” Chuông khánh còn chẳng ăn ai/ huống chi mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre” ( Ca dao ) – một sự so sánh ẩn dụ trong dân gian về những giá trị không tương đồng, một sự phê phán lối sống bon chen, ảo tưởng.
Còn về nghĩa đen: mảnh sành dù có cứng, tiếng kêu có đanh thì cũng không thể vang vọng, cao sang như tiếng chuông, tiếng khánh nơi tôn nghiêm, quyền quý.
Archives
Làng Dệt Yên Thái – Tây Hồ – Hà Nội
LĨNH HOA YÊN THÁI
Yên Thái, thành lập từ thời nhà Lý, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng tọa lạc ở phía Tây Nam Hồ Tây, có nhiều di tích lich sử như chợ Bưởi hay làng Trích Sái là nơi cư ngụ của tổ ngành dệt lĩnh, bà Phạm Thị Ngọc Độ.
Làng Vàng Định Công – Thanh Trì – Hà Nội
Tên làng đã mách bảo về nghề chạm vàng bạc nổi tiếng ở đây. Câu chuyện về tổ nghề chạm vàng bạc có liên quan đến ba anh em họ Trần (sinh thời khoảng năm 571-603) từ lâu đã đi vào tiềm thức và lòng tự hào của mỗi người dân làng đồng thời nhắc nhở các thế hệ thợ nghề luôn nhớ về cái nôi ban đầu của nghề chạm vàng bạc. Continue reading
Tìm hiểu về Ché cổ Tây Nguyên
Người ta sắm ché chẳng những để ủ rượu cần mà để dành như vật gia bảo, có thể làm sính lễ trong cưới hỏi, đền bù khi xử phạt, thanh toán nợ nần, làm quà biếu tặng bạn bè, người thân, thông gia… Continue reading
Bộ ché cổ khổng lồ: Trả giá cao đến đâu cũng… tiễn khách! – Lâm Đồng
Trước sự săn lùng ráo riết bởi những tay buôn đồ cổ sẵn sàng xuống tiền, câu đón khách của gia chủ là “để đỡ mất thì giờ, câu trả lời của tôi là có được giá cách mấy tôi cũng không bán”.
Chúng tôi ghé thăm nhà ông K’Mun Sơn ở thôn Di Linh Thượng 1, xã Gung Ré (nay thôn Di Linh Thượng 1 thuộc về thị trấn Di Linh) trong một buổi chiều hanh hao nắng. Căn nhà nằm cạnh con lộ bê tông khá dễ tìm. Bước lên bậc cầu thang gỗ ngôi nhà dài, mọi âm thanh ồn ã của phố thị như được ngăn lại, một “thế giới” khác mở ra, thế giới ký ức về những chiếc ché cổ. Continue reading
Bộ sưu tập cổ vật cung đình triều Nguyễn tại Bảo tàng Lâm Đồng
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Bảo tàng Lâm Đồng đã tiếp nhận 124 hiện vật từ Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính Lâm Đồng bàn giao. Các hiện vật từng được vua quan, hoàng tộc triều Nguyễn sử dụng, trong đó có một số hiện vật của vua Tự Đức, vua Khải Định, đặc biệt là những hiện vật của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu.
Thăm bảo tàng cổ vật tư nhân đắt giá của đại gia Việt – Thanh Hóa
Bộ sưu tập đồ cổ quý giá của anh nông dân Nam Bộ – Bến Tre
Với niềm đam mê gốm sứ cổ, một nông dân ở xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre đã dành hơn 40 năm để sưu tập rất nhiều món đồ cổ quý giá. Đặc biệt, trong bảo tàng cá nhân của ông có hàng ngàn sản phẩm gốm sứ nhiều niên đại của Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên. Continue reading
Lâm Đồng: Bộ sưu tập đồ cổ quý giá trên cao nguyên
Với niềm đam mê sưu tập đồ cổ, anh Nguyễn Văn Tuấn (54 tuổi) đã lặng lẽ đến khắp các con đường, gốc phố, trong các ngôi biệt thự cổ, bãi phế liệu… để tìm mua các hiện vật mang giá trị lịch sử của Đà Lạt với hơn 10.000 hiện vật quý giá.
Trong ngôi nhà riêng tại hẻm số 157/2 Phan Đình Phùng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, anh Tuấn đã cất giữ hơn 10.000 hiện vật quý giá, với những món cổ vật đi cùng năm tháng gắn liền với thành phố du Đà Lạt.
