Archives

Christies: Đấu giá gốm sứ Trung Quốc ngày 04/10/2018

Ngày 04 tháng 10 năm 2018, Christies’s Hồng Kông sẽ tổ chức đấu giá hơn 200 lô gốm sứ cổ Trung Quốc tại sàn đấu giá Pavilion. Những lô gốm sứ này bao gồm bộ sưu tập đồ sứ thuộc thời kỳ Minh, Thanh; gốm men ngọc của lò Yaozhou (???) và Longquan (Long Tuyền); một số gối bằng gốm được trạm khắc tinh tế tại các lò khác; đồ văn phòng tứ bảo, con dấu. Điểm nổi bật nhất của đợt đấu giá này là một chiếc bình dáng tỏi, hoa sứ xanh trắng với chủ đề “Bất tử” và một chiếc bát sứ Ngũ thái (wucai) từ thời vua Wanli (Vạn Lịch, Nhà Minh, 1573-1619).

Continue reading

Bình Vôi!

Trong số những vật dụng dân gian, tôi yêu thích nhất cái bình vôi. Không có kỷ niệm đặc biệt liên hệ, nhưng hễ nhìn thấy gốc đa với những bình vôi lăn lóc, là lòng cứ bồi hồi không thôi với những xúc cảm dấy lên từ tận cùng máu xương da thịt.
Tôi cũng chẳng phải là một nhà khảo cổ, nhưng có tính xấu rất tò mò tìm hiểu những gì yêu thích. Thấy tài liệu nào liên hệ là ôm lấy ngấu nghiến nghiền ngẫm, và sau đó không cất giấu riêng, mà muốn chia s,ẻ với mọi người. Continue reading

BỌT KHÍ TRÊN GỐM SỨ CỔ

Tại sao giáo sư CHÂU (chuyên gia giám định cổ vật quốc tế) lại phải soi lúp kỹ càng đến thế! Tại sao các phương pháp giám định khoa học lại tỷ mỷ, kỹ càng đến thế: cân đong tỷ trọng, xác định thành phần cấu tạo, nhiệt huỳnh quang, phóng xạ các bon… bởi vì nếu nhìn qua hình ảnh chung chung bên ngoài thì không thể kết luận chính xác được và sẽ đưa ta đến những sai lầm đáng tiếc! Phải thận trọng từ những đặc điểm, dấu vết nhỏ nhất! Đó cũng là nguyên tắc tối cần thiết trong khoa học hình sự và bất kỳ môn khoa học nào!

Continue reading

CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC…

Chiếc ang gốm Nhữ Diêu Tống triều vừa đạt giá kỉ lục gần 38 triệu USD ( khoảng 856 tỉ đồng ) làm giới cổ vật trong và ngoài nước ngỡ ngàng. Món đồ nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về xuất xứ cũng như giá trị đích thực làm nên danh tiếng của nó.

Continue reading

“Sắc giới!”

Người chơi đến với cổ vật cùng các tác phẩm nghệ thuật nói chung, thông thường, hoặc là có truyền thống gia đình, hoặc một ngày kia, bất chợt nhận ra những dấu ấn văn hóa của các nền văn minh;…nét đẹp thời gian ẩn hiện đâu đó trên mỗi món đồ xưa, cổ…hay là từ những nét cọ phảng phất tài hoa cùng bao nỗi niềm nhân thế…
Dần dần, người chơi cảm nhận thú vui này thoả mãn thêm được nhiều nhu cầu khác…

Continue reading

NHẤT DÁNG, NHÌ DA, TAM TOÀN, TỨ TUỔI*

Mọi người đưa ra tiêu thức đánh giá như vậy. Mà IEM dáng thì LÙN, da thì CHẨY, kèm theo vài vết SẸO, tuổi thì mới MƯỜI BẢY ( AD 17th Century ), que IEM tận Bat Trang. Tưởng rằng sẽ chết già, ai ngờ có gã lẩm cẩm rước em về. Lâu lâu còn đưa em đi trình diễn LIVE SHOW nữa chứ. Thế mới biết cái DUYÊN là quan trọng mức nào, chứ không phải các bác cứ phán: NHẤT HẬU DUỆ, NHÌ TIỀN TỆ, BA QUAN HỆ, TỨ-NGŨ-LỤC- THẤT-BÁT…LÀ TRÍ TUỆ gì đó! Em nghe mà như điếc, chẳng hiểu mô tê gì hết chơn!

Continue reading

KIM + MỘC + THUỶ + HOẢ + THỔ = GỐM !

Đất ( Thổ ) + Nước ( Thuỷ ) tạo ra cốt gốm.
Kim loại ( Kim ) – tất cả các loại men gốm đều có gốc là oxit kim loại.
Gỗ ( Mộc ) – tất cả các chất đốt để nung gốm đều phải dùng củi, than hoặc gas – đều từ gỗ mà ra ( nhiên liệu, nhiên liệu hoá thạch ).
Lửa ( Hoả ) – không có lửa làm sao nung gốm.
Vì vậy, GỐM là TINH HOA CỦA ĐẤT TRỜI!

Continue reading

ĐỊNH GIÁ CỔ VẬT QUA…SÁCH*

Sách về cổ vật có rất nhiều loại để bạn nghiên cứu, tham khảo và học hỏi. Nhưng nếu bạn muốn định giá cổ vật thì có một loại sách mà bạn không nên bỏ qua. Đó là những cuốn cẩm nang mua sắm cổ vật, các catalogues của các hãng đấu giá nổi tiếng thế giới.

Continue reading

GỐM VIỆT, GỐM TẦU – BÉ CÁI LẦM!*

Chuyện nhầm lẫn giữa gốm Việt/gốm Tầu, gốm Tầu/ gốm Nhật, gốm Việt/ gốm Thái…không phải là chuyện hiếm…
Ngày trước, khi gốm Việt chưa nổi tiếng và rất ít thông tin thì chuyện gán ghép gốm Việt vào gốm Tầu khá phổ biến. Nhưng mấy chục năm nay, khi gốm Việt đã nổi đình nổi đám thì lại có trường hợp hy hữu là…nhầm gốm Tầu sang gốm Việt!

Continue reading