Archives

Ý nghĩa họa tiết trống đồng Đông Sơn

Khi tìm hiểu sâu về ý nghĩa họa tiết trống đồng đông sơn, bạn sẽ thấy được một nền văn hoá và những văn minh xã hội của người Việt cổ. Bạn sẽ thấy tự hào khi tặng hoặc được tặng sản phẩm trống đồng.

Vào năm 1903, người ta thấy chiếc trống lớn và đẹp này tại chùa Đọi (Long Đội Sơn) thuộc làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Trống do một cụ già tìm được khi đắp đê sông Hồng và đưa về để ở chùa làng. Từ đó chiếc trống đồng Ngọc Lũ được cả thế giới biết tiếng và trở thành một trong những di vật đồng thau tiêu biểu nhất. Trống này cao 0,63 mét (1.8 ft), đường kính mặt trống 0,86 mét (2.5 ft), được trang trí bằng các hình chạm sâu xuống cả trên mặt trống lẫn tang trống

Continue reading

TRỐNG ĐỒNG VIỆT NAM

Trống đồng là một loại sản phẩm sáng tạo độc đáo, đặc sắc, tiêu biểu của nền văn minh thời cổ – trung đại của nước ta. Năm 1902, trong công trình nghiên cứu “Những trống kim khí ở Đông Nam Á”, học giả người Áo F.Heger, trên cơ sở nghiên cứu 165 chiếc trống đồng lưu giữ tại nhiều bảo tàng trên thế giới lúc bấy giờ, đã phân chia ra thành 4 loại chính: Loại I, loại II, loại III, loại IV và 3 dạng trống trung gian (giữa loại I và loại II, giữa loại I và loại IV, giữa loại II và loại IV). Cho đến nay, phần lớn các học giả nước ta và các nước khác, về cơ bản, đều chấp nhận cách phân loại này. Continue reading

CỔ VẬT LY HƯƠNG*

Khi ngắm nhìn những kiệt tác văn hoá Việt cổ tại các bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân ở nước ngoài tôi cứ tự hỏi nạn chảy máu cổ vật nước ta có từ khi nào. Tìm hiểu tư liệu, tôi đã có câu trả lời.

Continue reading

TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH*

Đã qua ngày Phật Đản nhưng vừa gặp một bức tượng, thấy là lạ nên viết mấy dòng để học hỏi thêm. Bức tượng thể hiện hình ảnh một em bé, đầu to, tai to, mặt trái xoan,không tóc, khoác trên mình tấm vải, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất. Theo nhận dạng các loại tượng Phật thì đây là bức TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH.

Continue reading

SO VỚI ÔNG BÀNH…VẪN THIẾU NIÊN*

Với những màu men óng ả, đa sắc, lối tạo dáng đột phá, sáng tạo, lối vẽ thanh thoát, huyền ảo…của các dòng gốm và cổ vật các triều đại phong kiến VN từ nghìn năm trở lại đây vẫn còn quá ” non trẻ ” so với thời Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo, và xa hơn nhiều nữa là văn hoá Sơn Vy, Hoà Bình, Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun,…Nhưng, văn hoá thời nào thì cũng mang đậm tính thời đại và mục đích là phục vụ NHÂN SINH!


Một kỳ nghỉ, có thời gian để lục tìm quá khứ và ngắm nhìn những hiện vật còn sót lại từ những nền văn hoá xa xưa…

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=505568499786479&id=100010000008701

 

Lịch sử làng Đúc đồng Ngũ Xã – Hà Nội

Ngũ Xã tên làng ra đời từ thế kỷ XVII tại Thăng Long, nhưng muốn hiểu về cội nguồn của nghề đúc đồng phải ngược lại thế kỉ XI tìm hiểu về một người đã khai sinh ra nghề đúc còn lưu truyền đến nay.