Anh Tuấn chia sẻ: “Tôi đã dành thời gian hơn 20 năm đi tìm mua và lưu giữ những chiếc bình hoa cổ, bộ sưu tập đèn dầu, máy chiếu phim quay tay, cân phóng xạ, lò sưởi cổ, cúp bóng đá, bình hoa cổ… trong đó có không ít cổ vật”.
Trong hơn 10.000 hiện vật được xếp gọn, món này kề món kia mà anh Tuấn sưu tầm được, có những món cực kỳ quý giá như máy hát đĩa hiệu Pathé lớn nhất Việt Nam ở Đà Lạt, máy tính tiền xưa nhất thế giới có ở Đà Lạt, máy đan len đầu tiên của Đà Lạt…, đã từng ra mắt người dân Đà Lạt và du khách gần xa vào năm 2005 và năm 2008 tại cuộc triển lãm tại hồ bơi Phù Đổng (đường Phù Đổng Thiên Vương), cuộc trưng bày tại khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu…
Đặc biệt trong bộ sưu tập của anh Tuấn là toàn bộ những đồng tiền từng lưu hành ở Đà Lạt từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc cho đến nay: Tiền Đông Dương, tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hòa, tiền Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ngoài ra còn có chiếc máy tính tiền rất xưa, có thể là xưa nhất thế giới, được người Pháp đưa sang sử dụng tại Đà Lạt từ những ngày đầu khi họ đặt chân đến Đà Lạt. Một bộ sưu tập hơn 100 cúp thể thao cổ quý giá, mà rất có thể là không còn tìm thấy chiếc thứ hai ở những nơi khác…. .
Những chiếc cúp bóng đá Đông Dương được vua Bảo Đại “nhượng” lại từ hoàng thân Sihanouk năm 1942; cúp bóng đá Pháp và ba nước Đông Dương năm 1948 – 1949; cúp đua xe đạp ba nước Đông Dương năm 1947; cúp bóng đá Việt Minh (đình chiến) năm 1936 (Coupe de L’Armistice); cúp bóng đá Bưu điện Pháp mở rộng tại Đông Dương đầu thế kỷ 20; cúp điền kinh chạy tiếp sức của Pháp tổ chức tại Đông Dương đầu thế kỷ 20…
Bản sắc “Tiết hạnh khả phong” của vua Bảo Đại ban cho một phụ nữ ở Đà Lạt vào những năm 40 của thế kỷ trước với dòng chữ Hán được nhặt ở đống rác bên đường và hàng ngàn cổ vật có giá trị khác.
Nhìn số hiện vật mà anh Tuấn lưu giữ trong kho chật hẹp được xếp gọn trên những kệ tủ, gốc nhà suốt mấy năm qua ai cũng ngặc nhiên và thích thú như được trở lại với quá khứ của Đà Lạt.
Nguồn: http://www.tintaynguyen.com/lam-dong-bo-suu-tap-do-co-quy-gia-tren-cao-nguyen/136446/
Ngắm kho đồ cổ “khủng” của “vua cổ vật Sài Gòn”
Ông Hoàng Văn Cường được giới chơi cổ vật mệnh danh là “vua đồ cổ Sài Gòn” bởi số lượng cổ vật ông có thuộc loại “khủng”, với đủ loại cổ vật có niên đại từ vài trăm năm như thời các triều Nguyễn, thời Quang Trung… hay cổ vật có niên đại cả ngàn năm ở thời Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn… Có những món đồ sứ men màu lam, chỉ dụ của vua hay những cây đèn dầu được chạm khắc tinh vi, sắc sảo. Những bộ sưu tập độc sắc (chỉ một màu trắng) của các triều đại Tống, Minh, Nguyên, Thanh (Trung Quốc)…
Trong đó, nhiều cổ vật có giá trị “thiên hạ vô đối” như chiếc sập có tuổi đời 300 năm của một viên quan người Huế có giá trị khoảng 40 tỷ đồng; những chiếc long sàng của vua Dục Đức, của Hoàng Thái hậu Từ Dũ; bộ sưu tập 25 cây súng Nhật được chế tạo từ năm 1600 có báng súng được làm bằng ngà voi…
Do số lượng cổ vật sưu tầm lớn nên ông Cường phải chia làm 3 nơi để trưng bày, triển lãm tại một căn nhà ở trung tâm quận 1 và hai nơi khác ở quận 7 và quận 9 (TPHCM).
