Tag Archive | di sản văn hóa

Bảo tàng Đắk Lắk trưng bày chuyên đề “Hội tụ Ba miền Di sản”

Trong dịp Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 và kỷ niệm 44 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột (10-3-1975 – 10-3-2019), Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với Bảo tàng Bắc Giang và Cà Mau tổ chức trưng bày chuyên đề: “Hội tụ Ba miền Di sản” từ ngày 8-3 đến ngày 16-3.

Chuyên đề trưng bày, giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tư liệu, hiện vật đặc sắc của 3 loại hình Di sản Văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận (Dân ca quan họ, Đờn ca tài tử và Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên). Đặc biệt, tại đây sẽ diễn ra nhiều hoạt động trải nghiệm, trình diễn, giao lưu trực tiếp với các nghệ nhân am hiểu các loại hình Di sản Văn hóa phi vật thể nói trên.

Trải nghiệm với cồng chiêng Tây Nguyên…
và hát quan họ Bắc Ninh

Đây là hoạt động nhằm tôn vinh, phát huy và kết nối các giá trị văn hóa, lịch sử của mỗi địa phương; tăng cường, thúc đẩy sự liên kết, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch của các vùng miền, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách trong nước và quốc tế đến tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.

Nguồn : Báo Đắk Lắk

Triển lãm tôn vinh các Di sản văn hóa Việt Nam

Bộ VHTTDL vừa ban hành kế hoạch số 4482/KH-BVHTDL về việc tổ chức Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam – 2018”. Đây là một trong các hoạt động nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.

Di sản văn hóa Cố đô Huế. Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị

Continue reading

Triển lãm về di sản lịch sử văn hóa Hà Nội tại Bạc Liêu

Từ ngày 27/8 – 27/9, tại Trung tâm triển lãm văn hóa – nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu, thành phố Bạc Liêu, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu-Quốc Tử Giám phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu tổ chức triển lãm ‘Văn Miếu-Quốc Tử Giám Thăng Long-Hà Nội và các di tích lịch sử – văn hóa Bạc Liêu’.

Continue reading

Vĩnh Long: Khai mạc trưng bày chuyên đề “Tục ăn trầu các dân tộc Việt Nam”

Sáng ngày 23/11/2017, Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Tục ăn trầu các dân tộc Việt Nam”.

Trưng bày chuyên đề “Tục ăn trầu các dân tộc Việt Nam” giới thiệu đến công chúng trên 240 hiện vật, tài liệu, hình ảnh tiêu biểu về tục ăn trầu các dân tộc Việt Nam như: Hộp đựng trầu cau, bình vôi, ống ngoái trầu, ống nhổ, dao bổ cau… Continue reading

Bộ sưu tập cổ vật của ông Ẩn – Phan Thiết

Không phải ở đâu xa mà tại Mũi Né chúng tôi được chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật đồ sộ, phong phú và đa dạng với nhiều tiêu bản lạ lùng và quý hiếm gồm nhiều chất liệu có xuất xứ từ nhiều vùng, miền quốc gia khác nhau. Đó là bộ sưu tập cổ vật thuộc sở hữu của ông Nguyễn Ngọc Ẩn ở số nhà 93/2 Chế Lan Viên, phường Mũi Né, Phan Thiết được gây dựng cách đây khoảng hơn 10 năm.

ông Nguyễn Ngọc Ẩn bên bộ sưu tập cổ vật

Continue reading

Bộ sưu tập báu vật “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình

Sau hơn 43 năm rong ruổi khắp nơi sưu tầm đồ cổ, hiện ông Đinh Văn Dần,sinh năm 1950, ở phường Bích Đào, (TP Ninh Bình) đang sở hữu hàng nghìn cổ vật quý giá.

