Archives

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

TTO – Nhắc đến tên Lâm Dũ Xênh, người Quảng Ngãi nhắc ngay đó là một người sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn đồ cổ thuộc vào hạng bậc nhất ở tỉnh Quảng Ngãi. Mới ở tuổi 48 nhưng anh đã có hàng ngàn cổ vật, cả những báu vật “độc nhất vô nhị”.

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Dụng cụ lao động là đồ đồng tìm thấy tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn được anh Xênh sưu tập từ các cơ sở thu mua phế liệu

Mới đây, Lâm Dũ Xênh hiến tặng Nhà lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) bộ tiền xưa (tổng cộng 38 tờ tiền giấy) có chữ ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc ông còn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đến căn nhà 3 tầng khang trang của anh Xênh ở thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), đập vào mắt chúng tôi là những chum, ché, tiền, rìu, búa, đá, cối… có niên đại từ vài trăm năm đến cả ngàn năm như được anh phân loại, xếp ngăn nắp theo từng thời kỳ lịch sử, từng vùng miền cụ thể.

Anh tâm sự: “Công việc sưu tầm đồ cổ đã ăn vào tận xương tủy mình nên không dứt ra được. Mỗi lần tìm được một cổ vật nào đó, bản thân cảm thấy vui sướng vì mình đã kịp lưu giữ lại được một nét văn hóa của nhân loại”.

Bén duyên với việc sưu tầm đồ cổ hơn 10 năm, hiện Lâm Dũ Xênh là hội viên CLB UNESCO nghiên cứu sưu tầm bảo tồn cổ vật Việt Nam.

Dưới đây là chùm ảnh TTO ghi lại được từ bộ sưu tập đồ cổ của nhà sưu tầm Lâm Dũ Xênh

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Anh Xênh đã sưu tập được 150 loại ché cổ khác nhau

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Anh Xênh đang sở hữu trên 250 loại tiền cổ, trong đó có 200 loại đúc bằng đồng, 50 loại tiền cổ đúc bằng kẽm của các triều đại phong kiến ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Pháp, Nhật Bản…

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi
Bộ đồ nghiền thức ăn của người Chăm Pa

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Đối với anh Xênh có được những món đồ cổ như thế này không đơn giảnNhững chiếc gương soi mặt được làm bằng kim loại đồng

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Trang sức của đồng bào dân tộc

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Chiếc trống đồng Đông Sơn được anh Xênh mua về từ một cơ sở thu mua phế liệu với giá 70.000 đồng/kg

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Hàng trăm loại ấm chén, dĩa, lọ cổ
Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Đối với anh Xênh có được những món đồ cổ như thế này không đơn giản
Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi
Bộ lục lạc tổng cộng tới 3.000 lục lạc đủ cỡ được coi là món đồ cổ “độc nhất vô nhị” của anh Xênh. Anh Xênh cho biết bộ lục lạc này có thể cho ra những âm thanh tuyệt diệu chẳng thua kém đàn, trống…
Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi
Những ống điếu được làm bằng gốm, đồng thời xưa, trên ống điếu đều có chạm trổ hoa văn tinh xảo
Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi
Bộ sưu tập đồ vật bằng đá

VÕ MINH HUY
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20080815/nha-suu-tap-do-co-so-1-quang-ngai/273798.html

Lâm Đồng: Bộ sưu tập đồ cổ quý giá trên cao nguyên

Với niềm đam mê sưu tập đồ cổ, anh Nguyễn Văn Tuấn (54 tuổi) đã lặng lẽ đến khắp các con đường, gốc phố, trong các ngôi biệt thự cổ, bãi phế liệu… để tìm mua các hiện vật mang giá trị lịch sử của Đà Lạt với hơn 10.000 hiện vật quý giá.

lam-dong-bo-suu-tap-do-co-quy-gia-tren-cao-nguyen

Anh Tuấn cầm bản sắc “Tiết hạnh khả phong” của vua Bảo Đại

Trong ngôi nhà riêng tại hẻm số 157/2 Phan Đình Phùng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, anh Tuấn đã cất giữ hơn 10.000 hiện vật quý giá, với những món cổ vật đi cùng năm tháng gắn liền với thành phố du Đà Lạt.

Anh Tuấn chia sẻ: “Tôi đã dành thời gian hơn 20 năm đi tìm mua và lưu giữ những chiếc bình hoa cổ, bộ sưu tập đèn dầu, máy chiếu phim quay tay, cân phóng xạ, lò sưởi cổ, cúp bóng đá, bình hoa cổ… trong đó có không ít cổ vật”.

lam-dong-bo-suu-tap-do-co-quy-gia-tren-cao-nguyen

Bộ sưu tập hơn 10.000 cổ vật

Trong hơn 10.000 hiện vật được xếp gọn, món này kề món kia mà anh Tuấn sưu tầm được, có những món cực kỳ quý giá như máy hát đĩa hiệu Pathé lớn nhất Việt Nam ở Đà Lạt, máy tính tiền xưa nhất thế giới có ở Đà Lạt, máy đan len đầu tiên của Đà Lạt…, đã từng ra mắt người dân Đà Lạt và du khách gần xa vào năm 2005 và năm 2008 tại cuộc triển lãm tại hồ bơi Phù Đổng (đường Phù Đổng Thiên Vương), cuộc trưng bày tại khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu…

Đặc biệt trong bộ sưu tập của anh Tuấn là toàn bộ những đồng tiền từng lưu hành ở Đà Lạt từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc cho đến nay: Tiền Đông Dương, tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hòa, tiền Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

lam-dong-bo-suu-tap-do-co-quy-gia-tren-cao-nguyen

Ngoài ra còn có chiếc máy tính tiền rất xưa, có thể là xưa nhất thế giới, được người Pháp đưa sang sử dụng tại Đà Lạt từ những ngày đầu khi họ đặt chân đến Đà Lạt. Một bộ sưu tập hơn 100 cúp thể thao cổ quý giá, mà rất có thể là không còn tìm thấy chiếc thứ hai ở những nơi khác…. .

Những chiếc cúp bóng đá Đông Dương được vua Bảo Đại “nhượng” lại từ hoàng thân Sihanouk năm 1942; cúp bóng đá Pháp và ba nước Đông Dương năm 1948 – 1949; cúp đua xe đạp ba nước Đông Dương năm 1947; cúp bóng đá Việt Minh (đình chiến) năm 1936 (Coupe de L’Armistice); cúp bóng đá Bưu điện Pháp mở rộng tại Đông Dương đầu thế kỷ 20; cúp điền kinh chạy tiếp sức của Pháp tổ chức tại Đông Dương đầu thế kỷ 20…

lam-dong-bo-suu-tap-do-co-quy-gia-tren-cao-nguyen

Bộ sưu tầm hơn 100 chiếc cúp cổ

Bản sắc “Tiết hạnh khả phong” của vua Bảo Đại ban cho một phụ nữ ở Đà Lạt vào những năm 40 của thế kỷ trước với dòng chữ Hán được nhặt ở đống rác bên đường và hàng ngàn cổ vật có giá trị khác.

Nhìn số hiện vật mà anh Tuấn lưu giữ trong kho chật hẹp được xếp gọn trên những kệ tủ, gốc nhà suốt mấy năm qua ai cũng ngặc nhiên và thích thú như được trở lại với quá khứ của Đà Lạt.

