Tag Archive | đồ đồng

CỔ VẬT LY HƯƠNG*

Khi ngắm nhìn những kiệt tác văn hoá Việt cổ tại các bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân ở nước ngoài tôi cứ tự hỏi nạn chảy máu cổ vật nước ta có từ khi nào. Tìm hiểu tư liệu, tôi đã có câu trả lời.

Continue reading

TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH*

Đã qua ngày Phật Đản nhưng vừa gặp một bức tượng, thấy là lạ nên viết mấy dòng để học hỏi thêm. Bức tượng thể hiện hình ảnh một em bé, đầu to, tai to, mặt trái xoan,không tóc, khoác trên mình tấm vải, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất. Theo nhận dạng các loại tượng Phật thì đây là bức TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH.

Continue reading

SO VỚI ÔNG BÀNH…VẪN THIẾU NIÊN*

Với những màu men óng ả, đa sắc, lối tạo dáng đột phá, sáng tạo, lối vẽ thanh thoát, huyền ảo…của các dòng gốm và cổ vật các triều đại phong kiến VN từ nghìn năm trở lại đây vẫn còn quá ” non trẻ ” so với thời Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo, và xa hơn nhiều nữa là văn hoá Sơn Vy, Hoà Bình, Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun,…Nhưng, văn hoá thời nào thì cũng mang đậm tính thời đại và mục đích là phục vụ NHÂN SINH!


Một kỳ nghỉ, có thời gian để lục tìm quá khứ và ngắm nhìn những hiện vật còn sót lại từ những nền văn hoá xa xưa…

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=505568499786479&id=100010000008701

 

THƯ TỊCH TRIỀU NGUYỄN*

Là triều đại phong kiến cuối cùng của VN nên triều Nguyễn đã để lại rất nhiều thư tịch cổ, nguồn tư liệu quý giá cho việc khảo cứu về một triều đại với 13 đời vua và còn nhiều góc khuất cần được nghiên cứu và đánh giá một cách công bằng…

Continue reading

Lịch sử làng Đúc đồng Ngũ Xã – Hà Nội

Ngũ Xã tên làng ra đời từ thế kỷ XVII tại Thăng Long, nhưng muốn hiểu về cội nguồn của nghề đúc đồng phải ngược lại thế kỉ XI tìm hiểu về một người đã khai sinh ra nghề đúc còn lưu truyền đến nay.

Continue reading

Lịch sử Làng nghề Đúc Đồng Đại Bái – Gia Bình – Bắc Ninh

Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một trong số ít làng nghề đúc đồng nổi tiếng ở Việt Nam. Theo tương truyền, năm xưa làng Đại Bái còn có tên là làng Văn Lang (có thời kỳ làng còn có tên là làng Bưởi nồi), làng nằm trên một dải đất cao bên bờ sông Bái Giang (Sông Đuống bây giờ), chuyên sản xuất các dụng cụ thiết yếu, đồ dùng bằng đồng trong gia đình như: Ấm, mâm, chậu thau…Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ XI nghề đúc đồng ở Đại Bái mới được phát triển mạnh nhờ công của “Tiền Tiên Sư” Nguyễn Công Truyền- người chuyên lo tổ chức sản xuất, tạo mẫu, phát triển thị trường

Continue reading

Giá trị tạo hình trên đồ đồng triều Nguyễn thế kỷ XIX

Là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, trải qua hơn 143 năm với 13 triều vua với những biến cố thăng trầm, nhà Nguyễn đã để lại một kho tàng khá to lớn với chiều sâu nhân văn và những giá trị nghệ thuật chưa khai thác hết được. Một trong những giá trị tiêu biểu là đồ đồng cung đình Huế. Đây là những dấu tích góp phần tạo nên dấu ấn văn hóa thời Nguyễn một thuở huy hoàng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn hóa, kiến trúc cũng như tạo hình dân tộc từ TK XIX.

Hiện nay, chưa có con số thống kê chính xác và đầy đủ về tất cả đồ đồng thời Nguyễn, tuy nhiên, trong góc độ đánh giá và nghiên cứu về những nét đặc trưng tiêu biểu của đồ đồng trong giai đoạn này, chúng ta thấy nổi bật là cửu đỉnh (Thế Miếu – Đại Nội), cửu vị thần công (Hoàng thành), đại hồng chung (chùa Thiên Mụ)… cùng một số đồ đồng hiện còn được lưu giữ tại kinh thành Huế.

