Tag Archive | thật và giả

Chuyện ít biết về những cú lừa cổ vật khiến chuyên gia cũng dính bẫy

Cổ vật là một thứ rất thường với những ai không đam mê, nhưng lại là của báu với những người yêu thích. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, thì cổ vật cũng đem lại những giá trị to lớn, cả tiền bạc lẫn tinh thần. Cho nên, chỗ nào có lợi ích, chỗ đó có lừa lọc. Mà lừa lọc trong cổ vật lại muôn hình muôn vẻ, để rồi có những vị sành sỏi trong nghề vẫn vỗ đùi đen đét mắng mình là dại. Continue reading

Ông trùm đồ cổ: Chiêu biến hàng mới thành… đổ cổ ngàn tuổi

“Ông trùm” đồ cổ không ngại ngần khi nói tới những trò “ảo thuật” biến những đồ mới giá trị thấp thành những đồ cổ tiền tỉ. Không ít người vì niềm say mê đồ cổ nhưng chưa có kinh nghiệm nên đã dễ dàng “sập bẫy”, bỏ ra một đống tiền để rồi “đắng lòng” khi chỉ mang về những thứ đồ “giả cổ” Continue reading

Mười nguyên tắc đối phó với đồ giả cổ

Đây là bài dịch từ kinh nghiệm của ông Jan-Erik Nilsson chia sẻ lại.

Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc) “thủ phủ gốm sứ” của thế giới và là nơi mà những món đồ chúng ta vẫn gọi là “gốm sứ Trung Quốc” được sản xuất trong vòng một ngàn năm trở lại đây. Chúng tôi đã đến đây với tư cách là khách mời của Học viện Khảo cổ, nên được phép tham quan và hỏi han tất cả những gì chúng tôi muốn hỏi. Continue reading

Kinh Doanh Đồ cổ ‘đệ nhất thế gian’: Đại gia dính cú lừa bạc tỷ

Cách đây dăm thập kỉ, ở Việt Nam, kĩ nghệ làm đồ giả cổ còn khá xa lạ, và việc bán mua các loại cổ vật “xịn” chủ yếu được tiến hành trong một thị trường ngầm, do đó những cú lừa trong thị trường loại hàng hóa đặc thù này rất hiếm khi xuất hiện. 

Gần đây, do nhu cầu xã hội tăng cao, cổ vật ngày càng khan hiếm, theo đó, cổ vật rởm có “cơ” tung hoành, khiến không ít người máu mê cổ vật, trong đó có cả những “đại ca” trong giới tinh hoa, khuynh gia bại sản.

Continue reading

Phân Biệt Đồ Gốm Sứ Thật và Giả

Phạm Thành Trung xin chào Các Bác !

Thêm một bài viết mình chia sẻ về cổ vật gốm sứ , bản thân mình chủ yếu sưu tầm bên mảng đồ gỗ cổ  lên về gốm sứ mình cũng chưa hiểu rõ tưởng tận được . Chính vì thế mình viết bài này với mong muốn nhận thêm được những ý kiến đóng góp của mọi người , và chia sẻ những kiến thức , kinh nghiệm mà mình có được trong những năm tháng buôn ba tứ xứ .

Với những người chơi đồ lâu năm thì chỉ cần nhìn nước men, cốt dáng  , màu mực, nét vẽ là có thể phân biệt được nhưng vớinhững ngườichưa có kinh nghiệm thì mình xin chia sẻ mấy cách của mình dưới đây :

Đặc biệt để ý Dưới đáy : Thường thì chúng ta muốn xem 1 món đồ cổ thì lật đít lên xem thật kỹ, sau đó chủ quan khẳng định 99% là cổ xưa. Vịn vào sự chủ quan này mà bọn giả mạo rất thích dùng kỹ thuật đáy cũ-thân mới bất cứ khi nào có thể. Nhất là những món đồ có hiệu đề nổi tiếng, đồ lành quá ít, trong khi những món bể nát chỉ còn trơ đáy thì không đáng tiền. Vì thế phải xem thật kỹ đáy  :

Đối với ấm chén , lậm lai , đĩa hay đồ nhỏ thì trong quá trình sử dụng có thể đáy nhẵn    và ngả màu vàng nhạt  đi phần nào – nhưng nhẵn quá thì bạn lên lưu tâm – vì có thể có sự tác động xấu của con người

phân biệt đồ sứ thật và giả

Đáy Bát nhỏ – khá nhẵn mịn và xuống màu nhiều . 

Đối với những đôi lộc bình hay đồ  lớn thì đáy thường không nhẵn lắm vì những món đồ ít xê dịch .

phân biệt đồ sứ thật và giả

Đáy bình ít xê dich lên không nhẵn và ít xuống màu .