Nguồn: http://www.tintaynguyen.com/lam-dong-bo-suu-tap-do-co-quy-gia-tren-cao-nguyen/136446/

Bộ sưu tập tiền cổ khủng còn nguyên vẹn của đại gia sưu tập ở Bắc Ninh

Trong giới chơi tiền cổ ở Việt Nam không ai là không biết, ông Nguyễn Văn Thạo (49 tuổi, cư trú tại Bắc Ninh) được mệnh danh là “ông vua tiền cổ” không chỉ bởi có số lượng tiền khổng lồ (hơn 6 tấn), từ Thái Bình Hưng Bảo – đồng tiền đầu tiên của triều nhà Đinh đến Bảo Đại Thông Bảo của triều Nguyễn và rất nhiều các loại tiền cổ khác.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (1).jpg
Một chum tiền lục giác nguyên khối sau khi được khai quật được đặt lên trên lưng một con rùa được tác bằng gỗ đinh hương.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (2).jpg
Nhiều chum tiền xu cổ đủ các loại được khai phá từ nhiều vùng đất tương ứng với các triều đại khác nhau.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (3).jpg
Có những chum phải đánh đổi cả gia tài là tiền cầm cố sổ đỏ hay nhiều cây vàng ông Thạo mới có được. Trong số đó có những khối tiền xu rất đẹp.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (4).jpg
Trong suốt 20 năm sưu tập, hễ nghe được tiếng ở đâu phát hiện được các loại tiền cổ ông Thạo đều có mặt để thu mua để bổ sung vào bộ sưu tập của mình.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (5).jpg
Có những chum tiền bị vỡ, ông tỉ mỉ gỡ những mảnh sành ra để nguyên những mùn đất.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (6).jpg
Có những chum đựng tiền còn nguyên dây đay dùng để xâu tiền.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (7).jpg
Mùn đất hàng trăm năm chôn dưới lòng đất vẫn còn nguyên.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (8).jpg
Những sợi dây đay trường tồn với thời .

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (9).jpg
Những đồng tiền bên trong gỉ kết thành khối liền với vỏ chum. “Rất có thể nó là khối tài sản được cải táng theo một vị quan chức, vương tộc”.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (10).jpg
Ngoài giá trị lịch sử những chum, đồng tiền cổ này còn có giá trị về văn hóa.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (11).jpg
Một chum tiền được xếp theo hình lục giác rất chắc chắn.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (12).jpg
Để kiểm chứng những đồ vật, ngoài những kinh nghiệm, kiến thức học được thì người chơi cũng cần phải thử nhiều phương pháp khác như đục, khoét vỏ chum làm mẫu.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (13).jpg
Ngoài ra, trong bộ sưu tập có nhiều loại tiền kim loại dạng vàng, bạc nén, tiền thưởng vua ban, tiền lưu trữ trong ngân khố với các mệnh giá khác nhau.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (14).jpg
Ông Thạo cũng có bộ sưu tập đầy đủ các mệnh gián tiền giấy bạc.

Bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-Bac-Ninh (15).jpg
Ông Thạo cho biết, sắp tới anh có dự định sẽ cống hiến một số mẫu tiền làm trưng bày khi dự án thành lập Bảo tàng tiền cổ Việt Nam hoàn thành.

Nguồn: http://thegioidoco.net/threads/bo-suu-tap-tien-co-khung-con-nguyen-ven-cua-dai-gia-suu-tap-o-bac-ninh.82889/

Tiền nhà Đinh: Thái Bình hưng bảo hay Đại Hưng bình bảo?

Trong hầu hết các sách xuất bản về tiền cổ Việt Nam ở trong và ngoài nước đều có nhắc tới tiền “Thái Bình hưng bảo”. Đó là tiền được đúc vào thời Đinh Tiên Hoàng. Có hai loại tiền “Thái Bình hưng bảo” – “Thái Bình hưng bảo” lưng trơn, chữ “Thái Bình hưng bảo” đọc chéo, thư pháp giữa hai thể chữ “Khải” và “Lệ”. 
Trong hầu hết các sách xuất bản về tiền cổ Việt Nam ở trong và ngoài nước đều có nhắc tới tiền “Thái Bình hưng bảo”.

Thái Bình hưng bảo (970-980)

 Đó là tiền được đúc vào thời Đinh Tiên Hoàng. Có hai loại tiền “Thái Bình hưng bảo”

– “Thái Bình hưng bảo” lưng trơn, chữ “Thái Bình hưng bảo” đọc chéo, thư pháp giữa hai thể chữ “Khải” và “Lệ”.

– “Thái Bình hưng bảo” mặt lưng có chữ “Đinh”. Có 4 loại chữ “Đinh” khác nhau về vị trí cũng như tự dạng.

Như vậy, tiền thời Đinh là có thật, cho dù loại hình khá đơn điệu và số lượng cũng không nhiều.

Bài viết này tôi muốn thảo luận về chữ “Thái”. Tôi đã được nhìn và sờ hàng trăm đồng “Thái Bình hưng bảo” nhưng không có một tự dạng nào khẳng định đây là chữ “Thái” mà đó chính là chữ “Đại”. Có lẽ các nhà nghiên cứu lịch sử, theo đó là các nhà nghiên cứu cổ tiền học đã căn cứ vào ghi chép của sự biên niên để định nhận cho đồng tiền này là “Thái Bình”: Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn “12 sứ quân”, thành lập nước Đại Cồ Việt, xưng là “Đại Thắng Minh hoàng đế”, 4 năm sau đó, tháng 1 năm Canh Ngọ (970) đặt niên hiệu là Thái Bình. Có một điều trùng hợp là ngay cả những ghi chép sớm nhất về tiền cổ nhà Đinh, Hồng Tuân thời Nam Tống (Trung Quốc) trong quyển “Tiền chí” cũng khẳng định có loại tiền “Thái Bình hưng bảo” với những miêu tả khá chi tiết. Vậy đây là tiền gì?


Theo quan niệm của tôi, có những cơ sở sau đây để đưa ra khả năng không có loại tiền “Thái Bình hưng bảo” mà chỉ có “Đại Bình hưng bảo”, đó là:

– Tự dạng không cho phép đọc chữ “Đại” thành chữ “Thái”. Có nhiều người giải thích rằng, tiền được đúc nên nét trên khuôn, sau khi đúc ra tiền, đã bị khuyết nét. Vậy thì, trong hàng trăm đồng tôi được xem, phải có chữ “Thái” không khuyết và mất nét? Thực tế, tiền Việt Nam cũng có loại tiền “Thái An thông bảo”, “Thái Hòa bảo phong” mà chữ “Thái” còn rõ ràng dấu chấm. Như vậy, kỹ thuật đúc không thể giải thích hiện tượng này. Cũng có giải thích ý kiến vì “Thái” là chữ húy nên phải kiêng kỵ, theo tôi cũng không đủ sức thuyết phục vì không luật lệ ở đâu chặt chẽ như Trung Quốc mà đời Tống Thái Tông, nhà Bắc Tống (976 – 983) đặt niên hiệu “Thái Bình hưng quốc” đồng thời cũng có tiền “Thái Bình hưng bảo”(1).

Thái Bình hưng bảo (970- 980)

 – Trong lịch sử tiền cổ Việt Nam, chữ “Đại” khá nhiều, đó là “Đại Định thông bảo” (triều Lý); “Đại Trị thông bảo”, “Đại Trị nguyên bảo” và “Đại Định thông bảo” (triều Trần); “Đại Bảo thông bảo”, “Đại Hòa thông bảo”(2) (triều Lê sơ); “Đại Chính thông bảo” (triều Mạc); “Cảnh Hưng đại bảo” (triều Lê Cảnh Hưng)… Tất cả những chữ “Đại” trong các loại tiền trên đều rất rõ ràng cho dù có nhiều kiểu khác nhau. Vậy thì sao lại không có “Đại Bình hưng bảo”.

– “Đại” trong triều Đinh không chỉ có trên tiền. Những viên gạch khai quật được ở Hoa Lư (Ninh Bình) hay lớp văn hóa thế kỷ thứ 10 ở Thăng Long (Hà Nội) có in nổi 6 chứ “Đại Việt Quốc Quân Thành Chuyên” là một gợi ý đáng quan tâm về mối liên hệ của hai chữ “Đại”.

– Trong sưu tập của Nguyễn Đình Sử, tôi còn được nhìn thấy một đồng tiền rất lạ, chưa từng thấy xưa nay, đó là đồng tiền “Đại Việt thông bảo”.

Thái Bình hưng bảo (970-980)

Đồng tiền này có rất nhiều nét tương đồng với đồng tiền “Đại Bình hưng bảo”, khiến tôi cho đây là một loại tiền của Đinh Tiên Hoàng. “Đại Việt thông bảo” sẽ xin được trình bày trong một chuyên khảo với những so sánh về trọng lượng, kích thước, thành phần hợp kim, lỗ và biên tiền cùng thư pháp, mà bài viết này chưa đủ điều kiện đề cập.  


