Tag Archive | gốm hoa nâu

HOA DÂY & DÂY LEO TRÊN GỐM ĐẠI VIỆT*

Đồ án hoa dây khá phổ biến và là một nét đặc trưng của gốm Lý Trần – sen dây và cúc dây trên nền gốm hoa nâu. Còn đối với dòng gốm men ngọc ( celadon ) thì lại nổi tiếng với những đồ án đắp nổi và ám họa dây leo mà giới cổ vật gọi nôm na là họa tiết ” dương xỉ ” !

Xin giới thiệu một chiếc bát men ngọc ám họa dây leo khá đặc biệt. Bát hình nón, ám họa trong lòng, cốt rất tinh và mỏng đều, không hề bị cong vênh.

Hình dáng, cốt cách, chân đế nhỏ giống gốm thời Tống, nhưng chân đế lại vuốt xoay tạo núm nhọn giữa trôn kiểu Yuan ( Nguyên ).

Vậy khả năng đây là gốm đầu thời Trần ( khoảng giữa TK13 ). So sánh với gốm men Ngọc lò Thiên Trường và gốm trắng Hoàng Thành Thăng Long thì tôi nghiêng về khả năng chiếc bát này chế tác tại lò Thăng Long hơn ( cốt rất mỏng ). Chỉ là phỏng đoán nhưng cũng đầy trăn trở thú vị!…

Nguồn: NST Nguyễn Dòng

Gốm men Ngọc!

Sau chiến thắng chống quân xâm lược phương Bắc , những người thợ gốm thời Lý Trần được cổ vũ bởi tinh thần dân tộc đã đưa kỹ thuật cũng như nghệ thuật sản xuất gốm lên một tầng cao mới mà tiêu biểu là đồ gốm men Ngọc và đồ gốm Hoa nâu !

Continue reading

THẠP TRẦN ÁM HOẠ*

Ta thường thấy gốm hoa nâu thời Lý – Trần với các họa tiết NỀN TRẮNG HOA NÂU hoặc ít hơn nữa là NỀN NÂU HOA TRẮNG…Còn hoa văn ÁM HOẠ thì rất phổ biến trên âu, ang, bát, đĩa,…cùng thời.

Continue reading

GỐM HOA NÂU VIỆT NAM – MỘT DÒNG GỐM ĐẠI VIỆT ĐỘC ĐÁO*

Trước năm 2000, gốm Việt ít người biết và kén người chơi. Sách và tài liệu về gốm Việt rất hiếm và viết sơ sài nên kiến thức về gốm Việt trong cộng đồng cũng rất hạn chế. Người ngoại quốc thì tinh ý hơn, thấy đẹp và lạ nên mua và mang đi khá nhiều với giá rất ” bèo “. Khi đó nhiều người còn nhầm lẫn gốm Việt với gốm Tầu.

Continue reading

Bộ sưu tập báu vật “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình

Sau hơn 43 năm rong ruổi khắp nơi sưu tầm đồ cổ, hiện ông Đinh Văn Dần,sinh năm 1950, ở phường Bích Đào, (TP Ninh Bình) đang sở hữu hàng nghìn cổ vật quý giá.

Ông Dần, cho biết, trong bộ sưu tập cổ vật của ông có nhiều cổ vật mang tầm bảo vật quốc gia như: Bình, tháp, ấm, bát gốm sứ Lý Hoa nâu(thời nhà Lý); lư hương, ấm gốm thời nhà Mạc; đèn gốm đầu hạc nhà Lý; ấm rượu thời Lý; đèn nhà Trần; ghè thời Minh, đôi nghê thời Lê…

Với ông cổ vật quý không quan trọng được làm bằng chất liệu gì chỉ cần có có giá trị về thời gian, có tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế bộ sưu tập cồ vật của ông rất phong phú và đa dạng về chất liệu như: Gốm sứ, đồng, đá, sắt, gỗ, ngọc…

Được biết, ngoài thú sưu tầm cổ vật ông Dần còn nhận sửa chữa, phục chế hoa văn, họa tiết cổ vật để kiếm thêm tiền sưu tầm thêm cổ vật.

