Tag Archive | bình vôi

Đồ bạc nhật dụng thời Nguyễn ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Bạc là nguyên liệu được dùng để sản xuất ra nhiều vật dụng quý hiếm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Dưới thời Nguyễn (1802 – 1945), bạc được sử dụng để chế tác những vật phẩm phục vụ các nhu cầu: thờ tự, trang trí, ẩm thực… cho vua chúa, hoàng thất và triều đình.

Đồ bạc nhật dụng thời Nguyễn ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
                           Cối xoáy cau trầu

Nhiều cổ vật bằng bạc của triều Nguyễn hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Bài viết dưới đây giới thiệu một số cổ vật đặc sắc có trong bộ đồ bạc nhật dụng của bảo tàng này. Continue reading

GỐM KINH BẮC – LÒ BÁT TRÀNG

Một trung tâm gốm cổ thường phải hội tụ 3 điều kiện cơ bản: gần nguồn nguyên liệu chủ yếu, gần các con sông lớn thuận tiện cho giao thông đường thủy và gần các thị trường tiêu thụ lớn. Lò Bát Tràng có đủ 3 yếu tố quan trọng đó.
1. Khu vực Bát Tràng có nguồn đất sét trắng dồi dào, đủ khai thác thương mại để sản xuất các loại gốm cốt trắng đặc thù. Một thời làng Bát Tràng có tên là Bạch Thổ Phường vì lẽ đó.
2. Làng Bát Tràng toạ lạc ngay bên dòng sông Nhị Hà ( sông Hồng ngày nay ), rất thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên vật liệu, thành phẩm. Nguồn nước các con sông cũng không thể thiếu trong quá trình sx gốm.
3. Nằm giữa hai trung tâm đô thị sầm uất bậc nhất của nước ta thuở trước: “ Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến “. Phố Hiến ( nay là thành phố Hưng Yên ) thời trước là một trong những thương cảng nổi tiếng cùng với Vân Đồn.

Continue reading

Bình Vôi!

Trong số những vật dụng dân gian, tôi yêu thích nhất cái bình vôi. Không có kỷ niệm đặc biệt liên hệ, nhưng hễ nhìn thấy gốc đa với những bình vôi lăn lóc, là lòng cứ bồi hồi không thôi với những xúc cảm dấy lên từ tận cùng máu xương da thịt.
Tôi cũng chẳng phải là một nhà khảo cổ, nhưng có tính xấu rất tò mò tìm hiểu những gì yêu thích. Thấy tài liệu nào liên hệ là ôm lấy ngấu nghiến nghiền ngẫm, và sau đó không cất giấu riêng, mà muốn chia s,ẻ với mọi người. Continue reading

THƯỢNG VÕ

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập..
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có “ ( trích Bình Ngô Đại Cáo )

***

Continue reading

CÁ TRÊ*

Quê tôi vùng chiêm trũng, ngày xưa cá trê nhiều lắm. Một loại cá da trơn, thịt chắc và ngon. Nhớ ngày bé đêm đêm mò mẫm đi đơm rọ cá trê với mồi nhử bằng ốc đập dập, sáng dậy sớm thế nào cũng tóm được mấy con.

Continue reading

CAU VÀ LÚA*

Thời nay ít ai biết có sự liên hệ nào giữa CAU và LÚA. Vả lại, cau bây giờ cũng chỉ xuất hiện mang tính lễ nghi trong đám cưới, đám hỏi là chính. Vì vậy cau được mùa hay không cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng ngày xưa thì khác:
Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa cau, đau mùa lúa!

Continue reading

Chuyện về người sưu tầm bình vôi cổ – Nam Định

“Khi sưu tầm đồ cổ, đặc biệt là các món đồ “thuần Việt”, tôi tích lũy được rất nhiều kiến thức, hiểu biết về văn hóa dân tộc. Từ đó có cảm giác gần gũi với những giá trị tinh thần ngàn đời xưa. Sưu tầm đồ cổ cũng giúp cuộc sống của tôi “tĩnh” hơn”, anh Vũ Văn Khánh, số nhà 4/61 đường Tô Hiệu (TP Nam Định) chia sẻ về thú chơi của mình. Gần 20 năm rong ruổi để tìm kiếm, sưu tầm cổ vật, anh Khánh hiện có trong tay hàng nghìn đồ cổ đa dạng: cân, chú tễu, bình vôi, gốm sứ Bát Tràng, gốm đời nhà Thanh… Đặc biệt với khoảng trên 1.000 chiếc bình vôi, anh Khánh là một trong số ít người sở hữu bộ sưu tập bình vôi lớn nhất Việt Nam hiện nay. Continue reading

Bộ sưu tập báu vật “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình

Sau hơn 43 năm rong ruổi khắp nơi sưu tầm đồ cổ, hiện ông Đinh Văn Dần,sinh năm 1950, ở phường Bích Đào, (TP Ninh Bình) đang sở hữu hàng nghìn cổ vật quý giá.