Nói về chữ “Đại” trong tiền “Thái Bình hưng bảo”, không phải đến bây giờ tôi mới đề cập. J. Bernard cũng đã đọc tiền này là “Đại Bình hưng bảo” từ năm 1963(3), nhưng dường như không mấy ai quan tâm tới ý kiến này trong nghiên cứu tiền cổ. Xin chia sẻ với ông và tôi cũng muốn các nhà nghiên cứu gọi đúng mặt chữ được ghi trên tiền – điều mà chúng ta không thể làm khác được.

                                                                                        Phạm Quốc Quân

———-

(1) Đỗ Văn Ninh: Tiền cổ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1992, tr.36.

(2) “Đại Hòa” chứ không phải là “Thái Hòa”.

(3) J. Bernard: Sưu tập tiền cổ An Nam 968-1955 (chữ Anh). 1963, tr.1.
Nguồn: http://www.baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Kien-thuc-lich-su—van-hoa/2008/09/3A9212C4/

Tg: Ai cũng công nhận là thời Đinh có tiền cổ, tuy nhiên chưa ai chứng minh được một cách khoa học niên hiệu của đồng tiền là Thái Bình hưng bảo hay Đại Bình hưng bảo hay Đại Hưng bình bảo mà chỉ ở mức “tôi cho là”, “một cách nhìn nhận khác”, “tại sao lại không thể”, “hợp lý hơn”, “có thể là”, “chưa chắc là”,  v.v. Thật sự rất thiếu sức thuyết phục!

Tiền tệ thời nhà Tiền Lê

Tiền tệ THỜI NHÀ LÊ.

Nước nhà mới giành lại độc lập, đang lo củng cố, quy tắc chưa nghiêm, mặt khác nền kinh tế còn non yếu, chưa phát triển, nhu cầu trao đổi bằng tiền chưa phổ biến, đồng tiền cho đúc ra lúc đầu chỉ mang tính cách độc lập có chủ quyền chứ chưa phát hành rộng rãi trong dân chúng. Lương bổng quan chức, quân lính phát bằng hiện vật là chính. Thuế khoá các nơi cũng nộp bằng hiện vật. Trong 29 năm thuộc kỷ nhà Lê, chính sử chỉ có một dòng ngắn ngủi về việc đúc tiền “…năm giáp thân 984, mùa xuân tháng hai, đúc tiền Thiên Phúc…”.

Tiền THIÊN PHÚC TRẤN BỬU do Vua Lê Đại Hành cho đúc vào năm thứ 5 lấy theo niên hiệu của ngài và có lẽ về sau này Lê Long Đĩnh có cho đúc thêm nhiều để giao thương với Trung Hoa. Sử trung Hoa cho biết lúc bấy giờ người Việt đến buôn bán ở châu Liêm và châu Khâm (có trấn Như Hồng) đến nay vẫn còn được tìm thấy khá nhiều. Về cơ bản, tiền Thiên Phúc Trấn Bửu có nhiều đặc điểm giống tiền Ðại Bình Hưng bửu. Tuy vậy, ta cũng thấy rằng Nhà Lê noi theo Nhà Ðinh, không theo quy tắc đúc tiền của Trung Hoa để đúc tiền Thiên Phúc. Viết quốc tính lên mặt sau đồng tiền để khẳng định chủ quyền và phân biệt rõ ràng với tiền Trung Hoa vốn đã được dùng ở nước Việt từ trước.

                                                         Thiên Phúc Trấn Bảo (Măt trước)

Thiên Phúc Trấn Bảo (mặt sau ghi chữ Lê)

Triều nhà Lê còn nhiều vấn đề khúc mắc mà sử không nói đến, một số điều khúc mắc có liên quan đến việc đúc tiền của nhà Lê như : Lê Long Ðĩnh khi lên ngôi lấy hiệu là Cảnh Thụy nhưng vẫn cho đúc tiền Thiên Phúc, vậy tiền Thiên Phúc nào được đúc dưới triều của Cảnh Thụy là rất khó phân định.
Tuy vậy, ta cũng thấy rằng Nhà Lê noi theo Nhà Ðinh, không theo quy tắc đúc tiền của Trung Hoa để đúc tiền Thiên Phúc. Viết quốc tính lên mặt sau đồng tiền để khẳng định chủ quyền và phân biệt rõ ràng với tiền Trung Hoa vốn đã được dùng ở nước Nam từ trước.

Nguồn: http://giadinh-numis.com/Web/showthread.php?14-K%E1%BB%B2-II.-Ti%E1%BB%81n-t%E1%BB%87-th%E1%BB%9Di-nh%C3%A0-Ti%E1%BB%81n-L%C3%AA

Bí mật về loại tiền đặc biệt thời vua Tự Đức

Trong số những loại tiền được đúc dưới thời vua Tự Đức triều Nguyễn, có một loại tiền rất đặc biệt. Tuy nhiên, điều đặc biệt này không phải ở chất liệu kim loại dùng để đúc tiền, không phải theo khuôn mẫu, hình thức mới… mà khác lạ ở chính tên gọi của nó.
Vua Tự Đức lên ngôi tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), giống như các triều vua trước đó, ông cũng cho đúc tiền mang niên hiệu của mình, sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ viết: “Tự Đức năm đầu, dụ rằng: Đúc tiền theo niên hiệu mới. Vậy cho theo thể lệ đúc tiền Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị mà đúc tiền hiệu mới là Tự Đức thông bảo, tiền đồng hạng lớn, mỗi đồng nặng 9 phân, tiền đồng hạng nhỏ và tiền kẽm đều mỗi đồng tiền nặng 6 phân”.
Trong thời gian trị vì Tự Đức đã nhiều lần cho đúc đồng “Tự Đức thông bảo”, đồng tiền này có nhiều dạng khác nhau, có đồng ở mặt sau ghi giá trị ấn định của đồng tiền như chữ “lục văn”, để chỉ đồng tiền này ăn sáu đồng tiền kẽm; hoặc các chữ “thất văn”, “lục văn”… Ngoài ra, còn có những loại tiền kẽm được đúc lần đầu vào năm Kỷ Tỵ (1869) đường kính nhỏ, có loại mặt sau để trơn, có loại mặt sau của tiền ghi nơi đúc như: Hà Nội, Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên…

Chân dung vua Tự Đức

Tuy nhiên loại tiền đặc biệt của vua Tự Đức được đúc vào tháng 2 năm Tân Dậu (1861), loại tiền này gọi là “Tự Đức bảo sao” có 8 loại, đây là loại tiền đúc để cho người dân tiện lợi mang theo khi đi đường. Cụ thể mặt sau của các đồng này có ghi: 1. Chuẩn thập văn (ăn 10 đồng tiền kẽm), 2. Chuẩn nhất thập văn (ăn 10 đồng tiền kẽm), 3. Chuẩn nhị thập văn (ăn 20 đồng tiền kẽm), 4. Chuẩn tam thập văn (ăn 30 đồng tiền kẽm), 5. Chuẩn tứ thập văn (ăn 40 đồng tiền kẽm), 6. Chuẩn ngũ thập văn (ăn 50 đồng tiền kẽm), 7. Chuẩn lục thập văn (ăn 60 đồng tiền kẽm), 8. Chuẩn đương nhị bách (ăn 200 đồng tiền kẽm).
Các loại tiền chủ yếu được đúc bằng chất liệu đồng, chính bởi vậy mà dần dần “đồng” trở thành tên gọi đơn vị tiền tệ của nước ta cho đến tận ngày nay.
Không rõ lý do gì mà Tự Đức lại đặt tên loại tiền thứ 2 của ông là “Tự Đức bảo sao”, đồng tiền này cũng là đồng tiền kim loại nhưng chữ “sao” lại chỉ dùng để gọi tiền giấy. Từ đời vua Trần Thuận Tông, theo chủ trương của Hồ Quý Ly đã cho in tiền giấy gọi là “Hội sao thông bảo”, tiền này được dùng cho đến khi triều nhà Hồ sụp đổ. Theo Phan Huy Chú viết trong sách Lịch triều hiến chương loại chí cho biết: “Giấy sao chỉ là miếng giấy vuông chừng một thước, chỉ đáng giá 5-3 đồng tiền mà đem đổi lấy những vật giá 5-6 trăm đồng của người ta, đã không hợp lý mà lại làm người ta cất giữ, dễ rách nát”.