Trở về đầu TK XX, khi tìm thấy những hoa văn trang trí trên đồ đồng đầu tiên của văn hóa Đông Sơn, một số nhà khảo cổ phương Tây đã vội kết luận rằng nghệ thuật Đông Sơn là nghệ thuật của những người di cư hay sự vay mượn các vùng Trung Á hoặc vùng Vân Nam (Trung Quốc)… Tuy nhiên, những luận điểm trên được xem là phi căn cứ khi mà ngành khảo cổ học Việt Nam đã chứng minh nền văn hóa Đông Sơn là một đỉnh cao của thời tiền sử Việt Nam và những di vật bằng đồng thau được xem là tiêu biểu cho thời kỳ này. Với bề dày về văn hóa và lịch sử, đồ đồng Việt Nam và đồ đồng Huế đã tạo được một vị thế văn hóa, khảo cổ học trên bình diện văn hóa nghệ thuật khu vực. Tiếp nối những thời đại hoàng kim đó thì cửu đỉnh, cửu vị thần công, đại hồng chung… được xem như bảo vật của quốc gia mà Huế đang may mắn được sở hữu. Continue reading

Bộ sưu tập cổ vật của ông Ẩn – Phan Thiết

Không phải ở đâu xa mà tại Mũi Né chúng tôi được chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật đồ sộ, phong phú và đa dạng với nhiều tiêu bản lạ lùng và quý hiếm gồm nhiều chất liệu có xuất xứ từ nhiều vùng, miền quốc gia khác nhau. Đó là bộ sưu tập cổ vật thuộc sở hữu của ông Nguyễn Ngọc Ẩn ở số nhà 93/2 Chế Lan Viên, phường Mũi Né, Phan Thiết được gây dựng cách đây khoảng hơn 10 năm.

ông Nguyễn Ngọc Ẩn bên bộ sưu tập cổ vật

Continue reading

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

TTO – Nhắc đến tên Lâm Dũ Xênh, người Quảng Ngãi nhắc ngay đó là một người sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn đồ cổ thuộc vào hạng bậc nhất ở tỉnh Quảng Ngãi. Mới ở tuổi 48 nhưng anh đã có hàng ngàn cổ vật, cả những báu vật “độc nhất vô nhị”.

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Dụng cụ lao động là đồ đồng tìm thấy tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn được anh Xênh sưu tập từ các cơ sở thu mua phế liệu

Mới đây, Lâm Dũ Xênh hiến tặng Nhà lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) bộ tiền xưa (tổng cộng 38 tờ tiền giấy) có chữ ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc ông còn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đến căn nhà 3 tầng khang trang của anh Xênh ở thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), đập vào mắt chúng tôi là những chum, ché, tiền, rìu, búa, đá, cối… có niên đại từ vài trăm năm đến cả ngàn năm như được anh phân loại, xếp ngăn nắp theo từng thời kỳ lịch sử, từng vùng miền cụ thể.

Anh tâm sự: “Công việc sưu tầm đồ cổ đã ăn vào tận xương tủy mình nên không dứt ra được. Mỗi lần tìm được một cổ vật nào đó, bản thân cảm thấy vui sướng vì mình đã kịp lưu giữ lại được một nét văn hóa của nhân loại”.

Bén duyên với việc sưu tầm đồ cổ hơn 10 năm, hiện Lâm Dũ Xênh là hội viên CLB UNESCO nghiên cứu sưu tầm bảo tồn cổ vật Việt Nam.

