Một số làng mạc bị xóa mất, chỉ còn chăng là cái tên trong sử sách. Một số dòng sông chảy qua Huế xưa cũng vậy, nay còn lại rất ít di tích. Ngày nay nhìn lại, không ai có thể hình dung được Huế đã có một sự thay đổi lớn lao như vậy, ít ai nghĩ đến chuyện lấp sông đào hào, lấp hồ đào kênh, mà cứ tưởng rằng Kinh đô to lớn ấy được xây trên vùng đất đã có sẵn như vậy.

Chỉ riêng Kinh đô Phú Xuân cũng đủ để cho mọi người thán phục tài năng và công lao xây đắp của tiền nhân. Công lao xây dựng ấy không chỉ riêng của một vị vua, một dòng họ hay một triều đại, mà là của chung cả hàng vạn dân chúng Việt Nam đương thời. Mồ hôi nước mắt của mọi giai tầng trong xã hội của một thời đã đổ ra, đôi khi với những hy sinh xương máu, để kiến tạo nên một kỳ công, hay đúng hơn một kỳ quan cho đất nước.

Tài liệu tham khảo:

– Bộ sách Bulletin des Amis du Vieux Hue, bản tiếng Pháp lẫn bản Việt ngữ của nhà xuất bản Thuận Hóa.
– Cố Đô Huế của Thái Văn Kiểm.
– Niên san Nghiên Cứu Việt Nam, 1973.
– Đời Sống Văn Hóa Cung Đình – Lê Nguyễn Lưu.
– Huế Đẹp và Thơ – Thi Long.
– Kiến Trúc Cố Đô Huế – Phan Thuận An.

Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2015/09/26/cong-cuoc-xay-dung-kinh-thanh-hue/