Đồng tiền Tự Đức bảo sao – Chuẩn tứ thập văn

Như vậy “sao” là cách gọi loại tiền giấy, vậy mà “Tự Đức bảo sao” là tiền đồng chứ không phải là tiền giấy, dù gọi là “sao”. Sách Đại Nam thực lục của triều Nguyễn viết về tiền này như sau: “Đúc sáu hạng tiền đồng, từ hạng tiền một đồng ăn 10 đồng đến hạng tiền một đồng ăn 60 đồng. Mặt đồng tiền khắc bốn chữ Tự Đức bảo sao. Hạng ăn 10 đồng nặng 1 đồng cân 5 phân, hạng ăn 20 đồng nặng 3 đồng cân, hạng ăn 30 đồng nặng 4 đồng cân 5 phân, hạng ăn 40 đồng nặng 6 đồng cân, hạng ăn 50 đồng nặng 7 đồng cân 5 phân, hàng ăn 60 đồng nặng 9 đồng cân”.
Tiền “Tự Đức bảo sao” được đúc nhiều lần ở những năm khác nhau, sách Đại Nam thực lục còn cho biết đồng tiền bảo sao này được đúc nhiều nhất là đồng mặt sau có chữ Chuẩn lục thập văn, một đồng này ngang với 60 đồng tiền kẽm (vừa đúng 1 tiền), thông hành trong dân gian rất tiện lợi nên được đúc nhiều.
Đồng tiền có tên gọi lạ lùng này của vua Tự Đức không chỉ gây ngạc nhiên cho giới nghiên cứu, sưu tầm tiền cổ trong nước mà ngay đến cả người nước ngoài cũng phài ngạc nhiên, tò mò. Một nhà nghiên cứu Tây phương là ông Henry A. Ramsden (1872-1915) trong một tập san viết về tiền tệ đã nói rằng tiền bảo sao của vua Tự Đức là “thứ tiền duy nhất của An Nam bằng kim loại được đúc để tượng trưng cho tiền giấy”.
Ngoài những loại tiền nói trên, Tự Đức còn cho đúc tiền mang niên hiệu của mình bằng chất liệu vàng và bạc, mặt trước vẫn có dòng chữ “Tự Đức thông bảo”, mặt sau mang nhiều hình vẽ, họa tiết khác nhau như hình 5 con dơi (biểu tượng của Ngũ phúc), hình rồng bay (gọi là tiền phi long), hình ba cây: mai, tùng, trúc (biểu tượng của Tam thọ), thậm chí có loại gọi là tiền Vạn thế vĩnh lại khắc cả bài thơ 20 chữ trên lưng tiền…

Nguồn: Kienthuc.net.vn

Tiền cổ Việt Nam trong lịch sử đại cổ tiền đồ thuyết

Từ xưa đến nay đã có nhiều tác giả bàn về tiền cổ như Lê Quý Đôn ở mục Phẩm vật trong sách Vân đài loại ngữ, Phan Huy Chú trong Quốc dũng chí sách Lịch triền hiến chương loại chí; Đỗ Văn Ninh trong Tiền cổ Việt Nam; Nguyễn Anh Huy nghiên cứu tiền cổ các đời; Đinh Công Vĩ nghiên cứu tiền cổ Việt Nam qua các niên đại (năm con giáp v.v…). Gần đây chúng tôi lại sưu tầm được cuốn Lịch đại cổ tiền đồ thuyết do Đinh Phúc Bảo biên soạn và Đái Bảo Bình tham gia giám định, xuất bản năm 1940 tại thư điếm Thượng Hải – Trung Quốc.

Trong lời thuyết minh bản chụp in lại cuốn sách này ghi rằng: Bản Lịch đại cổ tiền đồ thuyết do Đinh Phúc Bảo biên soạn và Đái Bảo Bình tham gia giám định, xuất bản năm 1940, cách ngày nay đã hơn 40 năm. Ba, bốn mươi năm nay phần lớn tiền cổ khai quật lên, các tác giả nghiên cứu tiền cổ phát biểu rất nhiều, nhưng bản Đồ thuyết này vẫn là quyển sách công cụ có giá trị đối với những người sưu tầm cổ vật, những người nghiên cứu tiền tệ, những người thu thập cất giữ và yêu quý tiền cổ.

Quyển sách này tổng cộng thu thập được 3131 loại tiền cổ và liệt kê theo thứ tự lịch sử, tiền cổ phát hành qua các triều đại từ thời Tần đến nay đều được sưu tầm đầy đủ, có một số trường hợp còn liệt kê các tiêu bản khác nhau, so với bản Cổ tiền đồ phả được in ấn trước đây thì nhiều hơn hẳn. Do các nguyên nhân hạn chế của thời đại v.v.. nên trong đó cũng có lẫn một số sản phẩm giả, nhưng không ảnh hưởng gì đến giá trị quyển sách.

Những hình ảnh trong quyển sách này đều dùng các bản dập tiền cổ để in, có loại tiền gốc đã không tồn tại, nhưng từ thấy những hình dáng và thần thái của các đồng tiền qua các bản dập thì đã thể hiện được rõ về tiền cổ. Đối với việc đúc tiền, năm phát hành và chủng loại đều có phần tóm tắt thuyết minh có thể làm tài liệu tham khảo về lịch sử sơ lược của tiền tệ.

Các loại tiền cổ được ghi chú rõ giá trị thị trường đương thời, sau khi quyển sách được xuất bản thì đã có sự thay đổi rất nhiều, không thích hợp với hiện nay nữa. Nhưng nó phản ảnh tình hình chung các loại tiền cổ đương thời còn được lưu hành ít hay nhiều nên đối với các nhà nghiên cứu vẫn có giá trị nhất định.

Quyển sách này đương thời được in ấn không nhiều, hiện nay đã rất khó sưu tầm. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu cần bức thiết của độc giả chúng tôi xin chụp nguyên bản để phát hành.

Ấn hành vào tháng 12 năm 1985 tại nhà sách Thượng Hải. Quyển Lịch đại cổ tiền đồ thuyết đề cập đến tiền cổ của rất nhiều nước như Triều Tiên (Lưu Cầu), Nhật Bản, An Nam (Việt Nam), v.v. Ở đây chúng tôi chỉ xin giới thiệu về phần tiền cổ Việt Nam. Cụ thể như sau:

Phần 20: An Nam (Việt Nam)

– Thái Bình Hưng Bảo, lưng có chữ Đinh. Đại Việt sử ký ghi Đinh Bộ Lĩnh nước An Nam (Việt Nam) dựng nước vào đầu năm Tống Khai Bảo đến năm thứ ba thì đổi niên hiệu là Thái Bình hiệu là Đinh Triều, trên mặt tiền là Thái Bình, sau lưng tiền là chữ Đinh, Quốc hiệu:

+ Thái Bình Hưng Quốc

+ Thiên Phúc Trấn Bảo

Lưng tiền đúc chữ Lê, Đại Việt sử ký ghi rằng năm Thiên Phúc thứ năm đời Lê Hoàn nước An Nam (tức năm đầu Tống Ung Hy) đúc tiền Thiên Phúc Trấn Bảo, lưng tiền là chữ Lê cũng là quốc hiệu.

xu cổ việt nam

– Thiên Phúc Trấn Bảo.

– Minh Đạo Nguyên Bảo: Đại Việt sử ký chép rằng: tháng 10 năm Càn Phù Hữu Đạo thứ tư đời Lý Thái Tông nước An Nam xuống chiếu đổi niên hiệu là Minh Đạo thứ nhất. Đúc tiền Minh Đạo, xét loại tiền này với tiền Minh Đạo Bắc Tống hoàn toàn không giống nhau.

– Thiên Cảm Nguyên Bảo: khoảng năm Thiên Cảm Thánh Vũ đời Lý Thái Tông vâng theo mệnh lệnh của Cần Vương Lý Nhật Trung đúc tiền, trên mặt tiền có chữ “tuyến độc”, mặt sau không có chữ và có hai chữ Cần Vương (theo Đông Á tiền chí).