Ông Dần chia sẻ: “ Tương lai tôi muốn xây bảo tàng để trưng bày hết những cổ vật mình có và sau này sẽ để lại toàn bộ cho con cháu tôi. Với tôi cổ vật quý là vô giá trị, nó là tinh hoa, là di sản của mỗi thời kỳ đất nước nên tôi muốn sưu tầm, gìn giữ và bảo về cho thế hệ mai sau. Tôi rất mong con cháu tôi sau này sẽ kế thừa thú chơi cổ vật của tôi gìn giữ, phát huy hết giá trị của cổ vật”.

Sau đây mời độc giả cùng chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật “siêu khủng” của ông Dần được phóng viên Báo Dân Sinh ghi lại.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 1Tốt nghiệp Đại học cơ điện Thái Nguyên loại ưu nhưng ông Dần không theo nghề mà lại say mê chơi, sưu tầm cổ vật.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 2

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 3Một góc trưng bày cổ vật quý của ông Dần.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 4

“Lọ Mai Bình (Tuyên Đức niên chế) cao 45cm thuộc loại gốm Việt cao cấp thời nhà Minh, được sản xuất, chế tác năm vua Tuyên Đức, đến giờ vẫn lành nguyên vẹn, đầy đủ hoa văn, chữ nghĩa. Ông Dần cho biết đây là món đồ đầu tiên ông mua và hiện tại giá trị quốc tế của nó là khoảng 15 triệu đôla. Hiện tại ông có 3 chiếc bình này.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 5Cận cảnh hoa văn tinh tế của một chiếc lọ Mai Bình.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 6Chiếc bình Lý Hoa nâu là một trong 4 cổ vật quý thuộc dòng gốm sứ thời nhà Lý. Nhiều người trả tiền tỷ nhưng ông không bán. Bình còn nguyên vẹn, họa văn, họa tiết từ 5- 7 tầng rõ nét như: Hoa sen quấn, hoa cúc,  hoa thị, người, phật, quỷ đội cánh sen. Theo lời ông cổ vật thời Lý mang đậm dấu ấn phật giáo vì thời đó đạo phật được tôn xùng và con là quốc giáo.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 7

Trong bộ sưu tầm của ông có nhiều cổ vật tầm cổ vật quốc gia như lư hương men ngọc lam sám thời nhà Mạc, cao khoảng 30 cm, lành tuyệt đối cao. Hoa văn trên lư hương gồm rồng, phương, chim, cánh sen và minh văn, thái cực nó mang ý nghĩa thể hiện sự tâm linh cao quý.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 8Đèn dầu gốm đầu hạc thời nhà Lý là cổ vật ông rất quý và tự hào vì cả nước có vài cái và trên bảo tàng Quốc Tế có một cái nhưng đêu bị sứt, mẻ, hỏng men và xấu không được đẹp bằng của ông.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 9

Chiếc mặt nạ Mo Mường của ông Dần được Unesco dán tem công nhận là di sản văn hóa.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 10

Đôi nghê thời Lê, cao 30cm, thân vảy rồng, mặt sư tử.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 11

Một chiếc bình rượu gốm sứ thời nhà Mạc, men lam, hình cá đâu chim, cao 20cm, rộng khoảng 7cm, trên thân ấm có hoa văn như dải lụa, ngư tảo.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 12Rìu đá cổ.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 13Ông Dần, sở hữu rất nhiều bình vôi thời Lý.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 14Ông Dần tận dụng chiếc phản để bày những cổ vật quý như: Rìu đá, rìu ngọc, dao ngọc, ngọc bội, bát…

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 15Những miếng ngọc bội quý có niên đại hàng nghìn năm từ các thời đại triều đình khác nhau.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 16Sinh ra ở vùng đất có nghề truyền thống chụp ảnh, và từng hành nghề chụp ảnh kiếm sống, ông Dần tự làm cho mình một bức ảnh với tên gọi “Người sưu tầm báu vật”.