Ông Dần, cho biết, trong bộ sưu tập cổ vật của ông có nhiều cổ vật mang tầm bảo vật quốc gia như: Bình, tháp, ấm, bát gốm sứ Lý Hoa nâu(thời nhà Lý); lư hương, ấm gốm thời nhà Mạc; đèn gốm đầu hạc nhà Lý; ấm rượu thời Lý; đèn nhà Trần; ghè thời Minh, đôi nghê thời Lê…

Với ông cổ vật quý không quan trọng được làm bằng chất liệu gì chỉ cần có có giá trị về thời gian, có tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế bộ sưu tập cồ vật của ông rất phong phú và đa dạng về chất liệu như: Gốm sứ, đồng, đá, sắt, gỗ, ngọc…

Được biết, ngoài thú sưu tầm cổ vật ông Dần còn nhận sửa chữa, phục chế hoa văn, họa tiết cổ vật để kiếm thêm tiền sưu tầm thêm cổ vật.

Ông Dần chia sẻ: “ Tương lai tôi muốn xây bảo tàng để trưng bày hết những cổ vật mình có và sau này sẽ để lại toàn bộ cho con cháu tôi. Với tôi cổ vật quý là vô giá trị, nó là tinh hoa, là di sản của mỗi thời kỳ đất nước nên tôi muốn sưu tầm, gìn giữ và bảo về cho thế hệ mai sau. Tôi rất mong con cháu tôi sau này sẽ kế thừa thú chơi cổ vật của tôi gìn giữ, phát huy hết giá trị của cổ vật”.

Sau đây mời độc giả cùng chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật “siêu khủng” của ông Dần được phóng viên Báo Dân Sinh ghi lại.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 1Tốt nghiệp Đại học cơ điện Thái Nguyên loại ưu nhưng ông Dần không theo nghề mà lại say mê chơi, sưu tầm cổ vật.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 2

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 3Một góc trưng bày cổ vật quý của ông Dần.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 4

“Lọ Mai Bình (Tuyên Đức niên chế) cao 45cm thuộc loại gốm Việt cao cấp thời nhà Minh, được sản xuất, chế tác năm vua Tuyên Đức, đến giờ vẫn lành nguyên vẹn, đầy đủ hoa văn, chữ nghĩa. Ông Dần cho biết đây là món đồ đầu tiên ông mua và hiện tại giá trị quốc tế của nó là khoảng 15 triệu đôla. Hiện tại ông có 3 chiếc bình này.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 5Cận cảnh hoa văn tinh tế của một chiếc lọ Mai Bình.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 6Chiếc bình Lý Hoa nâu là một trong 4 cổ vật quý thuộc dòng gốm sứ thời nhà Lý. Nhiều người trả tiền tỷ nhưng ông không bán. Bình còn nguyên vẹn, họa văn, họa tiết từ 5- 7 tầng rõ nét như: Hoa sen quấn, hoa cúc,  hoa thị, người, phật, quỷ đội cánh sen. Theo lời ông cổ vật thời Lý mang đậm dấu ấn phật giáo vì thời đó đạo phật được tôn xùng và con là quốc giáo.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 7

Trong bộ sưu tầm của ông có nhiều cổ vật tầm cổ vật quốc gia như lư hương men ngọc lam sám thời nhà Mạc, cao khoảng 30 cm, lành tuyệt đối cao. Hoa văn trên lư hương gồm rồng, phương, chim, cánh sen và minh văn, thái cực nó mang ý nghĩa thể hiện sự tâm linh cao quý.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 8Đèn dầu gốm đầu hạc thời nhà Lý là cổ vật ông rất quý và tự hào vì cả nước có vài cái và trên bảo tàng Quốc Tế có một cái nhưng đêu bị sứt, mẻ, hỏng men và xấu không được đẹp bằng của ông.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 9

Chiếc mặt nạ Mo Mường của ông Dần được Unesco dán tem công nhận là di sản văn hóa.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 10

Đôi nghê thời Lê, cao 30cm, thân vảy rồng, mặt sư tử.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 11

