Tag Archive | cổ vật đồng

Giá trị tạo hình trên đồ đồng triều Nguyễn thế kỷ XIX

Là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, trải qua hơn 143 năm với 13 triều vua với những biến cố thăng trầm, nhà Nguyễn đã để lại một kho tàng khá to lớn với chiều sâu nhân văn và những giá trị nghệ thuật chưa khai thác hết được. Một trong những giá trị tiêu biểu là đồ đồng cung đình Huế. Đây là những dấu tích góp phần tạo nên dấu ấn văn hóa thời Nguyễn một thuở huy hoàng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn hóa, kiến trúc cũng như tạo hình dân tộc từ TK XIX.

Hiện nay, chưa có con số thống kê chính xác và đầy đủ về tất cả đồ đồng thời Nguyễn, tuy nhiên, trong góc độ đánh giá và nghiên cứu về những nét đặc trưng tiêu biểu của đồ đồng trong giai đoạn này, chúng ta thấy nổi bật là cửu đỉnh (Thế Miếu – Đại Nội), cửu vị thần công (Hoàng thành), đại hồng chung (chùa Thiên Mụ)… cùng một số đồ đồng hiện còn được lưu giữ tại kinh thành Huế.

Trở về đầu TK XX, khi tìm thấy những hoa văn trang trí trên đồ đồng đầu tiên của văn hóa Đông Sơn, một số nhà khảo cổ phương Tây đã vội kết luận rằng nghệ thuật Đông Sơn là nghệ thuật của những người di cư hay sự vay mượn các vùng Trung Á hoặc vùng Vân Nam (Trung Quốc)… Tuy nhiên, những luận điểm trên được xem là phi căn cứ khi mà ngành khảo cổ học Việt Nam đã chứng minh nền văn hóa Đông Sơn là một đỉnh cao của thời tiền sử Việt Nam và những di vật bằng đồng thau được xem là tiêu biểu cho thời kỳ này. Với bề dày về văn hóa và lịch sử, đồ đồng Việt Nam và đồ đồng Huế đã tạo được một vị thế văn hóa, khảo cổ học trên bình diện văn hóa nghệ thuật khu vực. Tiếp nối những thời đại hoàng kim đó thì cửu đỉnh, cửu vị thần công, đại hồng chung… được xem như bảo vật của quốc gia mà Huế đang may mắn được sở hữu. Continue reading