Continue reading

Lịch sử Làng nghề Đúc Đồng Đại Bái – Gia Bình – Bắc Ninh

Đại Bái thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một trong số ít làng nghề đúc đồng nổi tiếng ở Việt Nam. Theo tương truyền, năm xưa làng Đại Bái còn có tên là làng Văn Lang (có thời kỳ làng còn có tên là làng Bưởi nồi), làng nằm trên một dải đất cao bên bờ sông Bái Giang (Sông Đuống bây giờ), chuyên sản xuất các dụng cụ thiết yếu, đồ dùng bằng đồng trong gia đình như: Ấm, mâm, chậu thau…Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ XI nghề đúc đồng ở Đại Bái mới được phát triển mạnh nhờ công của “Tiền Tiên Sư” Nguyễn Công Truyền- người chuyên lo tổ chức sản xuất, tạo mẫu, phát triển thị trường

Continue reading

Giá trị tạo hình trên đồ đồng triều Nguyễn thế kỷ XIX

Là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, trải qua hơn 143 năm với 13 triều vua với những biến cố thăng trầm, nhà Nguyễn đã để lại một kho tàng khá to lớn với chiều sâu nhân văn và những giá trị nghệ thuật chưa khai thác hết được. Một trong những giá trị tiêu biểu là đồ đồng cung đình Huế. Đây là những dấu tích góp phần tạo nên dấu ấn văn hóa thời Nguyễn một thuở huy hoàng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn hóa, kiến trúc cũng như tạo hình dân tộc từ TK XIX.

Hiện nay, chưa có con số thống kê chính xác và đầy đủ về tất cả đồ đồng thời Nguyễn, tuy nhiên, trong góc độ đánh giá và nghiên cứu về những nét đặc trưng tiêu biểu của đồ đồng trong giai đoạn này, chúng ta thấy nổi bật là cửu đỉnh (Thế Miếu – Đại Nội), cửu vị thần công (Hoàng thành), đại hồng chung (chùa Thiên Mụ)… cùng một số đồ đồng hiện còn được lưu giữ tại kinh thành Huế.

Trở về đầu TK XX, khi tìm thấy những hoa văn trang trí trên đồ đồng đầu tiên của văn hóa Đông Sơn, một số nhà khảo cổ phương Tây đã vội kết luận rằng nghệ thuật Đông Sơn là nghệ thuật của những người di cư hay sự vay mượn các vùng Trung Á hoặc vùng Vân Nam (Trung Quốc)… Tuy nhiên, những luận điểm trên được xem là phi căn cứ khi mà ngành khảo cổ học Việt Nam đã chứng minh nền văn hóa Đông Sơn là một đỉnh cao của thời tiền sử Việt Nam và những di vật bằng đồng thau được xem là tiêu biểu cho thời kỳ này. Với bề dày về văn hóa và lịch sử, đồ đồng Việt Nam và đồ đồng Huế đã tạo được một vị thế văn hóa, khảo cổ học trên bình diện văn hóa nghệ thuật khu vực. Tiếp nối những thời đại hoàng kim đó thì cửu đỉnh, cửu vị thần công, đại hồng chung… được xem như bảo vật của quốc gia mà Huế đang may mắn được sở hữu. Continue reading

Chuyện ít biết về những cú lừa cổ vật khiến chuyên gia cũng dính bẫy

Cổ vật là một thứ rất thường với những ai không đam mê, nhưng lại là của báu với những người yêu thích. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, thì cổ vật cũng đem lại những giá trị to lớn, cả tiền bạc lẫn tinh thần. Cho nên, chỗ nào có lợi ích, chỗ đó có lừa lọc. Mà lừa lọc trong cổ vật lại muôn hình muôn vẻ, để rồi có những vị sành sỏi trong nghề vẫn vỗ đùi đen đét mắng mình là dại. Continue reading

Ông trùm đồ cổ: Chiêu biến hàng mới thành… đổ cổ ngàn tuổi

“Ông trùm” đồ cổ không ngại ngần khi nói tới những trò “ảo thuật” biến những đồ mới giá trị thấp thành những đồ cổ tiền tỉ. Không ít người vì niềm say mê đồ cổ nhưng chưa có kinh nghiệm nên đã dễ dàng “sập bẫy”, bỏ ra một đống tiền để rồi “đắng lòng” khi chỉ mang về những thứ đồ “giả cổ” Continue reading