CỔ VẬT LY HƯƠNG*

Khi ngắm nhìn những kiệt tác văn hoá Việt cổ tại các bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân ở nước ngoài tôi cứ tự hỏi nạn chảy máu cổ vật nước ta có từ khi nào. Tìm hiểu tư liệu, tôi đã có câu trả lời.


Sự kiện sớm nhất là vào năm 43, khi Mã Viện sang đánh Trưng Nữ Vương đã thu hết trống đồng đưa về nước tặng bạn bè hoặc phá ra đúc ngựa mẫu ( theo Lĩnh Nam Trích Quái )…Đến thời Pháp thuộc, khoảng 1885-1895, người Phap phát hiện trống đồng là di vật rất quý của Văn Minh Việt cổ nên tìm kiếm khắp nơi. Viên Phó Sứ Moulie đã phát hiện một bà vợ goá một quan lang người Mường vùng sông Đà có chiếc trống đồng và đã lấy đi. Năm 1889 chiếc trống này được trưng bầy tại Đấu xảo quốc tế tại Paris và từ đó không trở về VN nữa. Năm 1936 chiếc trống này xuất hiện trong kệ trưng bày của bảo tàng Guimet! Chiếc thứ hai do Gillet lấy được của tù trưởng Miêu tộc gần Vân Nam, sau có tên trống đồng Khai Hoá, cũng đưa đi đấu xảo Paris rồi mất tích và xuất hiện lại bên Đức trong bảo tàng…

Sau các sự kiện đó, các nhà khảo cổ Pháp đã sang VN khai quật, tìm kiếm cổ vật, Viện Viễn Đông Bác Cổ đã được thành lập để nghiên cứu và lưu giữ các cổ vật trên bán đảo Đông Dương, trong đó có chiếc trống đồng Ngọc Lũ của chùa Long Đại Sơn, Hà Nam và trống đồng Hoàng Hạ sau này cùng các cổ vật gốm sứ khác…Cùng với việc nghiên cứu, khảo cổ thì lượng cổ vật từ văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Hán-Đông Sơn đến Đinh, Lê, Lý Trần…ngày càng phát lộ vô cùng phong phú. Và số cổ vật theo chân những người ngoại quốc cũng lần lượt ra đi ngày càng nhiều, kéo dài hơn trăm năm qua, trong đó có hàng ngàn, hàng vạn cổ vật quý hiếm của nước ta. Do mặt bằng dân trí chưa cao, kinh tế nghèo nàn, ý thức bảo tồn, lưu giữ cổ vật của người Việt rất hạn chế nên trong thời gian rất dài cổ vật bị chảy máu ồ ạt, làm phong phú thêm các bộ sưu tập ngoại quốc. May thay, từ khi có Luật Bảo vệ di sản văn hoá ra đời năm 2001, tuy quá muộn nhưng đã tạo điều kiện cho việc xã hội hoá bảo vệ và lưu giữ cổ vật trong nước. Nhiều người dân và gần đây một số tổ chức xã hội đã bỏ tiền thu về những di sản văn hoá tổ tiên sau bao năm tha hương. Một sự trả giá quá đắt cho sự chậm trễ của ý thức và trách nhiệm công dân cũng như xã hội. Muộn còn hơn không nhưng vẫn vô cùng…TIẾC!

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=240676652942333&id=100010000008701

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.