Một chiếc bình rượu gốm sứ thời nhà Mạc, men lam, hình cá đâu chim, cao 20cm, rộng khoảng 7cm, trên thân ấm có hoa văn như dải lụa, ngư tảo.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 12Rìu đá cổ.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 13Ông Dần, sở hữu rất nhiều bình vôi thời Lý.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 14Ông Dần tận dụng chiếc phản để bày những cổ vật quý như: Rìu đá, rìu ngọc, dao ngọc, ngọc bội, bát…

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 15Những miếng ngọc bội quý có niên đại hàng nghìn năm từ các thời đại triều đình khác nhau.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 16Sinh ra ở vùng đất có nghề truyền thống chụp ảnh, và từng hành nghề chụp ảnh kiếm sống, ông Dần tự làm cho mình một bức ảnh với tên gọi “Người sưu tầm báu vật”.

Đỗ Đức

Nguồn: http://baodansinh.vn/bo-suu-tap-bau-vat–sieu-khung-cua-dai-gia-ninh-binh-d2088.html

Thành nhà Hồ, công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam

Được xây dựng bằng những phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm tới 6 m, xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính, hơn 600 năm qua, hệ thống tường bao quanh thành nhà Hồ vẫn còn khá nguyên vẹn.

Thành nhà Hồ hiện nay nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long – Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.

Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần.

thanh nha ho

Cổng thành phía Nam là cổng chính dẫn vào Hoàng thành. Ảnh: Lê Hoàng.

Thế đất được chọn nằm ở khu vực giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi.

Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. La thành là vòng ngoài cùng, chu vi khoảng 4 km. Hào thành được đào bao quanh bốn phía ngoài nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50 m. Công trình này có nhiệm vụ bảo vệ nội thành.

Hoàng thành được xây dựng trên bình đồ có hình gần vuông. Chiều Bắc – Nam dài 870,5 m, chiều Đông – Tây dài 883,5 m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam – Bắc – Tây – Đông gọi là các cổng Tiền – Hậu – Tả – Hữu. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau.

Cổng tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82 m, cao 5,75 m, hai cửa bên rộng 5,45 m, cao 5,35 m. Ba cổng còn lại chỉ có một cửa. Tường thành cao trung bình 5-6 m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10 m.

Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá dài khoảng 2,5 km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng vào tháng 8/1402.

thanh nha ho

Trải qua hơn 600 năm với những thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, tường thành phía ngoài còn khá nguyên vẹn. Ảnh: Lê Hoàng.

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới 6 m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.

Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn, dù thời gian xây dựng rất gấp gáp, chỉ trong khoảng 3 tháng.

Theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long.

Tuy nhiên, trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.

thanh nha ho

Trong số hàng nghìn hiện vật được khai quật ở thành nhà Hồ, có nhiều loại vũ khí gồm đạn đá, chông sắt bốn cạnh, mũi dao, mũi tên, đinh thuyền… Ảnh: Lê Hoàng.

Ngày 27/6, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND Thanh Hóa cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử của di tích này. Trước mắt tỉnh sẽ thực hiện việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo theo đúng luật Di sản văn hóa của Việt Nam và Công ước quốc tế về di sản thế giới, tiếp tục xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch bảo tồn, trùng tu di sản này.

Tiếp đó tỉnh sẽ phối hợp với cơ quan chức năng từng bước khai quật khảo cổ học, kêu gọi nguồn lực đầu tư nhằm làm tăng thêm sức hấp dẫn di tích và thu hút du khách. “Cùng với cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, tỉnh Thanh Hóa rất vinh dự và tự hào vì có một kinh thành được công nhận là di sản văn hóa thế giới”, ông Việt nhấn mạnh.

Lê Hoàng

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thanh-nha-ho-cong-trinh-doc-nhat-vo-nhi-tai-viet-nam-2198740.html

Các văn bản pháp luật liên quan đến cổ vật và cổ vật tư nhân

Văn bản pháp luật liên quan đến cổ vật được ban hành khá nhiều. Dưới đây tôi lược dẫn các văn bản Luật liên quan đến quản lý cố vật và cổ vật tư nhân từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay:

1. SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 65 NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 1945

Điều thứ tư: Cấm phá huỷ những đình chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành, quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá huỷ những bi ký, đồ vật, chiểu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính sách tôn giáo hay không, nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn.

