Tag Archive | Lê sơ

HỮU DUYÊN THIÊN LÝ NĂNG TƯƠNG NGỘ !

Đó là chuyện ly kỳ về chiếc hộp rửa bút thời Lê Sơ. Đây là dòng gốm cao cấp lò Quan Diêu, nơi sản xuất đồ Ngự dụng ( dùng cho vua chúa và hoàng tộc ) và quan lại. Từ mẫu thức đến thai cốt ( chất liệu cao lanh ) và chất lượng men Hồi ( men màu xanh cobalt) không trùng khớp với các hiện vật khai quật ở các di tích lò gốm nổi tiếng thời Lê Sơ, trừ những hiện vật tìm thấy khi khai quật Hoàng thành Thăng Long, nơi tìm thấy cả các công cụ sx gốm.

Continue reading

GÓC NHÌN-TRI ÂN DỊP 20 THÁNG MƯỜI MỘT

Ngão và Lươn đều là những kẻ ham hố, tạp ăn nhưng luôn chỉ trích nhau về thói ăn uống “thùng bất chi thình”.
Một hôm, mép đang dính đầy thức ăn, Ngão lên tiếng:
-Thế quái nào mà ông không bao giờ chịu nhường nhịn tôi lấy một miếng?
-Ông có dở hơi không-Lươn vặc lại.

Continue reading

GÓC NHÌN: CHUYỆN THIÊN HẠ VÀ CHUYỆN BẢN THÂN

Chuyện người xưa
Cô hàng xóm đẩy cửa vào xin lửa. Chủ nhà chằm chằm nhìn “xôi” nhìn “bưởi” láng giềng, quên cấp phép. Cô gái lại lên tiếng:
-Con xin ông tý lửa ạ!
Như tỉnh giấc mộng, lão ậm ừ:
-Vào bếp…

Continue reading

GÓC NHÌN: HÁNG LẠ

Đầu năm, Cành rủ Hoa đi hội. Chốn đông người hai đứa bị đưa đẩy, dồn nén hết cả hơi, tụt cả quần.
Luống cuống, cả hai tay túm quần, Hoa bị lạc mất bạn trai.
Réo tên bạn khản cổ, chỉ nghe bọn trai lạ cười trêu:
-Bỏ mẹ thằng ấy đi! Về với anh cho ấm cật em ạ.
-Thằng ấy lừa đấy! Khóc làm gì, chuyển phỏm về anh thôi! Continue reading

ĐỒ GỐM NGỰ DỤNG*

Đồ Ngự dụng chỉ các đồ vật dùng trong cung vua, phủ chúa, nơi làm việc và sinh hoạt của vua, chúa thời phong kiến. Trong các đồ Ngự dụng thì đồ gốm còn được tìm thấy và lưu giữ nhiều nhất do tính bền vững theo thời gian.

Continue reading

Hoa sen trong nghệ thuật gốm Việt truyền thống

Không biết tự bao giờ, hoa sen, loài hoa đẹp có cốt cách trong sáng, xuất nê bất nhiễm, đã đi vào văn hóa của người Việt với nhiều ý nghĩa thâm thúy. Sen xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử đất nước như một biểu tượng cho phẩm chất thanh cao, tinh khiết và cao quý. Trong đời sống văn hóa của người Việt, hình ảnh hoa sen đặc biệt không thể thiếu trong trang trí các cung điện, lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, trong nghệ thuật tạc tượng, trong những áng thơ văn… và riêng với nghệ thuật trang trí gốm sứ truyền thống, hoa sen dường như sống mãi với thời gian dù cho thế cuộc có trải qua bao bể dâu.

Qua mỗi giai đoạn của lịch sử phong kiến, hình họa hoa sen đã lưu lại những dấu ấn riêng, hơi thở riêng của thời đại trên những hiện vật gốm. Chúng luôn đánh dấu một sự kế thừa và sáng tạo không ngừng để luôn tỏa sáng trong lòng dân tộc. Continue reading

Về thủ công nghiệp thời kỳ Lý – Trần – Lê sơ

Thủ công nghiệp nhà Lý có 2 bộ phận, của tư nhân và của nhà nước.

Lực lượng lao động trong thủ công nghiệp nhà nước là thợ bách tác. Họ làm việc như đúc tiền, chế tạo binh khí, chiến thuyền và các đồ dùng như tơ lụa và phẩm phục của triều đình. Thợ bách tác có nguồn gốc từ các chiến binh, nhiều nhất là người Chiêm Thành, các tội nhân, những thợ thủ công bị trưng tập làm trong các quan xưởng.

Thủ công nghiệp tư nhân thì rất phổ biến, họ làm ra các sản phẩm để tự túc hay trao đổi trên thị trường.

Các nghề phổ biến thời kỳ này gồm nghề dệt, nghề khai thác vàng, nghề đúc đồng, nghề in bản gỗ, nghề làm gốm.

Nhà Trần vẫn tiếp tục xây dựng quân xưởng thủ công nghiệp nhà nước.

Thủ công nghiệp nhà nước gồm có nhiều ngành nghề khác nhau như nghề gốm, nghề dệt, chế tạo vũ khí.

Nghề sản xuất gốm là một bộ phận quan trọng của quan xưởng. Lò gốm trong các quan xưởng này sản xuất các đồ dùng gia đình như chén, bát, đồ thờ cúng, các vật liệu xây dựng như gạch, ngói,… Tại Thiên Trường tìm thấy các phế tích gạch, ngói mang chữ “Vĩnh Ninh trường” hay “Thiên Trường phủ chế”.

Thủ công nghiệp nhân dân có nghề gốm, nghề rèn sắt, nghề đúc đồng, nghề làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, nghề khai khoáng.

Hòa bình lập lại, nhu cầu phục hồi và phát triển nông nghiệp, xóm làng, xây dựng lại kinh thành, trấn lị đã thúc đẩy sự phục hồi và phát triển nhanh chóng của các nghề thủ công. Các ngành, nghề truyền thống như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, rèn sắt, dệt chiếu, làm nón, đúc đồng ngày càng phát triển ở các làng.

Những làng thủ công chuyên nghiệp lại nổi lên như Bát Tràng, Nghĩa Đô, Huê Cầu, Hương Canh, Mao Điền, Bất Bế,… Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề và lúc này được chia thành 36 phường.

Thời Lê sơ các công xưởng của nhà nước được gọi với tên chung là Bách tác. Cục này chuyên đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, làm các đồ dùng cho vua quan như: mũ, áo, giày, hốt?

Để tiện việc buôn bán, trao đổi nhà Lê bỏ tiền giấy thời Hồ, cho đúc tiền đồng mới và quy định rõ: 1 quan bằng 10 tiền, 1 tiền bằng 60 đồng.