Ông Dần, cho biết, trong bộ sưu tập cổ vật của ông có nhiều cổ vật mang tầm bảo vật quốc gia như: Bình, tháp, ấm, bát gốm sứ Lý Hoa nâu(thời nhà Lý); lư hương, ấm gốm thời nhà Mạc; đèn gốm đầu hạc nhà Lý; ấm rượu thời Lý; đèn nhà Trần; ghè thời Minh, đôi nghê thời Lê…

Với ông cổ vật quý không quan trọng được làm bằng chất liệu gì chỉ cần có có giá trị về thời gian, có tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế bộ sưu tập cồ vật của ông rất phong phú và đa dạng về chất liệu như: Gốm sứ, đồng, đá, sắt, gỗ, ngọc…

Được biết, ngoài thú sưu tầm cổ vật ông Dần còn nhận sửa chữa, phục chế hoa văn, họa tiết cổ vật để kiếm thêm tiền sưu tầm thêm cổ vật.

Ông Dần chia sẻ: “ Tương lai tôi muốn xây bảo tàng để trưng bày hết những cổ vật mình có và sau này sẽ để lại toàn bộ cho con cháu tôi. Với tôi cổ vật quý là vô giá trị, nó là tinh hoa, là di sản của mỗi thời kỳ đất nước nên tôi muốn sưu tầm, gìn giữ và bảo về cho thế hệ mai sau. Tôi rất mong con cháu tôi sau này sẽ kế thừa thú chơi cổ vật của tôi gìn giữ, phát huy hết giá trị của cổ vật”.

Sau đây mời độc giả cùng chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật “siêu khủng” của ông Dần được phóng viên Báo Dân Sinh ghi lại.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 1Tốt nghiệp Đại học cơ điện Thái Nguyên loại ưu nhưng ông Dần không theo nghề mà lại say mê chơi, sưu tầm cổ vật.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 2

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 3Một góc trưng bày cổ vật quý của ông Dần.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 4

“Lọ Mai Bình (Tuyên Đức niên chế) cao 45cm thuộc loại gốm Việt cao cấp thời nhà Minh, được sản xuất, chế tác năm vua Tuyên Đức, đến giờ vẫn lành nguyên vẹn, đầy đủ hoa văn, chữ nghĩa. Ông Dần cho biết đây là món đồ đầu tiên ông mua và hiện tại giá trị quốc tế của nó là khoảng 15 triệu đôla. Hiện tại ông có 3 chiếc bình này.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 5Cận cảnh hoa văn tinh tế của một chiếc lọ Mai Bình.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 6Chiếc bình Lý Hoa nâu là một trong 4 cổ vật quý thuộc dòng gốm sứ thời nhà Lý. Nhiều người trả tiền tỷ nhưng ông không bán. Bình còn nguyên vẹn, họa văn, họa tiết từ 5- 7 tầng rõ nét như: Hoa sen quấn, hoa cúc,  hoa thị, người, phật, quỷ đội cánh sen. Theo lời ông cổ vật thời Lý mang đậm dấu ấn phật giáo vì thời đó đạo phật được tôn xùng và con là quốc giáo.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 7

Trong bộ sưu tầm của ông có nhiều cổ vật tầm cổ vật quốc gia như lư hương men ngọc lam sám thời nhà Mạc, cao khoảng 30 cm, lành tuyệt đối cao. Hoa văn trên lư hương gồm rồng, phương, chim, cánh sen và minh văn, thái cực nó mang ý nghĩa thể hiện sự tâm linh cao quý.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 8Đèn dầu gốm đầu hạc thời nhà Lý là cổ vật ông rất quý và tự hào vì cả nước có vài cái và trên bảo tàng Quốc Tế có một cái nhưng đêu bị sứt, mẻ, hỏng men và xấu không được đẹp bằng của ông.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 9

Chiếc mặt nạ Mo Mường của ông Dần được Unesco dán tem công nhận là di sản văn hóa.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 10

Đôi nghê thời Lê, cao 30cm, thân vảy rồng, mặt sư tử.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 11

Một chiếc bình rượu gốm sứ thời nhà Mạc, men lam, hình cá đâu chim, cao 20cm, rộng khoảng 7cm, trên thân ấm có hoa văn như dải lụa, ngư tảo.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 12Rìu đá cổ.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 13Ông Dần, sở hữu rất nhiều bình vôi thời Lý.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 14Ông Dần tận dụng chiếc phản để bày những cổ vật quý như: Rìu đá, rìu ngọc, dao ngọc, ngọc bội, bát…

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 15Những miếng ngọc bội quý có niên đại hàng nghìn năm từ các thời đại triều đình khác nhau.

Bộ sưu tập báu vật  “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình - Ảnh 16Sinh ra ở vùng đất có nghề truyền thống chụp ảnh, và từng hành nghề chụp ảnh kiếm sống, ông Dần tự làm cho mình một bức ảnh với tên gọi “Người sưu tầm báu vật”.

Đỗ Đức

Nguồn: http://baodansinh.vn/bo-suu-tap-bau-vat–sieu-khung-cua-dai-gia-ninh-binh-d2088.html