2. NGHỊ ĐỊNH SỐ 519/TTG, NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 1957 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH THỂ LỆ VỀ BẢO TỒN CỔ TÍCH

Điều 1: Tất cả những bất động sản và động sản có một giá trị lịch sử, hay nghệ thuật (kể cả bất động sản và động sản còn nằm ở dưới đất hay dưới nước và những danh lam thắng cảnh (danh thắng) ở trên lãnh thổ nước Việt Nam bất cứ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, một đơn vị hành chính, một cơ quan, một đoàn thể, hoặc một tư nhân, từ nay đều đặt dưới chế độ bảo vệ của Nhà nước quy định trong Nghị định này.

Điều 8: Nếu bất động sản hoặc động sản liệt hạng là của tư (cá nhân hay tập thể), thì người chủ có quyền nhượng bán, trao đổi hoặc truyền lại cho con cháu khi chia gia tài bất động sản hay động sản ấy. Khi nhượng bán, đổi chác hoặc chia gia tài động sản hay bất động sản liệt hạng, thì người chủ phải tuân theo những điều quy định sau đây:

Phải báo trước cho Uỷ ban hành chính xã hoặc khu phố biết ý định muốn nhượng bán, đổi chác hoặc chia gia tài. Chính quyền xã hoặc khu phố báo ngay cho Sở hoặc Ty Văn hóa biết để nếu cần thì đề nghị Bộ Văn hóa sử dụng kịp thời quyền mua ưu tiên.

Phải dành quyền ưu tiên cho Chính phủ, kể cả trường hợp bán đấu giá trong việc chia gia tài.

Phải nói cho người chủ mới biết rõ là bất động sản hay động sản của mình đã được liệt hạng để người chủ mới tiếp tục chấp hành các thể lệ về liệt hạng.

Sau khi nhượng bán, đổi chác hoặc phân chia xong, chậm nhất trong hạn mười lăm ngày, phải báo cáo cho Uỷ ban hành chính xã hoặc khu phố biết để trình cơ quan phụ trách đăng ký liệt hạng sang tên cho chủ mới.

3. PHÁP LỆNH 14 LCT/HĐNN, NGÀY 04/04/1984 VỀ BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ DANH LAM, THẮNG CẢNH

Điều 3: Di tích lịch sử, văn hóa thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân được Nhà nước bảo hộ.

Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ tập thể hoặc cá nhân là chủ sở hữu trong việc bảo quản và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa của mình.

Việc ký gửi, tặng di tích lịch sử, văn hóa thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân cho Nhà nước được khuyến khích.

Khi chuyển quyền sở hữu di tích lịch sử, văn hóa thuộc sở hữu tập thể hoặc cá nhân, người chủ phải báo trước cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn biết; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải báo kịp thời với Sở văn hóa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương.

Trong trường hợp người chủ muốn bán di tích lịch sử, văn hóa thuộc sở hữu của mình thì Nhà nước được quyền mua ưu tiên.

Điều 4: Nghiêm cấm việc làm hư hại, tiêu huỷ, chiếm giữ trái phép di tích lịch sử, văn hóa hoặc danh lam, thắng cảnh.

Nghiêm cấm việc trao đổi, mua bán trái phép di tích lịch sử, văn hóa.

Điều 22: Người sưu tập di tích lịch sử, văn hóa phải có giấy phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa.

4. LUẬT DI SẢN VĂN HÓA 2001 VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH

Điều 14. Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa;
  2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;
  3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
  4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
  5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.

Điều 22. Mua bán, bảo vệ, bảo quản bảo vật quốc gia.

Bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp nhận và bảo vệ, bảo quản tại các bảo tàng nhà nước, ngân hàng nhà nước hoặc kho bạc nhà nước với trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật bảo đảm an toàn.

