Archives

Gặp đại gia cổ vật xứ Nghệ

Trăn trở, say mê sưu tầm những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc cùng “thâm niên” gần 20 năm sưu tầm cổ vật, anh được xem là “đại gia” cổ vật ở xứ Nghệ.

Continue reading

Thăm bảo tàng cổ vật tư nhân đắt giá của đại gia Việt – Thanh Hóa

Bảo tàng cổ vật Hoàng Long được công nhận là bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, đang lưu giữ và trưng bày hàng nghìn cổ vật quý hiếm, có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ.

Continue reading

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

TTO – Nhắc đến tên Lâm Dũ Xênh, người Quảng Ngãi nhắc ngay đó là một người sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn đồ cổ thuộc vào hạng bậc nhất ở tỉnh Quảng Ngãi. Mới ở tuổi 48 nhưng anh đã có hàng ngàn cổ vật, cả những báu vật “độc nhất vô nhị”.

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Dụng cụ lao động là đồ đồng tìm thấy tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn được anh Xênh sưu tập từ các cơ sở thu mua phế liệu

Mới đây, Lâm Dũ Xênh hiến tặng Nhà lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) bộ tiền xưa (tổng cộng 38 tờ tiền giấy) có chữ ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc ông còn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Đến căn nhà 3 tầng khang trang của anh Xênh ở thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), đập vào mắt chúng tôi là những chum, ché, tiền, rìu, búa, đá, cối… có niên đại từ vài trăm năm đến cả ngàn năm như được anh phân loại, xếp ngăn nắp theo từng thời kỳ lịch sử, từng vùng miền cụ thể.

Anh tâm sự: “Công việc sưu tầm đồ cổ đã ăn vào tận xương tủy mình nên không dứt ra được. Mỗi lần tìm được một cổ vật nào đó, bản thân cảm thấy vui sướng vì mình đã kịp lưu giữ lại được một nét văn hóa của nhân loại”.

Bén duyên với việc sưu tầm đồ cổ hơn 10 năm, hiện Lâm Dũ Xênh là hội viên CLB UNESCO nghiên cứu sưu tầm bảo tồn cổ vật Việt Nam.

Dưới đây là chùm ảnh TTO ghi lại được từ bộ sưu tập đồ cổ của nhà sưu tầm Lâm Dũ Xênh

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Anh Xênh đã sưu tập được 150 loại ché cổ khác nhau

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Anh Xênh đang sở hữu trên 250 loại tiền cổ, trong đó có 200 loại đúc bằng đồng, 50 loại tiền cổ đúc bằng kẽm của các triều đại phong kiến ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Pháp, Nhật Bản…

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi
Bộ đồ nghiền thức ăn của người Chăm Pa

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Đối với anh Xênh có được những món đồ cổ như thế này không đơn giảnNhững chiếc gương soi mặt được làm bằng kim loại đồng

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Trang sức của đồng bào dân tộc

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Chiếc trống đồng Đông Sơn được anh Xênh mua về từ một cơ sở thu mua phế liệu với giá 70.000 đồng/kg

Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Hàng trăm loại ấm chén, dĩa, lọ cổ
Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi

Đối với anh Xênh có được những món đồ cổ như thế này không đơn giản
Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi
Bộ lục lạc tổng cộng tới 3.000 lục lạc đủ cỡ được coi là món đồ cổ “độc nhất vô nhị” của anh Xênh. Anh Xênh cho biết bộ lục lạc này có thể cho ra những âm thanh tuyệt diệu chẳng thua kém đàn, trống…
Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi
Những ống điếu được làm bằng gốm, đồng thời xưa, trên ống điếu đều có chạm trổ hoa văn tinh xảo
Nhà sưu tập đồ cổ số 1 Quảng Ngãi
Bộ sưu tập đồ vật bằng đá

VÕ MINH HUY
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20080815/nha-suu-tap-do-co-so-1-quang-ngai/273798.html

Bộ sưu tập đồ cổ quý giá của anh nông dân Nam Bộ – Bến Tre

Với niềm đam mê gốm sứ cổ, một nông dân ở xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre đã dành hơn 40 năm để sưu tập rất nhiều món đồ cổ quý giá. Đặc biệt, trong bảo tàng cá nhân của ông có hàng ngàn sản phẩm gốm sứ nhiều niên đại của Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên. Continue reading

Lâm Đồng: Bộ sưu tập đồ cổ quý giá trên cao nguyên

Với niềm đam mê sưu tập đồ cổ, anh Nguyễn Văn Tuấn (54 tuổi) đã lặng lẽ đến khắp các con đường, gốc phố, trong các ngôi biệt thự cổ, bãi phế liệu… để tìm mua các hiện vật mang giá trị lịch sử của Đà Lạt với hơn 10.000 hiện vật quý giá.

lam-dong-bo-suu-tap-do-co-quy-gia-tren-cao-nguyen

Anh Tuấn cầm bản sắc “Tiết hạnh khả phong” của vua Bảo Đại

Trong ngôi nhà riêng tại hẻm số 157/2 Phan Đình Phùng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, anh Tuấn đã cất giữ hơn 10.000 hiện vật quý giá, với những món cổ vật đi cùng năm tháng gắn liền với thành phố du Đà Lạt.