Ông Hoàng Văn Cường – người được giới chơi cổ vật mệnh danh là “vua cổ vật Sài Gòn” bởi số lượng cổ vật ông sưu tầm có gần 2.000 hiện vật và giá trị khoảng 100 triệu USD
“Cổ vật gắn với cuộc sống hằng ngày của tôi. Nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Từ lúc biết chơi cổ vật đến nay đã 46 năm sưu tầm, tôi chỉ biết mua chứ không bán. Bởi mỗi cổ vật đều có giá trị riêng và ý nghĩa khác nhau” – “ông vua đồ cổ” đất Sài thành chia sẻ.
Theo giới chơi cổ vật, tổng số cổ vật của ông Cường có giá trị khoảng 100 triệu USD.
Chiếc sập có tuổi đời 300 năm của một viên quan người Huế mua lại từ Trung Quốc. Chiếc sập này được làm bằng gỗ Lệ Chi với những đường chạm trổ tinh xảo. Đã có người trả 2 triệu USD nhưng ông Cường không bán.
Trong những món đồ giá trị của ông Cường có 9 chiếc long sàng (giường của vua). Những món đồ này đều có giá trị “khủng” với giá 40 tỷ đồng.
Bộ “Cành vàng lá ngọc” được làm rất tinh xảo với nhiều chi tiết khó bằng các loại chất liệu như ngọc, mã não, san hô, hổ phách từ đời nhà Thanh, Trung Quốc có giá trị rất lớn được nhiều người chơi cổ vật say mê.
Ống đựng bút bằng ngà voi cũng có từ thế kỷ thứ 18 với giá trị “khủng”.
Mã đáo thành công có chất liệu làm bằng ngà voi được chạm trổ rất tinh xảo.
Nhiều chum, hũ có giá trị từ vài chục đến vài trăm triệu đồng của “ông vua đồ cổ Sài Gòn”, trong đó có những cổ vật men sứ màu lam hay bộ sưu tập độc sắt (chỉ một màu trắng).
Nhiều bình, bát, dĩa có niên đại cách đây cả trăm năm. Có cổ vật có niên đại gần ngàn năm.
Bộ bình ly uống trà có niên đại rất cao nó được làm bằng sứ. Ông Cường cho biết ngoài giá trị về thời gian, khi pha trà vào bình này “uống có hương vị rất thơm và đậm đà”.
Nhiều bình, chén có hoa văn rất tinh tế. Giá trị của nó thuộc vào loại “khủng”.
Bộ sưu tập đèn bằng pha lê trong suốt của “vua đồ cổ Sài thành”
Những con vật thân thương, gắn liền với cuộc sống nông thôn Việt Nam cũng nằm trong bộ sưu tập của “vua đồ cổ”.
Tẩu hút thuốc của các vị quan, chức sắc ngày xưa. Có tẩu làm hoàn toàn bằng ngọc.
Chiếc chuông cổ có niên đại cách đây hơn 200 năm. Ông Cường kết duyên với sưu tầm cổ vật cách đây 46 năm và thừa hưởng “máu” sưu tầm cổ vật của ông nội và cha.
Bộ sưu tập về tượng các cô gái thời xưa. Ngoài điểm trưng bày là căn nhà ông đang ở, hiện tại ông Cường còn có 2 địa điểm trưng bày cổ vật khác ở quận 7 và quận 9. Số lượng cổ vật khổng lồ này được ông sưu tập từ khắp nơi, cả trong và ngoài nước.
Từ lúc biết chơi cổ vật đến giờ, ông Cường chỉ biết mua chứ không bán món nào. Bởi theo ông mỗi cổ vật đều có ý nghĩa và giá trị rất riêng.
Nhiều món cổ vật của ông Cường được giới chơi đồ cổ thèm muốn nhưng không được. Có người đưa tấm séc để ông tự ghi số tiền vào nhưng ông vẫn nhất quyết không bán. Trong ảnh là bộ vòng ngọc, trang sức của cô gái trong gia đình quyền quý ngày xưa. Tổng giá trị cổ vật của ông Cường theo giới chơi đồ cổ đánh giá khoảng 100 triệu USD.