– Thiên Cảm Nguyên Bảo. Năm Kiến Trung đời Trần Thái Tông đúc loại tiền loại nhỏ lưng tiền không có chữ, tiền này lưu truyền ở đời rất ít (theo Đông Á tiền chí).

– Chính Bình Thông Bảo: ®úc năm Thiên Ứng Chính Bình đời Trần Thái Tông. Hình dạng của tiền đó với tiền Kiến Trung Thông Bảo trước đây gần gần giống nhau (theo Đông Á tiền chí).

– Nguyên Phong Thông Bảo: ®úc năm Nguyên Phong đời Trần Thái Tông.

– Thiệu Phong Thông Bảo: ®úc năm Thiệu Phong đời Trần Thái Tông, tiền đồng sắc đen nhạt, mỏng hiện tại còn rất ít.

– Khai thái Nguyên Bảo: ®úc năm Khai Thái đời Trần Nhân Tông, lưng tiền không có chữ cũng có chữ Trần ghi tên Quốc Hiệu.

– Thiệu Phong Nguyên Bảo: ®úc năm Thiệu Phong đời Trần Dụ Tông, mặt tiền có chữ Chân thư, Hành thư, tạp thư v.v. (theo Đông Á tiền chí).

– Đại Trị Thông Bảo: Đại Việt sử ký chép rằng tháng hai mùa xuân năm Đại Trị thứ 3 đời Trần Dụ Tông đúc tiền Đại Trị Thông Bảo có nhiều loại, các loại có chữ Chân thư, Hành thư, Lệ thư, Thảo thư v.v…

– Đại Trị Nguyên Bảo: ®úc năm Đại Trị đời Trần Dụ Tông, có chữ Chân thư, Hành thư, tạp thư v.v…

– Thi Nguyên Thông Bảo: ®úc năm Bổ hy nhà Nguyễn.

– Đại Định Thông Bảo: ®úc năm Đại Định đời phế đế Nhật Lệ, dạng tiền này cùng với tiền của Đại Định nhà Kim không giống nhau.

– Cảnh Nguyên Thông Bảo: tiền của Tống Nguyên Thông Bảo và tiền Cảnh Nguyên Thông Bảo giống tiền Thi Nguyên Thông Bảo và là tiền đúc cùng thời.

– Khánh Nguyên Thông Bảo: đúc năm Thánh Nguyên thứ nhất thời Đại Ngu Đế Quý Ly, màu sắc nhạt hình to và hiện lưu truyền ở đời rất ít.

– Thiên Khánh Thông Bảo: đúc năm Thiên Khánh thứ nhất đời vua Trần Cảo nước An Nam (theo sách Đông Á tiền chí)

tiền cổ việt nam thời hán

– Thánh Nguyên Thông Bảo: đúc năm Thánh Nguyên thứ nhất đời Đại Ngu Đế Quý Ly, màu sắc nhạt hình thì lớn lưu truyền ở đời rất ít.

– Thuận Thiên Nguyên Bảo: Đại Việt sử ký chép đầu niên hiệu Thuận Thiên đời Lê Thái Tổ, đúc tiền Thuận Thiên Nguyên Bảo

– Thuận Thiên Đại Bảo: Đại Việt sử ký chép năm đầu niên hiệu Thuận Thiên đời Lê Thái Tổ từ tháng tư đến tháng 12 nhuận đều đúc tiền Thuận Thiên Đại Bảo.

– Thiệu Bình Thông Bảo: Đại Việt sử ký chép Thiệu Bình năm đầu thời Lê Thái Tông ngày mồng 4 tháng 9 ban đúc tiền mới Thiệu Bình.

– Đại Bảo Thông Bảo: khoảng năm Đại Bảo đời Lê Thánh Tông đúc tiền Đại Bảo Thông Bảo (theo Đông Átiền chí).

– Đại Bảo Thông Bảo: khoảng năm Đại Hòa đời Lê Nhân Tông đúc tiền Đại Hòa Thông Bảo (theo Đông Á tiền chí).

– Diên Ninh Thông Bảo: Đại Việt sử ký chép rằng năm Diên Ninh thứ nhất đời Lê Nhân Tông vào mùa xuân tháng giêng đúc tiền Diên Ninh Thông Bảo.

– Thiên Hưng Thông Bảo: khoảng năm Thiên Hưng đời Lê Phế Đế Nghi Dân đúc tiền Thiên Hưng Thông Bảo (theo Đông Á tiền chí).

tiền cổ, xu lỗ vuông

– Quang Thuận Thông Bảo: đúc khoảng năm Quang Thuận đời Lê Thánh Tông

– Hồng Đức Thông Bảo: khoảng năm Hồng Đức thứ nhất đời Lê Thánh Tông đúc tiền Hồng Đức Thông Bảo.

– Cảnh Thống Thông Bảo: đúc khoảng năm Cảnh Thống thứ nhất đời Lê Thánh Tông.

– Đoan Khánh Thông Bảo: đúc khoảng năm Đoan Khánh đời vua Lê Uy Mục

– Hồng Thuận Thông Bảo: đúc khoảng năm Hồng Thuận đời Lê, đúc tiền Hồng Thuận Thông Bảo.

– Quang Thiệu Thông Bảo: đúc khoảng năm Quang Thiệu đời vua Lê Chiêu Tông, đúc tiền Quang Thiệu Thông Bảo.

– Trần Công Tân Bảo: năm Hồng Thuận thứ ba đời Lê. Cũng khoảng năm Thiên Ứng Trần Cảo đúc tiền mặt tiền mặt tiền bằng chữ triện, sau lưng không có chữ.

– Tuyên Hòa Hữu Bảo: khoảng năm Tuyên Hòa đời Trần Cảo đúc tiền Tuyên Hóa Hữu Bảo.

– Minh Đức Thông Bảo: khoảng năm Minh Đức đời Mạc Thái Tổ đúc tiền Minh Đức Thông Bảo, bề mặt chữ đọc đối nhau lưng không có chữ.

– Đại Chính Thông Bảo: khoảng năm Đại Chính đời Mạc Thái Tông đúc tiền Đại Chính Thông Bảo.

– Quảng Hòa Thông Bảo: ®úc khoảng năm Khánh Hòa đời Mạc Phúc Hải.

– Vĩnh Định Thông Bảo: khoảng năm Vĩnh Định đời Mạc Phúc Nguyên đúc tiền Vĩnh Định Thông Bảo so với tiền đúc chân lạc thì màu sắc cũng tương tự, hình dáng thì mỏng, nhỏ.

– Quang Bảo Thông Bảo: ®úc khoảng năm Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên.

– Sùng Minh Thông Bảo: ba loại tiền Nguyên Chính Thông Bảo, Khai Tiến Thông Bảo, Sùng Minh Thông Bảo đúc không khác mấy so với tiền Vĩnh Định Thông Bảo là đồng tiền thời Mạc Phúc Nguyên là không phải nghi ngờ gì nữa.

– Nguyên Hòa Thông Bảo: khoảng năm Nguyên Hòa đời Đại Việt Tráng Đế đúc tiền Nguyên Hòa Thông Bảo trên mặt là chữ Triện đọc đối nhau.

– Gia Thái Thông Bảo: khoảng năm Gia Thái Đại Việt Thế Tông đúc tiền Gia Thái Thông Bảo, chất tiền khác so với tiền Gia Thái Thông Bảo đời Nam Tống.

– Vĩnh Thọ Thông Bảo: khoảng năm Vĩnh Thọ đời Lê Thần Tông đúc tiền này. Chất đồng có hai loại xanh và đỏ chữ trên mặt tiền có hai thể, thể chân và thể hành.

– Vĩnh Thịnh Thông Bảo: đúc năm Vĩnh Thịnh đời Lê Dụ Tông, lưng tiền có chữ Tỵ.

– Bảo Thái Thông Bảo: đúc năm Bảo Thái đời Lê Dụ Tông, chất màu đỏ, đúc thô sơ.