Dưới đây là chùm ảnh TTO ghi lại được từ bộ sưu tập đồ cổ của nhà sưu tầm Lâm Dũ Xênh

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Anh Xênh đã sưu tập được 150 loại ché cổ khác nhau

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Anh Xênh đang sở hữu trên 250 loại tiền cổ, trong đó có 200 loại đúc bằng đồng, 50 loại tiền cổ đúc bằng kẽm của các triều đại phong kiến ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Pháp, Nhật Bản…

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi
Bộ đồ nghiền thức ăn của người Chăm Pa

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Đối với anh Xênh có được những món đồ cổ như thế này không đơn giảnNhững chiếc gương soi mặt được làm bằng kim loại đồng

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Trang sức của đồng bào dân tộc

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Chiếc trống đồng Đông Sơn được anh Xênh mua về từ một cơ sở thu mua phế liệu với giá 70.000 đồng/kg

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Hàng trăm loại ấm chén, dĩa, lọ cổ
Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Đối với anh Xênh có được những món đồ cổ như thế này không đơn giản
Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi
Bộ lục lạc tổng cộng tới 3.000 lục lạc đủ cỡ được coi là món đồ cổ “độc nhất vô nhị” của anh Xênh. Anh Xênh cho biết bộ lục lạc này có thể cho ra những âm thanh tuyệt diệu chẳng thua kém đàn, trống…
Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi
Những ống điếu được làm bằng gốm, đồng thời xưa, trên ống điếu đều có chạm trổ hoa văn tinh xảo
Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi
Bộ sưu tập đồ vật bằng đá

VÕ MINH HUY
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20080815/nha-suu-tap-do-co-so-1-quang-ngai/273798.html

Bộ sưu tập tiền cổ khủng còn nguyên vẹn của đại gia sưu tập ở Bắc Ninh

Trong giới chơi tiền cổ ở Việt Nam không ai là không biết, ông Nguyễn Văn Thạo (49 tuổi, cư trú tại Bắc Ninh) được mệnh danh là “ông vua tiền cổ” không chỉ bởi có số lượng tiền khổng lồ (hơn 6 tấn), từ Thái Bình Hưng Bảo – đồng tiền đầu tiên của triều nhà Đinh đến Bảo Đại Thông Bảo của triều Nguyễn và rất nhiều các loại tiền cổ khác.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (1).jpg
Một chum tiền lục giác nguyên khối sau khi được khai quật được đặt lên trên lưng một con rùa được tác bằng gỗ đinh hương.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (2).jpg
Nhiều chum tiền xu cổ đủ các loại được khai phá từ nhiều vùng đất tương ứng với các triều đại khác nhau.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (3).jpg
Có những chum phải đánh đổi cả gia tài là tiền cầm cố sổ đỏ hay nhiều cây vàng ông Thạo mới có được. Trong số đó có những khối tiền xu rất đẹp.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (4).jpg
Trong suốt 20 năm sưu tập, hễ nghe được tiếng ở đâu phát hiện được các loại tiền cổ ông Thạo đều có mặt để thu mua để bổ sung vào bộ sưu tập của mình.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (5).jpg
Có những chum tiền bị vỡ, ông tỉ mỉ gỡ những mảnh sành ra để nguyên những mùn đất.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (6).jpg
Có những chum đựng tiền còn nguyên dây đay dùng để xâu tiền.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (7).jpg
Mùn đất hàng trăm năm chôn dưới lòng đất vẫn còn nguyên.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (8).jpg
Những sợi dây đay trường tồn với thời .

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (9).jpg
Những đồng tiền bên trong gỉ kết thành khối liền với vỏ chum. “Rất có thể nó là khối tài sản được cải táng theo một vị quan chức, vương tộc”.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (10).jpg
Ngoài giá trị lịch sử những chum, đồng tiền cổ này còn có giá trị về văn hóa.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (11).jpg
Một chum tiền được xếp theo hình lục giác rất chắc chắn.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (12).jpg
Để kiểm chứng những đồ vật, ngoài những kinh nghiệm, kiến thức học được thì người chơi cũng cần phải thử nhiều phương pháp khác như đục, khoét vỏ chum làm mẫu.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (13).jpg
Ngoài ra, trong bộ sưu tập có nhiều loại tiền kim loại dạng vàng, bạc nén, tiền thưởng vua ban, tiền lưu trữ trong ngân khố với các mệnh giá khác nhau.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (14).jpg
Ông Thạo cũng có bộ sưu tập đầy đủ các mệnh gián tiền giấy bạc.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (15).jpg
Ông Thạo cho biết, sắp tới anh có dự định sẽ cống hiến một số mẫu tiền làm trưng bày khi dự án thành lập Bảo tàng tiền cổ Việt Nam hoàn thành.

Nguồn: http://thegioidoco.net/threads/bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-bac-ninh.82889/