Trong trường hợp bảo vật quốc gia được bán đấu giá thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Nhà nước bảo đảm kinh phí cho việc mua, bảo vệ, bảo quản bảo vật quốc gia.

Điều 23. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

  1. Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm tổ chức đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi địa phương mình.
  2. Chủ sở hữu bảo vật quốc gia phải làm thủ tục đăng ký với Sở Văn hóa – Thông tin địa phương nơi mình cư trú. Trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia thì trong thời hạn 15ngày kể từ ngày thay đổi chủ sở hữu, chủ sở hữu cũ phải thông báo cho sở Văn hóa – Thông tin nơi đăng ký bảo vật quốc gia về họ, tên, địa chỉ chủ sở hữu mới.

Sau khi đăng ký bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa – thông tin phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

  1. Quyền của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký:
  2. Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  3. Được cơ quan chuyên môn của Nhà nước thẩm định miễn phí;
  4. Được hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về bảo quản di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của mình;
  5. Được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy giá trị của di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  6. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quy định trình tự chủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Chương V. VIỆC MUA BÁN DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA

Điều 28Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

  1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật bảo vật quốc gia.

Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, các luật thuế, Luật Di sản văn hóa và các quy định pháp luật khác có liên quan.

  1. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của Luật Di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.
  2. Nghiêm cấm muabán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp.
  3. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để đưa ra nước ngoài.

Điều 29. Tổ chức và hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

  1. Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  2. Là công dân có quốc tịch Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
  3. Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  4. Có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bầy di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  5. Có đủ phương tiện trưng bầy, bảo quản và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  6. Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:
  7. Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp;
  8. Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơquan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 27 của Nghị định này cấp;
  9. Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia kế trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao vàphải có ký hiệu riêng để phân biệt với bản gốc;
  10. Thực hiện các thủ tục cần thiết để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Nghị định này chuyển quyền sở hữu cho người mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc làm thủ tục xin giấy phép cho người mua mang di vật, cổ vật thuộc loại được phép đưa ra nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này;

đ. Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.

Điều 30. Điều kiện, thẩm quyền và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

  1. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
  2. Có trình độ chuyên môn và am hiểu về di vật cổ vật, bảo vật quốc gia;
  3. Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.
  4. Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành bảo tồn bảo tàng không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  5. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:

Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin phải xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

  1. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
  2. Chủ cửa hàng phải gửi hồ sơ đến Sở Văn hóa – Thông tin;
  3. Hồ sơ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:

Đơn xin cấp chứng chỉ;

Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan;

Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú.

Điều 31.Tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

  1. Tổ chức, cá nhân bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải làm thủ tục đăng ký với Sở Văn hóa – Thông tin địa phương về danh mục bán đấu giá và phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  2. Việc tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo quy định từ Điều 452 đến Điều 458 của Bộ Luật Dân sự.

Điều 36. Tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân.

  1. Bảo tàng tư nhân là bảo tàng thuộc sở hữu của một hoặc nhiều cá nhân hoặc liên kết giữa cá nhân với tổ chức có vốn đầu tư không phải vốn nhà nước.
  2. Bảo tàng tư nhân hoạt động theo quy định của pháp luật và phải phù hợp với truyền thống văn hóa,thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  3. 3Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tinchịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của bảo tàng tư nhân:
  4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân.

Điều 37.Quyền và nghĩa vụ của bảo tàng tư nhân.

