Archives

Less is more

Không rõ phong cách tối giản (minimalism) trong nghệ thuật thị giác/âm thanh của Tây phương và phong cách sống tối giản của người Nhật có liên quan gì đến nhau, nhưng cả hai đều cho thấy ảnh hưởng của chúng đến đời sống văn hóa tinh thần của không ít người trên khắp thế giới…

Nếu phong cách tối giản trong nghệ thuật của Tây phương xuất hiện vào giữa thế kỷ 20, thì minimalisim của người Nhật, có lẽ đã có từ rất lâu dưới ảnh hưởng của văn hóa lâu đời, Thiền tông, nghệ thuật trà/trà đạo và cả điều kiện về địa lý của quốc gia này.

Nhật Bản – một đất nước chịu nhiều thiên tai có lẽ đã góp phần quan trọng cho lối sống tối giản. Nhà cửa với kiến trúc cầu kỳ, xây dựng tốn kém cùng nhiều vật dụng sinh hoạt mắc tiền rõ ràng là không phù hợp với với những địa phương mà chỉ sau 1 trận động đất là người ta mất hết tất cả.

Phong cách sống tối giản của người Nhật, còn gọi là Danshari, nay được nhiều người trên thế giới học hỏi áp dụng. Về hình thức, khi tâm trí ít bị ràng buộc vào việc mua sắm, quản lý, sắp xếp…những vật dụng thừa thãi xung quanh, ta sẽ thấy đời sống nhẹ nhàng thoải mái hơn. Và việc không chú trọng nhiều đến vật chất giúp người ta có thêm thời gian và tiền bạc để có thể làm được nhiều việc khác hữu ích cho cuộc đời.

Trong khi đó, tối giản trong nghệ thuật của Tây phương, với khái niệm “less is more” (tạm hiểu: ít thì nhiều hay nôm na là càng ít càng nhiều), không chỉ ảnh hưởng trong sáng tác âm nhạc, hội họa mà còn trong lĩnh vực kiến trúc, thiết kế…Được biết,
những thiết kế iOS của Apple, Google đến các UI của Microsoft đều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật tối giản…

Triết lý tối giản, có lẽ, từng tồn tại rất lâu về trước với hình ảnh ‘cưỡi trâu về núi’ của Lão Tử (thế kỷ VI trước CN) – một hình ảnh tượng trưng cho sự trở về với những gì thuần phác, mộc mạc nhất trong đời sống vật chất lẫn tâm hồn – nền tảng hướng đến một đời sống vô vi, thuận theo tự nhiên. Triết lý của Lão giáo, vốn ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật của người Trung Hoa, mà đỉnh cao là mĩ thuật thời Bắc Tống với những dòng gốm độc sắc danh bất hư truyền…

Lẽ dĩ nhiên, minimalism không phải là triết lý sống/ nghệ thuật duy nhất khả dĩ mang lại cái đẹp và hạnh phúc nhân gian. Nhưng đó có thể là một gợi ý cho những ai đang tìm tòi một giải pháp hướng đến an lạc bởi đây là tiền đề cho việc giải phóng những ràng buộc của tâm hồn. Và cũng kỳ công để có thể trải nghiệm, cảm thụ cũng như thực hành trọn vẹn cái gọi là…

Less is more!

NST: Lê Quang Hào

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1989861684470338&set=a.705962349526951&type=3&theater

Xuân – Hạ – Thu – Đông

Xuân Hạ Thu Đông chỉ là cái tên, nếu đổi thành mai lan cúc trúc hay ngư tiều canh độc…gì đó, nó cũng chỉ đại diện cho đặc trưng thời tiết khí hậu, qua 4 thời kỳ khác biệt nhau của một năm…

Nghĩa là người ta có tác động hoặc suy nghĩ như thế nào, về cơ bản, diễn biến điều kiện tự nhiên vẫn vậy…

Continue reading

Trà Di Lặc

Đa số đều biết ông Di Lặc.

Nếu còn chưa biết, thì hễ gặp tượng ông nào đang ngồi, chân co chân xếp bằng, bụng bự rốn sâu, tướng mạo phương phi, tay cầm xâu chuỗi đặt trên đầu gối…
Lại nhìn thấy tai dài, trán rộng, mắt phụng mày ngài, mũi lân, miệng rộng cười hoan hỉ…
Thì ông đó chính là Phật Di Lặc.

Continue reading

‘Khúc Xuân’

Một hiện vật gốm Việt hai ngàn năm, chân xoè điệu đà, dáng dấp hiện đại với sự chuẩn mực về ni tấc, kích thước…
Cái hồn sâu lắng cùng những đường cong co thắt, mềm mại của món đồ sâu tuổi làm cho người hiếu cổ một lần nhìn thấy là chân không thể bước đi…😅😅

Thêm một nguyệt cầm, một ấm tử sa và chung nhỏ… Gộp lại thật như hạt bụi giữa bầu trời cổ ngoạn mênh mông. Nhưng biết hài lòng, cũng đủ tấu nên những khúc Xuân yêu thương…

Continue reading

“Đại trí nhược ngu”

Hầu hết mỗi người, ai cũng có chút tố chất, năng khiếu, hoặc 1 khía cạnh nào đó để làm thầy người khác. Vì vậy, học từ cái hay, thành công và cả thất bại của bạn bè, của người xung quanh, ở cả…fb, là điều khá dễ dàng và thuận lợi, vừa ít mất thời gian, tiền bạc mà thành quả không hề nhỏ.
Quan trọng là, “học sinh” phải tự biết quan sát cũng như dẹp bỏ đc cái tôi quá lớn của mình…

Continue reading

MÙA XUÂN!

Năm nào cũng vậy, chuẩn bị nghỉ Tết Tây, dẫu miền Trung và miền Bắc còn thêm mấy lần rét run trong những đợt giá lạnh, thì miền Nam, thi thoảng vẫn cảm đc không khí se se của gió mùa Đông Bắc hòa chung với ánh nắng ấm áp, trong trẻo báo hiệu một mùa mưa – bão sẽ không còn ghé qua…

Sớm mai, một luồng gió mát đầy sinh khí cho lòng thêm phấn khởi và háo hức, bởi trong tiềm thức, đó là dấu hiệu của một mùa Xuân sắp đến gần…Một cảm giác thật sảng khoái, lành mạnh lan truyền khắp cơ thể, một trạng thái hoàn toàn không trong tâm thế sẵng sàng thụ hưởng, nó cứ tự nhiên đến…vậy thôi…

Bởi mùa Xuân, cũng như Hạ Thu hay là Đông, đều là một phần của cuộc sống mà trong đó, sức sống muôn loài, bằng cách này hay cách khác, đều khát khao mãnh liệt, dẫu là trong thời khắc sinh trưởng (Hạ), trầm lắng (Thu), hủy diệt (Đông) hoặc là đơm hoa kết trái (Xuân)…

Mùa Xuân, không phải là điểm dừng trong năm, cũng không là đích đến của cuộc đời. Nó chỉ góp phần tô điểm hương sắc cho cuộc sống, thêm phần trẻ trung tươi đẹp, bất chấp quy luật sinh lão bệnh tử, thành – trụ – hoại – không… luôn là bất biến…

Một năm mới đang đến …

Continue reading

CẢM NHẬN VÀ THƯỞNG THỨC CÁI ĐẸP

Nhận định: “cái đẹp không ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà trong con mắt của kẻ si tình” từ lâu đã phổ biến và trở thành “danh ngôn” tâm đắc của nhiều người khi bàn về vẻ đẹp thế gian…

Thực tế, yếu tố chủ quan đã góp phần chi phối đáng kể trong cảm nhận và thưởng thức cái đẹp. Sự yêu ghét, sợ hãi, yếu tố dân tộc, quốc gia, địa vị xã hội, môi trường sống, giá trị và giá cả (đối với sự vật, đồ vật bao gồm cả các tác phẩm nghệ thuật) cùng các định kiến khác…luôn là rào cản làm cho mỗi người gặp khó khăn trong việc “rũ bỏ màn đêm”, tận hưởng ánh sáng huy hoàng mà đón nhận vẻ đẹp khách quan hiện hữu… Continue reading

MÂY TRÊN GỐM CHU ĐẬU !

Trong các dòng gốm Việt, gốm Chu Đậu nổi lên như là dòng gốm có kỹ thuật trang trí men lam dưới men vô cùng phong phú và đặc sắc. Đó là kết quả lao động, sáng tạo của những người thợ/ nghệ sĩ gốm tài hoa trên cơ sở sự kế thừa tinh hoa các dòng gốm trước đó và nhu cầu thị trường đương thời…

Continue reading

“Sắc giới!”

Người chơi đến với cổ vật cùng các tác phẩm nghệ thuật nói chung, thông thường, hoặc là có truyền thống gia đình, hoặc một ngày kia, bất chợt nhận ra những dấu ấn văn hóa của các nền văn minh;…nét đẹp thời gian ẩn hiện đâu đó trên mỗi món đồ xưa, cổ…hay là từ những nét cọ phảng phất tài hoa cùng bao nỗi niềm nhân thế…
Dần dần, người chơi cảm nhận thú vui này thoả mãn thêm được nhiều nhu cầu khác…

Continue reading