Anh Tuấn chia sẻ: “Tôi đã dành thời gian hơn 20 năm đi tìm mua và lưu giữ những chiếc bình hoa cổ, bộ sưu tập đèn dầu, máy chiếu phim quay tay, cân phóng xạ, lò sưởi cổ, cúp bóng đá, bình hoa cổ… trong đó có không ít cổ vật”.

lam-dong-bo-suu-tap-do-co-quy-gia-tren-cao-nguyen

Bộ sưu tập hơn 10.000 cổ vật

Trong hơn 10.000 hiện vật được xếp gọn, món này kề món kia mà anh Tuấn sưu tầm được, có những món cực kỳ quý giá như máy hát đĩa hiệu Pathé lớn nhất Việt Nam ở Đà Lạt, máy tính tiền xưa nhất thế giới có ở Đà Lạt, máy đan len đầu tiên của Đà Lạt…, đã từng ra mắt người dân Đà Lạt và du khách gần xa vào năm 2005 và năm 2008 tại cuộc triển lãm tại hồ bơi Phù Đổng (đường Phù Đổng Thiên Vương), cuộc trưng bày tại khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu…

Đặc biệt trong bộ sưu tập của anh Tuấn là toàn bộ những đồng tiền từng lưu hành ở Đà Lạt từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc cho đến nay: Tiền Đông Dương, tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hòa, tiền Ủy ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

lam-dong-bo-suu-tap-do-co-quy-gia-tren-cao-nguyen

Ngoài ra còn có chiếc máy tính tiền rất xưa, có thể là xưa nhất thế giới, được người Pháp đưa sang sử dụng tại Đà Lạt từ những ngày đầu khi họ đặt chân đến Đà Lạt. Một bộ sưu tập hơn 100 cúp thể thao cổ quý giá, mà rất có thể là không còn tìm thấy chiếc thứ hai ở những nơi khác…. .

Những chiếc cúp bóng đá Đông Dương được vua Bảo Đại “nhượng” lại từ hoàng thân Sihanouk năm 1942; cúp bóng đá Pháp và ba nước Đông Dương năm 1948 – 1949; cúp đua xe đạp ba nước Đông Dương năm 1947; cúp bóng đá Việt Minh (đình chiến) năm 1936 (Coupe de L’Armistice); cúp bóng đá Bưu điện Pháp mở rộng tại Đông Dương đầu thế kỷ 20; cúp điền kinh chạy tiếp sức của Pháp tổ chức tại Đông Dương đầu thế kỷ 20…

lam-dong-bo-suu-tap-do-co-quy-gia-tren-cao-nguyen

Bộ sưu tầm hơn 100 chiếc cúp cổ

Bản sắc “Tiết hạnh khả phong” của vua Bảo Đại ban cho một phụ nữ ở Đà Lạt vào những năm 40 của thế kỷ trước với dòng chữ Hán được nhặt ở đống rác bên đường và hàng ngàn cổ vật có giá trị khác.

Nhìn số hiện vật mà anh Tuấn lưu giữ trong kho chật hẹp được xếp gọn trên những kệ tủ, gốc nhà suốt mấy năm qua ai cũng ngặc nhiên và thích thú như được trở lại với quá khứ của Đà Lạt.

Nguồn: http://www.tintaynguyen.com/lam-dong-bo-suu-tap-do-co-quy-gia-tren-cao-nguyen/136446/

Ngắm kho đồ cổ “khủng” của “vua cổ vật Sài Gòn”

Ông Hoàng Văn Cường được giới chơi cổ vật mệnh danh là “vua đồ cổ Sài Gòn” bởi số lượng cổ vật ông có thuộc loại “khủng”, với đủ loại cổ vật có niên đại từ vài trăm năm như thời các triều Nguyễn, thời Quang Trung… hay cổ vật có niên đại cả ngàn năm ở thời Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn… Có những món đồ sứ men màu lam, chỉ dụ của vua hay những cây đèn dầu được chạm khắc tinh vi, sắc sảo. Những bộ sưu tập độc sắc (chỉ một màu trắng) của các triều đại Tống, Minh, Nguyên, Thanh (Trung Quốc)…

Trong đó, nhiều cổ vật có giá trị “thiên hạ vô đối” như chiếc sập có tuổi đời 300 năm của một viên quan người Huế có giá trị khoảng 40 tỷ đồng; những chiếc long sàng của vua Dục Đức, của Hoàng Thái hậu Từ Dũ; bộ sưu tập 25 cây súng Nhật được chế tạo từ năm 1600 có báng súng được làm bằng ngà voi…

Do số lượng cổ vật sưu tầm lớn nên ông Cường phải chia làm 3 nơi để trưng bày, triển lãm tại một căn nhà ở trung tâm quận 1 và hai nơi khác ở quận 7 và quận 9 (TPHCM).