Lưu Ý : Phần tiếp giáp giữa đáy và thân – phải có sự ngả màu từ từ – chứ không thể đáy thì già câng , ngả màu còn thân thì men bóng sáng được .

Giả mạo trầm tích biển hay dính đất , đồ đào : 
Việc ngày càng nhiều con tàu đắm được phát hiện và những cổ vật của nó ngày càng có giá trên thị trường, khiến nhiều người tin rằng hễ có hào bám, rong rêu, trầm tích bám trên hiện vật thì đảm bảo rằng chúng là đồ cổ đã nằm sâu dưới biển hàng mấy trăm năm về trước.

Sự thật là bọn giả cổ chỉ cần ngâm đồ mới xuống dưới biển, dưới ao hồ, bùn lầy khoảng vài tháng là khi vớt lên thì đã đầy những trầm tích, hào bám khá chắc. Cho nên chúng ta đừng quan trọng việc có trầm tích , có vết hào bám bên ngoài hay không, mà cần xem bản thân hiện vật .

Ngâm axit – hóa chất – hay phơi nắng :

Đối với đồ giả kiểu này thì chúng ta phải soi thật kĩ phần trong lòng ( bình lọ)  , cạnh khuất , cạnh trong của món đồ và  khu đáy không tráng men cũng sẽ bị ảnh hưởng ăn mòn bởi axít. Mà điều này thì không thể đồi với cổ vật tự nhiên. vì dùng tự nhiên  thì các phần đó rất ít bị tác động , Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhận biết đồ đã ngâm qua axít bằng cách…ngửi chúng !

Thêm 1 cách mà cách nhà khoa học hay dùng đó là Phân tích bọt khí :

-Xem hướng của bọt khí:

Như ta cũng biết là dưới kính phóng đại, ta có thề nhìn thấy những bọt khí dưới lớp men 1 món đồ cổ.  Nó có thể sắp thành từng chuỗi ngang hay dọc theo chu vi món đồ. Về lý thuyết là khi món đồ nung trong lò được sắp theo phương thẳng đứng thì nó sẽ có những bọt khí hương lên. Còn những món đồ dùng khuôn hàng loạt rồi để vào lò theo phương ngang thì nó sẽ cho ra chuỗi bọt khí ngang. Còn đồ cổ thì bọt khí sẽ xuất hiện một cách tự nhiên không theo 1 dạng cố định nào và đó là cách nhận biết 1 món đồ giả cổ làm bằng khuôn so với 1 món đồ chuẩn.

phân biệt đồ sứ thật và giả

Hình ảnh phóng to để thấy rõ Bọt Khí và Chất thải của vi sinh vật.

-Kích thước bọt khí :

Với phương pháp sản xuất thủ công xa xưa, cổ vật thường có bọt khí kích thước không đều nhau (có thể nhìn thấy bằng kính lúp bọt khí lớn và nhỏ khác nhau trên cùng 1 hiện vật). Nếu bọt khí vắng mặt hoặc tất cả đều đồng nhất và nhỏ, điều này có thể là một dấu hiệu của phương pháp sản xuất hiện đại- đốt bằng lò gas, lò điện thì nhiệt độ rất ổn định.

Cách cuối cùng là dùng kính núp và đèn pin để nhìn kỹ bề mặt , làn da không bằng phẳng thể hiện sự co rút men tự nhiên , những chỗ đọng mực đậm thường lõm xuống biểu hiện sự hút của lực trái đất với phần mực đậm có tỷ trong lớn hơn , các mồ mả của đám vi sinh và chất thải của chúng đã đầy nổi cộm có màu trắng đen lẫn lộn nếu ta làm vệ sinh sạch sẽ thì chỗ đó sẽ lõm xuống như ao nước .

phân biệt đồ gốm sứ thật và giả

Hình ảnh phóng to để thấy rõ bề mặt không phẳng và mực đọng .

Mình biết các bạn còn rất nhiều cách khác để phân biệt nữa , rất mong nhận được chia sẻ của mọi người .

Bài viết của mình  dựa trên tầm hiểu biết cá nhân chính vì thế rất cần sự đóng góp ý kiến và chỉ giáo của các Bạn . Nếu thấy mình viết  chỗ nào  chưa đúng hãy liên hệ  giúp mình sửa sai .

Cảm Ơn các Bạn rất nhiều .

Phạm Thành Trung – Trân Trọng !

Nguồn: http://kienthuccovat.com/phan-biet-do-gom-su-that-va-gia/