  1. Bảo tàng tư nhân có các quyền sau đây:
  2. Thực hiện việc sưu tầm để xây dựng sưu tập bằng các hình thức: mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
  3. Sở hữu hợp pháp một hoặc nhiều sưu tập;
  4. Thu phí tham quan theo quy định của pháp luật;
  5. Thỏa thuận với bảo tàng nhà nước và bảo tàng tư nhân khác về việc sử dụng sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để phục vụ cho hoạt động bảo tàng;

đ. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

  1. Bảo tàng tư nhân có các nghĩa vụ sau đây:
  2. Phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân;
  3. Thực hiện các yêu cầu về chuyên môn đối với bảo tàng;
  4. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa – thông tin và các bảo tàng khác nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
  5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. THÔNG TƯ SỐ 07/2004/TT-BVHTT, NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2004CỦA BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA

6. QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG TƯ NHÂN (Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2004/ QĐ-BVHTTngày 24 tháng 02 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin)

7. NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DI SẢN VĂN HÓA (2009)

Điều 24. Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

  1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuếvà các quy định pháp luật khác có liên quan.
  2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.
  3. Nghiêm cấm mua bán di vật, cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp.
  4. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để mang ra nước ngoài.

Điều 25. Tổ chức và hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

  1. b) Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  2. c) Có cửa hàng đủ diện tích phù hợp để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  3. d) Có đủ phương tiện trưng bày, bảo quản và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  4. Hoạt động của cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định sau đây:a) Chỉ mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc hợp pháp;b) Chỉ mua bán bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của tổ chức, cá nhân có giấy phép làm bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Nghị định này cấp;c) Đối với những bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia khi trưng bày để mua bán phải ghi rõ là bản sao;
  5. d) Thực hiện và hướng dẫn các thủ tục cần thiết để người mua tiến hành đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc xin giấy phép mang di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc loại được phép mang ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

đ) Thực hiện các quy định của pháp luật về sổ sách đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua vào và bán ra, sổ sách tài chính kế toán và nghĩa vụ nộp thuế.

     Điều 26. Điều kiện, thẩm quyền và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

  1. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:
  2. a) Có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
  3. b) Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến di sản văn hóa theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không đang trong thời gian bị quản chế hình sự hoặc quản chế hành chính.
  4. Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành di sản văn hóa không được phép mở cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  5. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét cấp chứng chỉ. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
  6. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia:a) Chủ cửa hàng phải gửi hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; b) Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:Đơn xin cấp chứng chỉ;Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn có liên quan; Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn  nơi cư trú. 2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.3. Nghiêm cấm mua bán di vật, cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp.4.Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để mang ra nước ngoài.

    Điều 27. Tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

  1. Tổ chức, cá nhân bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải làm thủ tục đăng ký với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương về danh mục bán đấu giá và phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  2. Việc tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

8. THÔNG TƯ 18/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010  của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG

9. THÔNGTƯ số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật 

10. THÔNG TƯ số 19/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/11/2012 của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch Quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài

11. THÔNG TƯ số 20/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Quy định về hồ sơ và thủ tục gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Cổ vật…

Trong kho tàng di sản văn hoá của bất cứ quốc gia, dân tộc nào, cổ vật luôn luôn giữ một vị trí quan trọng. Nước Việt Nam ta, trong dậm dài phát triển mấy nghìn năm, cổ vật cùng với những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể khác càng có ý nghĩa thiết thực và lớn lao trong việc tìm hiểu lịch sử, văn hoá, nghệ thuật truyền thống của cha ông, trong từng giai đoạn thăng trầm của dân tộc, đặc biệt là ở các giai đoạn con người còn ở thủa hồng hoang, quốc gia dân tộc ở buổi sơ khai.

Cổ vật Việt Nam là một bộ phận của di sản văn hoá Việt Nam. Trong thế giới muôn vẻ của di sản văn hoá, cổ vật thật gần gũi với đời sống đương đại. Không phải đợi đến bây giờ, mà từ thủa xa xưa biết bao tao nhân mặc khách đã chìm đắm trong niềm đam mê cổ ngoạn. Tiếp cận với cổ vật, ta có thể nhận ra một phần chân dung lịch sử nước nhà. Cổ vật được phát hiện qua những cuộc khai quật khảo cổ, những chuyến điền dã sưu tầm ở các miền quê; cổ vật hiện diện trong các di tích đình, chùa, đền, miếu, từ đường dòng họ; trong các sưu tập tư nhân; trong các con tàu đắm cổ ở biển Việt Nam…