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 1

Ông Hoàng Văn Cường – người được giới chơi cổ vật mệnh danh là “vua cổ vật Sài Gòn” bởi số lượng cổ vật ông sưu tầm có gần 2.000 hiện vật và giá trị khoảng 100 triệu USD

“Cổ vật gắn với cuộc sống hằng ngày của tôi. Nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Từ lúc biết chơi cổ vật đến nay đã 46 năm sưu tầm, tôi chỉ biết mua chứ không bán. Bởi mỗi cổ vật đều có giá trị riêng và ý nghĩa khác nhau” – “ông vua đồ cổ” đất Sài thành chia sẻ.

 

Theo giới chơi cổ vật, tổng số cổ vật của ông Cường có giá trị khoảng 100 triệu USD.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 2

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 3

Chiếc sập có tuổi đời 300 năm của một viên quan người Huế mua lại từ Trung Quốc. Chiếc sập này được làm bằng gỗ Lệ Chi với những đường chạm trổ tinh xảo. Đã có người trả 2 triệu USD nhưng ông Cường không bán.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 4

Trong những món đồ giá trị của ông Cường có 9 chiếc long sàng (giường của vua). Những món đồ này đều có giá trị “khủng” với giá 40 tỷ đồng.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 5

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 6

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 7

Bộ “Cành vàng lá ngọc” được làm rất tinh xảo với nhiều chi tiết khó bằng các loại chất liệu như ngọc, mã não, san hô, hổ phách từ đời nhà Thanh, Trung Quốc có giá trị rất lớn được nhiều người chơi cổ vật say mê.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 8

Ống đựng bút bằng ngà voi cũng có từ thế kỷ thứ 18 với giá trị “khủng”.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 9

Mã đáo thành công có chất liệu làm bằng ngà voi được chạm trổ rất tinh xảo.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 10

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 11

Nhiều chum, hũ có giá trị từ vài chục đến vài trăm triệu đồng của “ông vua đồ cổ Sài Gòn”, trong đó có những cổ vật men sứ màu lam hay bộ sưu tập độc sắt (chỉ một màu trắng).

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 12

Nhiều bình, bát, dĩa có niên đại cách đây cả trăm năm. Có cổ vật có niên đại gần ngàn năm.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 13

Bộ bình ly uống trà có niên đại rất cao nó được làm bằng sứ. Ông Cường cho biết ngoài giá trị về thời gian, khi pha trà vào bình này “uống có hương vị rất thơm và đậm đà”.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 14

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 15

Nhiều bình, chén có hoa văn rất tinh tế. Giá trị của nó thuộc vào loại “khủng”.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 16

Bộ sưu tập đèn bằng pha lê trong suốt của “vua đồ cổ Sài thành”

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 17

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 18

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 19

Những con vật thân thương, gắn liền với cuộc sống nông thôn Việt Nam cũng nằm trong bộ sưu tập của “vua đồ cổ”.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 20

Tẩu hút thuốc của các vị quan, chức sắc ngày xưa. Có tẩu làm hoàn toàn bằng ngọc.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 21

Chiếc chuông cổ có niên đại cách đây hơn 200 năm. Ông Cường kết duyên với sưu tầm cổ vật cách đây 46 năm và thừa hưởng “máu” sưu tầm cổ vật của ông nội và cha.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 22

Bộ sưu tập về tượng các cô gái thời xưa. Ngoài điểm trưng bày là căn nhà ông đang ở, hiện tại ông Cường còn có 2 địa điểm trưng bày cổ vật khác ở quận 7 và quận 9. Số lượng cổ vật khổng lồ này được ông sưu tập từ khắp nơi, cả trong và ngoài nước.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 23

Từ lúc biết chơi cổ vật đến giờ, ông Cường chỉ biết mua chứ không bán món nào. Bởi theo ông mỗi cổ vật đều có ý nghĩa và giá trị rất riêng.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 24

Nhiều món cổ vật của ông Cường được giới chơi đồ cổ thèm muốn nhưng không được. Có người đưa tấm séc để ông tự ghi số tiền vào nhưng ông vẫn nhất quyết không bán. Trong ảnh là bộ vòng ngọc, trang sức của cô gái trong gia đình quyền quý ngày xưa. Tổng giá trị cổ vật của ông Cường theo giới chơi đồ cổ đánh giá khoảng 100 triệu USD.

Ngắm kho đồ cổ "khủng" của "vua cổ vật Sài Gòn" - 25

Theo Dương Thanh (Khampha.vn)
Nguồn: http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/ngam-kho-do-co-khung-cua-vua-co-vat-sai-gon-c46a640343.html