– Cảnh Hưng Thông Bảo: khoảng năm Cảnh Hưng đời Lê Hiến Tông đúc tiền này ở Bắc Kỳ. Có ba loại Chân thư, Lệ thư và Thiện thư. Loại Chân thư lưng có chữ Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Sơn Tây, Sơn Nam, Kính Trung, Tây Thái Công v.v.

– Cảnh Hưng Thông Bảo.

– Cảnh Hưng Nội Bảo.

– Cảnh Hưng Cực Bảo: ®úc năm Cảnh Hưng thứ ba (theo Đông Á tiền chí)

– Cảnh Hưng Chí Bảo.

– Cảnh Hưng Trung Bảo

– Cảnh Hưng Chính Bảo

– Cảnh Hưng Vĩnh Bảo.

Trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết rằng: tháng Giêng mùa xuân năm Cảnh Hưng thứ hai ba đặt chức quan Giám đốc lò đúc tiền rồi mới đặt quan giám đốc. Các lò đúc tiền Nhật chiêu mặc cáo và các lò đúc tiền Sơn Tây, Thái Nguyên đều có ghi riêng biệt để phòng lạm phát.

– Cảnh Hưng Thuận Bảo: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, khoảng tháng Giêng năm Cảnh Hưng ba mươi bảy. Lò đúc tiền Thuận Hóa đã đem đồng để đúc tiền Cảnh Hưng Thuận Bảo gồm hơn bao vạn dân.

– Chiêu Thống Thông Bảo: trong Khâm Định duyệt sử thông giám cương mục ghi rằng: Vào tháng ba năm Chiêu Thống thứ nhất đời Lê Mẫn Đế. Nguyễn Hữu Chỉnh tâu xin vận chuyển tất các tượng đồng ở các chùa quan để đúc tiền Chiêu Thống Thông Bảo lưng có các chữ Trung, nhất, chính, sơn, thái, sơn nam v.v…

– Thái Bình Thông Bảo: tiền đúc đời Thuận Hóa Thái tổ Nguyễn Hoàng lưng có tinh văn và nhất nhất lại có bánh xe Thái Đô sắt đồng cũng mờ mờ đúc thô sơ (theo Đông Á tiền chí).

– Thiên Minh Thông Bảo: loại tiền kẽm (chì) đúc thời Thế Tông ở Thuận Hóa…

– An Pháp Nguyên Bảo: năm Bính Thìn thứ hai mươi mốt đời Túc Tông Phúc Phong ở Thuận Hóa, từ đó về sau Đô đốc Trấn Hà Tiên là Đăng Thiên Tứ đúc ở trấn Hà Tiên.

– Thái Đức Thông Bảo: năm Thái Đức triều Tây Sơn Nguyễn Văn Nhạc đúc tiền này bằng đồng sắt màu đỏ, màu đen, màu vàng và màu trắng v.v.. lưng có chữ tinh nguyệt lại có hai chữ thảo thư vạn tuế là Thái Đức năm thứ mười bốn Nguyễn Văn Nhạc về thành Quy Nhơn tức là lên ngôi ở Trung ương Hoàng Đế đúc tiền Thái Đức Thông Bảo.

– Minh Đức Thông Bảo: đúc hình dạng và kích thước chữ cũng như Thái Đức Thông Bảo có hai chữ Vạn Tuế bằng chữ Thảo tương tự. Loại tiền cùng thời là không còn nghi ngờ gì nữa. Hai chữ Minh Đức là lời khen chứ không phải là niên hiệu. Sau lưng có hai chữ vạn tuế bằng chữ Thảo. Không giống tên Minh Đức của Mạc Đăng Dung.

– Quang Trung Thông Bảo: đúc năm Quang Trung Nguyễn Văn Huệ. Màu sắc đỏ, vàng tuyền, mỏng như giấy, lớn nhỏ không giống nhau, chữ ở trên tiền nhỏ sau lưng không có chữ lại có hai chữ An Nam. Ở sau lưng có chữ Trọng luân.

– Quang Trung Đại Bảo: cũng đúc năm Quang Trung Nguyễn Văn Huệ đồng vàng mỏng, chữ Bảo (寶) là chữ Bảo.

– Cảnh Thịnh Thông Bảo: đúc năm Cảnh Thịnh đời Nguyễn Quang Toản đúc bằng đồng màu thuần vàng mỏng, lớn nhỏ không giống nhau. Lưng phần nhiều không có chữ, trước mặt và sau lưng đều.

– Cảnh Thịnh Đại Bảo: đúc năm Cảnh Thịnh đời Nguyễn Văn Toản, hình dạng cũng giống tiền Quang Trung Đại Bảo.

Bảo Hưng Thông Bảo: đúc năm Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản, đúc thô sơ, mỏng sau lưng không có văn, tương truyền là rất ít, không tương truyền ở đời (theo Đông Á tiền chí).

– Gia Long Thông Bảo: Đại Nam thực lục chính biên chép rằng tháng sáu năm Gia Long thứ 2 đời thế tổ Gia Long đúc tiền Gia Long Thông Bảo. Có hai loại tiền đồng và tiền kẽm. Sau lưng có chữ triện sáu phân, chữ Khải bảy phân.

– Gia Long Thông Bảo.

– Minh Mệnh Thông Bảo: Đại Nam thực lục chính biên chép rằng, tháng hai năm Minh Mệnh thứ nhất đời Thánh Tổ đầu tiên đúc tiền Minh Mệnh Thông Bảo sáu phân tiền đồng và tiền kẽm (chì) lại đúc tiền đồng loại lớn. Đông Á tiền chí chép rằng: năm Minh Mệnh thứ 18 thì đúc tiền ở phủ Thuận Hóa một tương đương với một trăm, lưng đúc những lời trong kinh truyện Nam Mỹ hiệu có tám chữ, hai mươi ba loại, bốn chữ có mười bảy loại: Xuyên chí sơn tăng, lời dụ hậu sinh, như sơn như xuyên, như cương như phụ, kỳ ngọc kim chương, kỳ trác tạo tương, thánh mô dương dương, vương đạo thang thang v.v…

– Nguyên Trị Thông Bảo: Trị Nguyên Thông Bảo khoảng năm Trị Nguyên thứ nhất đời Lê Văn Ngỗi (theo Đông Á tiền chí).

– Nguyên Long Thông Bảo: đúc năm Nguyên Long đời Ngụy Văn Vân, đúc mỏng nhỏ sau lưng không có chữ cũng có đúc chữ xương và chữ trong (theo Đông Á tiền chí).

– Thiệu Trị Thông Bảo: Đại Nam thực lục chính biên chép rằng tháng ba năm Thiệu Trị thứ nhất đời Hiến Tổ đúc tiền Thiệu Trị Thông bảo nhỏ, nhẵn có hai loại tiền đồng và tiền kẽm, lưng có hai chữ Hà Nội lại có loại tiền đồng lớn hình dạng giống tiền lớn Minh Mệnh Thông Bảo, chữ ở lưng cũng có bốn mươi loại.

– Thọ Hiếu Niên

– Tự Đức Thông Bảo

– Sử Dân Phú Thọ

– Tự Đức Thông Bảo

Đại Nam thực lục chính biên chép rằng tháng hai năm Tự Đức thứ nhất đời Dực đế bắt đầu đúc tiền Tự Đức bằng đồng, lưng có sáu văn hai chữ, tiền kẽm lưng có chữ Sơn Tây, Hà Nội v.v… lại có loại tiền đồng lớn giống tiền đồng Minh Mệnh Thông Bảo lưng cũng có vân bốn mươi loại.

tiền cổ số lượng lớn được tìm thấy

– Tự Đức Bảo Sao: đúc năm Tự Đức thứ 18 đời Dực Đế lưng ghi chữ trị từ 18 văn đến 60 văn. Phàm lục Phẩm theo thứ tự kém sáu văn (theo Đông Á tiền chí).

– Kiến Phúc Thông Bảo: Khoảng năm Kiến Phúc đời Giảm Tông trong cung Thuận Hóa Bảo đúc thử tiền ở phủ Hà Nộii có hai loại tiền đồng và tiền kẽm (theo Đông Á tiền chí).