Đỗ Đức

Nguồn: http://baodansinh.vn/bo-suu-tap-bau-vat–sieu-khung-cua-dai-gia-ninh-binh-d2088.html

9 điều cơ bản cần biết về dòng gốm hoa nâu

1. Gốm hoa nâu được các chuyên gia gốm sứ thống nhất để mô tả một loại đồ gốm có trang trí hoa văn bằng men mầu nâu.

Thạp gốm hoa nâu thời Trần (thế kỷ XIII – XIV)

 2. Gốm hoa nâu thuộc loại sành xốp dầy, xương gốm thô và nặng được nung từ 1000 đến 1300 độ C.

3. Xuất hiện từ cuối thời Lý (thế kỷ XII) nhưng phát triển rực rỡ nhất dưới thời Trần (thế kỷ XIII – XIV)

4. Đa số hoa văn trên gốm hoa nâu được tạo bằng kỹ thuật cạo xương gốm khi mới phủ men nền, sau đó người thợ gốm dùng bút lông vẽ hoa văn mầu nâu trên phần đã được cạo, hay vạch vẽ hoa văn lên sản phẩm trên nền men nền rồi đem nung.

5. Hai nơi sản xuất gốm hoa nâu chính là ở vùng Thiên Trường (Nam Định) và Hoàng Thành Thăng Long.

6. Đề tài trang trí chủ đạo là sóng nước và hoa sen.

7. Nghệ thuật trang trí trên gốm hoa nâu được vẽ theo lối tả thực, gần gũi với cuộc sống, phản ánh tư tưởng của thời đại.

Mảnh thạp trang trí cảnh tập luyện võ nghệ thời Trần

 8. Vào cuối thời Trần sang đầu thời Lê sơ bắt đầu xuất hiện loại gốm vẽ màu nâu lên xương gốm sau đó mới phủ men.

 

9. Là dòng gốm được các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đánh giá cao, được xem là dòng gốm cổ Việt Nam riêng biệt, không trộn lẫn với bất cứ một dòng gốm cổ nào trên thế giới.

Gốm hoa nâu thời Trần với cách vẽ màu nâu dưới men

Gốm hoa nâu là dòng gốm cổ Duy nhất chỉ có tại Việt Nam.

Gốm hoa nâu đã được các học giả trong và ngoài nước đánh giá là dòng gốm cổ duy nhất chỉ có tại Việt Nam. Gốm hoa nâu xuất hiện từ cuối thế kỷ XII (thời Lý) nhưng phát triển rực rỡ nhất vào thế kỷ XIII – XIV (thời Trần).

Đa số gốm hoa nâu thời Trần được tạo bằng kỹ thuật cạo xương gốm khi mới phủ men nền để tạo đồ án trang trí. Sau đó người thợ dùng bút lông vẽ hoa văn màu nâu trên phần đã được cạo. Men phủ trên nền gốm trắng ngà thường bị rạn hay nứt tạo thành những mảng vân rạn tự nhiên. Điều này làm cho hiện vật trở lên độc đáo và có tính thẩm mỹ cao.

Thạp gốm hoa nâu được tìm thấy ở Thanh Hóa

     Thạp gốm hoa nâu thời Trần

Thạp gốm hoa nâu được trang trí bằng phương pháp cạo men rồi tô nâu

Tuy nhiên, ngoài cách trang trí phổ biến là cạo men rồi tô nâu nói trên. Gốm hoa nâu thời Trần còn có cách trang trí khác là vẽ hoa văn màu nâu dưới men.


Chum gốm hoa nâu được trang trí bằng phương pháp vẽ màu nâu dưới men

Lượng màu nâu được vẽ bằng bút lông, loãng và mỏng trên chum đã tạo ra độ đậm nhạt khác nhau, khi sờ vào khoảng trang trí màu nâu này ta thấy trơn và nhẵn bóng, nhất là khi đưa ra ánh sáng ta sẽ thấy điều này được khẳng định rõ ràng hơn. Hiện tượng này rất ít gặp nhưng đã cho chúng ta biết được rằng các nghệ nhân lúc này đang muốn tìm một phương pháp trang trí khác trong việc trang trí để tạo hiệu quả mới tốt hơn trong sản xuất gốm, tạo tiền đề cho sự ra đời dòng gốm hoa lam nổi tiếng thời Lê sơ sau đó.