ĐỒ GỐM NGỰ DỤNG*

Đồ Ngự dụng chỉ các đồ vật dùng trong cung vua, phủ chúa, nơi làm việc và sinh hoạt của vua, chúa thời phong kiến. Trong các đồ Ngự dụng thì đồ gốm còn được tìm thấy và lưu giữ nhiều nhất do tính bền vững theo thời gian.

Gốm Ngự dụng thường được sản xuất bởi các lò gốm cao cấp như lò quan, lò ngự dụng trong nước hoặc nước ngoài, và cũng có thể được cung tiến từ các lò gốm khác. Gốm Ngự dụng thường được nhận dạng bới hiệu đề vẽ, khắc dưới phần chân đế như THIÊN TRƯỜNG PHỦ CHẾ ( thời Trần ), NỘI PHỦ THỊ HỮU, THỊ TRUNG, THỊ ĐÔNG, THỊ ĐOÀI, THỊ BẮC, THỊ NAM, KHÁNH XUÂN THỊ TẢ ( thời Lê Trịnh ), chữ NHẬT ( thời Nguyễn ); hoặc các biểu tượng quyền quý như LONG LÂN QUY PHỤNG, các linh vật khác; một số loại lại có các ký tự nhận dạng đặc biệt như chữ QUAN, TRƯỜNG LẠC, KÍNH, CẤM,…có khi ghi Niên hiệu nhà vua trên hiện vật.

Khi khai quật đi tích Hoàng thành Thăng Long, nhiều hiện vật được phát lộ có trang trí RỒNG năm móng, giữa lòng có chữ QUAN, những bát đĩa trang thí RỒNG PHƯỢNG rất tinh xảo, trong lòng có chữ KÍNH, dưới đế khắc chữ CẤM.


Thời Lý Trần, rồng thường chỉ có 3 hoặc 4 móng, biểu tượng cho THIÊN THỜI-ĐỊA LỢI-NHÂN HOÀ, hoặc tứ phương ĐÔNG-TÂY-NAM-BẮC, XUÂN-HẠ-THU-ĐÔNG. Thời Lê và Nguyễn, Rồng trên đồ Ngự dụng có 5 móng ( ngũ trảo ), biểu thị cho ngũ hành KIM-MỘC-THUỶ-HOẢ-THỔ.


Về hiệu đề chữ QUAN : trong lịch sử Trung Hoa phong kiến, chỉ duy nhất thời Tống, đồ Ngự dụng được khắc chữ QUAN dưới đáy; ở Hàn Quốc, chữ QUAN cũng được khắc trên các đồ Ngự dụng trong Hoàng cung. Ở VN, dưới thời Lê, sự phân biệt đẳng cấp rất rõ giữa vua và nội tộc trong cung. Chỉ có vua mới được dùng đỗ có chữ QUAN, hoàng hậu cũng không được dùng.
Trường Lạc Cung là nơi ở của Thái Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Hằng, là vợ vua Lê Thánh Tôn, mẹ vua Lê Hiển Tông, nằm trong cấm thành Thăng Long. Đồ gốm khai quật ở đây chủ yếu in nổi bông hoa cúc nhỏ 5-6 cánh, giữa có chữ TRƯỜNG LẠC, hoặc không có hoa văn gì. Tuyệt nhiên không có đồ có chữ QUAN ở đây.


Gần đây có anh bạn trẻ nhượng cho tôi chiếc đĩa men trắng có họa tiết nổi hình sóng nước ( thủy ba ), và LONG VÂN ( mây hoá RỒNG ), giữa lòng đĩa có chữ QUAN khắc nổi, cốt gốm rất mỏng và mịn, men còn rất bóng. Truy về xuất xứ, mấy người đều nói mua được từ THANH HOÁ. Tại sao lại là Thanh Hoá? Trộm nghĩ, thời Lê Sơ, ngoài Kinh đô ĐÔNG QUAN, nhà Lê còn có Lam Kinh ở Thanh Hoá, nơi phát nghiệp của nhà Lê. Có thể chiếc đĩa có chữ QUAN này có liên quan đến Lam Kinh? Tôi cũng nghĩ đến giả thiết khác, thời Lê Mạc, Lê Trung Hưng, nhà Lê suy yếu, tranh giành địa vị, chiến tranh Nam Bắc Triều, Trịnh Nguyễn phân tranh…vua tôi nhà Lê bao lần phải chạy về Thanh Hoá, thậm chí phải phiêu bạt sang tận Ai Lao ( Lào ). Khi sơ tán, vua tôi nhà Lê mang theo đồ dùng, trong đó có chiếc đĩa kể trên, và chiếc đĩa bị lưu lạc nơi đây chăng?
Về lò gốm, nơi sản xuất đồ ngự dụng vẽ rồng phụng có chữ Kính trong lòng và chữ Cấm dưới trôn, nét vẽ rất tinh xảo, màu lam rất cao cấp, cốt mỏng và tinh, không hề tìm thấy tiêu bản ở các di tích lò gốm cổ đã được khai quật, nhưng lại tìm thấy trên con tầu đắm Hội An!? Phải chăng có lò ngự dụng, ngoài việc sx đồ dùng trong hoàng cung còn dùng để xuất khẩu cùng các dòng gốm thương mại khác như thường thấy ở các nước khác thời xưa. Chỉ có điều, hình tượng RỒNG trên gốm xuất khẩu chỉ có 4 móng, còn mẫu thức khác thì giông hệt!
Thật thú vị và xin mời các bạn cùng thưởng ngoạn và chỉ giáo thêm.

 

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=271696873173644&id=100010000008701

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.