– Hàm Nghi Thông Bảo: đúc năm Hàm Nghi đời vua Hàm Nghi lưng tiền không có chữ, cũng có hai chữ Lục Văn (theo Đông Á tiền chí)

– Đồng Khánh Thông Bảo: Đại Nam thực lục chính biên chép rằng vào tháng tư năm Đồng Khánh thứ nhất đời Cảnh Tông, đúc tiền Đồng Khánh Thông Bảo có hai loại.

– Thành Thái Thông Bảo: đúc năm Thành Thái đời vua Thành Thái năm đầu có hai loại lớn nhỏ lưng có chữ Lục Văn và Thập Văn (theo Đông Á tiền chí).

– Duy Tân Thông Bảo: đúc năm Duy Tân đời vua Duy Tân có hai loại lớn nhỏ. Loại lớn sau lưng có hai chữ Thập Văn (theo Đông Á tiền chí).

– Khải Định Thông Bảo: đúc năm Khải Định đời vua Khải Định, lưng không có chữ./.

Nguồn: Thegioitien.vn

Phần 4: Tiền thưởng triều Nguyễn: Đời vua Tự Đức (1848 – 1883)

Đời vua Tự Đức có đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật. Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Tự Đức niên tạo – Tạo tác trong niên hiệu Tự Đức, (1848 – 1883).

Lưng tiền đúc nổi 4 chữ Quán tiền nhị phân (Tiền quán 2 phân). Ngoài ra dưới đời Tự Đức còn cho đúc loại Nội thảng ngân tứ tiền (Bạc của Quốc nội 4 tiền).

Dưới đời vua Tự Đức tiền thưởng loại tròn dẹt, lỗ vuông, đúc bằng bạc và bạc mạ vàng. Lưng tiền đúc nổi 4 chữ Tự Đức thông bảo, đọc chéo. (Tạo tác trong niên hiệu Tự Đức, 1848-1883).

Lưng tiền gồm các loại như sau:

– 5 hình dơi và 2 chữ Ngũ phúc. Đây là biểu tượng của ngũ phúc: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. LSb.34976; 34972; 35906.


– Rồng, mây (phi long). LSb.34973; 35698; VN37-3.

– Lưỡng long. LSb.35908.

– Nhất tiền viết từ.

( Một tiền viết yêu thương) – LSb.35656.


– Tứ tiền viết đễ.

(Bốn tiền viết tình anh em) – LSb.35645.

– Ngũ tiền viết nghĩa.

( Năm tiền viết đạo lí) – LSb.34965.


– Thất tiền viết huệ.

(Bảy tiền viết lòng nhân ái) – LSb.34968.


– Bát tiền viết thuận.

(Tám tiền viết thuận hòa) – LSb.34967.


Loại tiền này mặt tiền chính giữa là hình mặt trời nhiều tia hoặc diềm nhũ đinh và sóng nước hay răng cưa nhọn.

Ngoài ra còn có các đồng tiền khác đúc bằng bạc:

– Mặt tiền đúc 4 chữ Long vân khế hội, xen kẽ hình rồng mây. LSb.34979.

Bảng 3: Tiền thưởng bằng đồng đời vuaTự Đức (1848- 1883)

– Hai đồng tiền LSb.35698 và VN37-2 có mặt tiền đúc 8 chữ Tự Đức thông bảo, triệu dân lại chi ( Đồng tiền Tự Đức muôn dân được nhờ) ; lưng tiền là hình rồng mây.


Loại tiền thưởng mang mỹ hiệu đúc bằng đồng loại lớn, trong sưu tập của Bảo tàng Lịch sử quốc gia có 26 mẫu. Trong đó loại 4 chữ có 9 mẫu, loại 8 chữ có 17 mẫu.

Như vậy, mỹ hiệu trên các loại tiền thưởng trên đây đã thể hiện quan điểm trị quốc của các vua nhà Nguyễn coi trọng người dân, đòi hỏi người trị quốc phải chăm lo tới việc dạy bảo dân cùng với việc nuôi dân. Hướng giáo dục theo các quy phạm đạo đức tam cương, ngũ thường của Nho giáo, khuyên mọi người hiểu và biết đạo làm người để ứng xử các quan hệ xã hội vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em bằng hữu, thầy trò. Như vậy, nội dung của nhiều đồng tiền thưởng, không chỉ giáo dục nhân cách con người theo quy phạm đạo đức mà còn thiên về khía cạnh giáo dục chính trị đạo đức, nhằm bảo vệ và củng cố quyền lực của Vương triều.

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Phần 3: Tiền thưởng triều Nguyễn: Đời vua Thiệu Trị (1841 – 1847)

Đời vua Thiệu Trị cũng đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật, mặt tiền đúc nổi 4 chữ Thiệu Trị niên tạo, Đinh Mùi – 紹治年造 – 丁未 (Tạo tác năm Đinh Mùi trong niên hiệu Thiệu Trị, 1847). LSb 35985

Loại thoi bạc khác, mặt tiền đúc nổi 4 chữ Thiệu Trị niên tạo,Giáp Thìn – 紹治年造, – 甲辰 (Tạo tác năm Giáp Thìntrong niên hiệu Thiệu Trị, 1844), lưng tiền đúc nổi 4 chữ Quan ngân thập lượng – 官銀拾両 (Bạc quan 10 lạng), phía trên có chữ Bình Định – 平 定, chỉ rõ nơi đúc thuộc tỉnh Bình Định. LSb 35984.


Loại hình tiền tròn lỗ vuông cũng xuất hiện khá nhiều trong đời vua Thiệu Trị, chất liệu có thể là vàng, bạc, bạc mạ vàng hoặc đồng. Mặt trước cũng đúc nổi niên hiệu Thiệu Trị thông bảo – 紹治通寶 đọc chéo, hoặc là Thiệu Trị thông bảo – 紹治通寶 ở một bên, còn bên kia là một câu gồm 4 chữ hay 8 chữ hoặc hơn, là những các câu mỹ hiệu mang ý nghĩa tốt lành, may mắn như: Thiệu Trị thông bảo, triệu dân lại chi – 紹治通寶兆 民 賴 之(Đồng tiền Thiệu Trị thông bảo muôn dân được nhờ).

Mặt sau tiền có thể để trơn hay trang trí hình các con vật thiêng với các đề tài Lưỡng Long chầu nguyệt, chầu nhật, hình rồng mây, hoa lá cỏ cây… Ví dụ như đồng tiền có ký hiệu VN22-5 bằng bạc có đường kính 4,5cm, mặt trước đúc nổi 8 chữ Thiệu Trị thông bảo, triệu dân lại chi – 紹治通寶兆 民 賴 之. Mặt sau trang trí rồng mây, hay đồng tiền có ký hiệu LSb.34999 được làm bằng chất liệu bạc mạ vàng có đường kính 2,3cm, mặt trước có chữ Thiệu Trị mặt sau có chữ Tam đa – 三 多 (Ba thứ nhiều, dùng trong lời chúc tụng gồm: nhiều phúc, sống lâu và nhiều con trai). Đồng tiền có ký hiệu VN-8 hình tròn không lỗ, chất liệu bạc, có đường kính 2,4cm, mặt trước đúc nổi 4 chữ Thiệu Trị thông bảo – 紹治通寶 đọc chéo, giữa là hình mặt trời nhiều tua, mặt sau lại trang trí vân mây huyền ảo và sinh động.


Đồng tiền VN22-7 bằng bạc có đường kính 3,4cm, mặt trước đúc nổi chữ Thiệu Trị thông bảo – 紹治通寶 đọc chéo, mặt sau có các chữ Tam thọ – 三壽 và hoa văn trang trí đề tài tam hữu : tùng, trúc, mai.

Tiền đúc bằng bạc và bạc mạ vàng: Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Thiệu Trị thông bảo – 紹治通寶 đọc chéo (Tạo tác trong niên hiệu Thiệu Trị, 1841-1847). Lưng tiền đúc nổi:

– Vạn thế vĩnh lại – 萬 世 永 賴. LSb 34982.


– Triệu dân lại chi – 兆 民 賴 之. VN22-5; VN37-1.

– Lưỡng long chầu nguyệt. LSb.34998; LSb.34996.


– Phú Thọ đa nam – 富壽多男 (Giàu có, sống lâu, nhiều con trai). LSb.34984; VN22-4; VN22-1.


– Chữ Tam đa – 三 多 và hình bình hoa, đỉnh và hộp trầm. LSb.34999.

– Chữ Tam thọ – 三壽 và hình tùng-trúc-mai. VN22-7.

– Song long, chính giữa phía trên là hình mặt trời, phía dưới là hình mây. VN22-10.

– Nhất nguyên – 一元 hai chữ ở 2 bên cạnh phải và trái của lỗ vuông, phía trên là khóm mây, phía dưới là sóng biển.

– Long vân khế hội – 龍雲契 會. Có nghĩa là hội rồng mây ví như vua hiền gặp tôi giỏi.

Tiền đúc bằng đồng đời vua Thiệu Trị có 9 mẫu mỹ hiệu, trong đó có 4 mẫu loại 4 chữ và 5 mẫu loại 8 chữ. Một số mẫu lấy theo mẫu tiền đời Minh Mệnh như: Nhất nhân hữu khánh vạn thọ vô cương – 一人有慶萬壽無疆. Thiên bất ái đạo, địa bất ái bảo – 天 不愛道地 不 愛寶.

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Phần 2: Tiền thưởng triều Nguyễn: Đời vua Minh Mệnh (1820 – 1840)

Đời vua Minh Mệnh cũng đúc các loại thoi bạc, mặt tiền đúc bốn chữ Minh Mệnh niên tạo (Tạo tác trong niên hiệu Minh Mệnh), lưng tiền đúc nổi 4 chữ Quan ngân nhất tiền (Bạc quan 1 tiền) và loại Quan ngân tứ tiền (Bạc quan 4 tiền).

Đời vua Minh Mệnh bắt đầu đúc kiểu tiền hình tròn lỗ vuông bằng chất liệu vàng, bạc và đồng rất đa dạng. Mặt trước đúc nổi minh văn gồm 4 chữ Minh Mệnh thông bảo đọc chéo. Mặt sau tùy từng đồng tiền mà chúng ta thấy có trang trí hoa văn cũng như các câu mỹ hiệu 4 hay 8 chữ mang ý nghĩa là những điều chúc tốt đẹp, an bình, chúc phúc cho nhà vua và muôn dân…

Chẳng hạn như đồng tiền có số LSb.35437 bằng bạc có đường kính 2,5cm mặt trước đúc nổi niên hiệu Minh Mệnh thông bảo đọc chéo, mặt sau lại để trơn (Ảnh 5). Hay như đồng tiền có số hiệu LSb.34836 bằng vàng có đường kính 3,2cm, mặt trước đúc nổi niên hiệu Minh Mệnh thông bảo đọc chéo, mặt sau là câu mỹ hiệu gồm 4 chữ: Phú Thọ đa nam (Giàu có, sống lâu, nhiều con trai) (Ảnh 6). Hay như đồng tiền Phi long LSb.39210 bằng bạc có đường kính 4,4cm, mặt trước đúc nổi niên hiệu Minh Mệnh thông bảo đọc chéo, mặt sau trang trí rồng uốn hình chữ S, có viền răng cưa nhọn. Như chúng ta đã thấy trên loại hình tiền thưởng đời Minh Mệnh này có minh văn và họa tiết trang trí rất đa dạng, độc đáo, đôi khi rất gần gũi với đời sống thường nhật.

Vào năm Minh Mệnh 11 (1830) sách Đại Nam thực lục chép rằng “đúc tiền đồng lớn có mỹ hiệu Minh Mệnh thông bảo, 1 vạn đồng” [16, T5, 64]. “Nhà vua sai Hộ Bộ thị vệ hội đồng với đốc công Vũ khố, chiếu theo chữ hiệu và quy thức đã định mà đúc hiệu 8 chữ gồm 20 loại, hiệu 4 chữ gồm 10 loại. Đến năm Minh Mệnh 18, 1837 nhà nước cho đúc thêm loại tiền mỹ hiệu 100.000 đồng, ngoài chữ hiệu và quy thức đã định có thêm 3 hiệu 8 chữ và 7 hiệu 4 chữ” [21, T5, 18].

Tháng 6 năm Nhâm Thìn, Minh Mệnh 13, 1832 “Đúc kim tiền và ngân tiền phi long, kim tiền 1.000 đồng mỗi đồng nặng 3 phân dùng vàng lá 7 – 8 tuổi. Ngân tiền 20.000 đồng mỗi đồng nặng 7 phân dùng bạc 7 thành [21, T5, 96).

Tiền phi long thập ngũ. Loại tiền này đúc bằng bạc, mặt trước đúc nổi 4 chữ Minh Mệnh thông bảo đọc chéo (Tạo tác trong niên hiệu Minh Mệnh, 1820 – 1840). Lưng tiền đúc nổi hình rồng uốn hình chữ S, phía dưới có 2 chữ “thập ngũ ”. Đây là chữ chỉ năm thứ 15 của niên hiệu Minh Mệnh. Viền mép cả mặt tiền và lưng tiền đều có viền răng cưa nhọn. Đường kính 4,4cm, nặng 20 gram. Sử chép: “Tháng riêng năm Giáp Ngọ, Minh Mệnh thứ 15, 1834 đúc ngân tiền Minh Mệnh phi long. Sai Đường Quan bộ hộ, bộ công và 1 quản lãnh với 1 thị vệ là những người xung làm công việc Nội các thay đổi nhau đến Sở Nội tạo, coi việc đúc tiền” [17, T14, 52].

Tiền phi long thập tứ. Loại tiền này đúc bằng bạc, mặt trước đúc nổi 4 chữ Minh Mệnh thông bảo đọc chéo (Tạo tác trong niên hiệu Minh Mệnh, 1820 – 1840). Lưng tiền đúc nổi hình rồng uốn hình chữ S, phía dưới có 2 chữ “thập tứ”. Đây là chữ chỉ năm thứ 14 của niên hiệu Minh Mệnh. Sử chép:“Tháng 3 năm Quý Tỵ, Minh Mệnh 14, 1833 nhà vua sai bộ hộ, bộ công và Nội các khoa đạo đến Sở Nội tạo hội đồng đôn đốc thợ, theo y mẫu mới, đúc tiền Minh Mệnh phi long” [16, T12, 58].

Trong sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn thấy loại tiền phi long đời vua Minh Mệnh đúc bằng chất liệu đồng. Tiền tròn lỗ vuông (VN31-1) đường kính 4,2cm, nặng 12gr. Mặt trước đúc nổi 4 chữ Minh Mệnh thông bảo, đọc chéo. Viền xung quanh là hai hình rồng bay. Lưng tiền đúc nổi 4 chữ Phú Thọ đa nam (Giàu có, sống lâu, nhiều con trai). Viền xung quanh là dây hoa lá.

Tiền thưởng Minh Mệnh thông bảo bằng chất liệu đồng gồm 30 loại, trong đó lưng tiền đúc mỹ tự 4 chữ có 9 loại và mỹ tự 8 chữ có 20 loại như bảng dưới đây.

Thoi bạc, Minh Mệnh niên tạo- Quan ngân tứ tiền.LSb 33301

Thoi bạc, Minh Mệnh niên tạo- Quan ngân tam tiền. LSb 35309

Đồng tiền vàng, Minh Mệnh thông bảo. LSb 35437

Đồng tiền vàng, Minh Mệnh thông bảo – Phú Thọ Đa nam. LSb 34836

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo – Quốc phú binh cường nội an ngoại tĩnh. VN 29-1

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo – Hiền hiền thân thân lạc lạc lợi lợi. VN 29-4

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo – Hà lưu thuận quỹ niên cốc phong đăng. VN 29-6

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo -Truy trác kỳ chương kim ngọc kỳ tương. VN 29 – 3

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo – Hoa phong tam chúc thiên bảo cửu như. VN 29- 7

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo – Đắc vị đắc lộc đắc danh đắc thọ. VN 31-11

Đồng tiền, Minh Mệnh thông bảo – Ngũ thần thuận phủ thứ tích kỳ ngưng. VN 31-10

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia