Tag Archive | gốm cổ

Bí mật gốm cổ Gò Sành

Khi di chỉ Gò Sành (An Nhơn Bình Định Việt Nam) được khai quật. Một bí mật bị chôn vùi gần 500 năm đã hé ra.

Gò Sành hay còn được gọi là Lò Bát là tên của một xóm thuộc thôn Phụ Quang (Nhơn Hòa An Nhơn Bình Định) cách thành phố Quy Nhơn chừng 30km về hướng Tây Bắc. Khoảng năm 1971-1972 dân Gò Sành khi cải tạo đất để sản xuất đột nhiên phát hiện hàng loạt chén dĩa ché rượu cổ….Rất nhiều hiện vật còn nguyên vẹn khá đẹp. Phát hiện này làm cả vùng Gò Sành như phát sốt. Các nhà sưu tầm cổ vật dân buôn đồ cổ lập tức ùa đến. Đáng tiếc là do chiến tranh hãy còn ác liệt nên lúc đó các nhà nghiên cứu chưa thể xem xét thực địa và tổ chức khai quật để nghiên cứu chi tiết hơn. Continue reading

LÒ GỒM CỔ GÒ SÀNH

Gò Sành hay xóm Sành là tên gọi của một xóm nhỏ thuộc thôn Phụ Quang, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn. Từ lâu, làng quê này đã trở thành điểm tham quan tìm hiểu của giới nghiên cứu gốm cổ trong nước và quốc tế. Nằm cạnh quốc lộ nối liền Quy Nhơn với Tây Nguyên, vị trí Gò Sành rất thuận lợi cho những ai có dự định đến thăm.

Người dân Phụ Quang kể rằng, trong khi đào đất xây dựng hoặc canh tác họ thường gặp những vùng đất ken dày những mảnh gốm sứ với nhiều loại hình như bát, đĩa, cốc còn nguyên vẹn. Họ không biết những sản phẩm ấy đã vùi lấp từ bao giờ và ai là chủ nhân của chúng, nhưng họ đoán chắc đó là những cổ vật.

Image Continue reading

Gốm Quảng Đức – một dòng gốm cổ bị thất truyền

Ngày 29/6/2009 vừa qua, tại nhà lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ, số 3 Tản Đà, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đã khai mạc triển lãm Con đường đất nung và kéo dài 3 tháng. Đáng chú ý trong triển lãm này là bộ sưu tập gốm cổ Quảng Đức – một dòng gốm đã bị thất truyền, của nhà sưu tập Trần Thanh Hưng. Anh đã trò chuyện với TT&VH xung quanh bộ sưu tập của mình.

* Chơi cổ vật phải có niềm đam mê, nhiệt huyết, tốn kém công sức, thời gian, tiền bạc, vậy cơ duyên nào anh đã đến với gốm cổ Quảng Đức? Continue reading

BỌT KHÍ TRÊN GỐM SỨ CỔ

Tại sao giáo sư CHÂU (chuyên gia giám định cổ vật quốc tế) lại phải soi lúp kỹ càng đến thế! Tại sao các phương pháp giám định khoa học lại tỷ mỷ, kỹ càng đến thế: cân đong tỷ trọng, xác định thành phần cấu tạo, nhiệt huỳnh quang, phóng xạ các bon… bởi vì nếu nhìn qua hình ảnh chung chung bên ngoài thì không thể kết luận chính xác được và sẽ đưa ta đến những sai lầm đáng tiếc! Phải thận trọng từ những đặc điểm, dấu vết nhỏ nhất! Đó cũng là nguyên tắc tối cần thiết trong khoa học hình sự và bất kỳ môn khoa học nào!

Continue reading

Bước đầu tìm hiểu chức năng của đồ gốm Việt (phần 2)

  1. Chức năng trang trí

Nếu tiếp xúc với đồ gốm mà không tìm hiểu sự khởi nguồn, khởi nghiệp, về lịch sử thăng trầm của nó, chúng ta sẽ nghĩ, chúng sinh ra dường như để làm đẹp. Ngay từ những mảnh gốm thô trang trí hoa văn lược hoặc văn chải tìm thấy trong di chỉ văn hóa Hòa Bình đã thể hiện một trong những đặc trưng và ưu thế của đồ gốm là tính trang trí, cho dù những hoa văn này được giải thích là mang tính công năng (tăng cường ma sát khi vận chuyển) nhiều hơn là tính thẩm mỹ. Những nhà nghiên cứu mỹ thuật thường nói, nghiên cứu lịch sử đồ gốm cũng là nghiên cứu lịch sử của những dạng, những loại hình hoa văn với những đồ án phong phú, đa dạng, phát triển từ thô sơ đến phức tạp, thể hiện trình độ tư duy và mỹ cảm của người đương thời. Cùng với khả năng sáng tạo ra đồ gốm, người Việt cũng sáng tạo ra những thủ pháp tạo hình và trang trí trên gốm, để loại vật dụng này ngày càng làm đẹp thêm cho cuộc sống.

Ngay từ thời Đại Việt, bên cạnh các chức năng là đồ dùng sinh hoạt hoặc vật liệu trang trí kiến trúc, đồ gốm đã được bày đặt (ở một vị trí cố định) trong nội thất hoàng cung với chức năng làm đẹp, làm sang cho gia chủ như một bức tranh quý hay một vật trang sức. Ở vị trí này, chức năng thực dụng của đồ gốm dường như bị triệt tiêu, nhưng giá trị của đồ gốm được nâng cao, mang ý nghĩa như một tác phẩm nghệ thuật. Điều này giải thích tại sao từ thời Lê sơ, đồ gốm đã được triều đình dùng làm cống phẩm và hàng hóa trao đổi trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và các nước khác. Cùng với các sản phẩm được chế tác từ kim loại quý như vương miện, ấn, ngọc tỷ, đồ trang sức (bằng vàng, bạc, kim cương), nhiều đồ gốm được sưu tầm, gìn giữ và trao truyền như những báu vật quốc gia. Bằng con đường này, gốm cổ của nước ta đang được tàng trữ tại nhiều bảo tàng trên thế giới. Continue reading

Bước đầu tìm hiểu chức năng của đồ gốm Việt (phần 1)

Khi nghiên cứu cách sử dụng đồ gốm trong những khối cộng đồng đương đại, quan sát xem việc sử dụng đó có liên quan như thế nào đến cách tổ chức của những khối cộng đồng này và từ chỗ đó đi ngược về quá khứ “để xem có thể nói gì về đồ gốm thời trước”, G.Solheim Wilhelm (1) cho rằng, đồ gốm ở Đông Nam Á đã đảm đương một số chức năng nhất định trong xã hội, “những chức năng ấy được phân loại ra ba bình diện khác nhau xét trên quan điểm của đồ gốm: chức năng của nó đối với người sử dụng, nghĩa là những chức năng vật chất của đồ gốm; chức năng của nó đối với người sản xuất, nghĩa là chức năng kinh tế và tâm lý; chức năng của nó đối với xã hội, cộng đồng, trong nội bộ khối cộng đồng cũng như bên ngoài khối, trong những mối quan hệ giữa khối này với khối khác…” và, “xét trên bình diện sử dụng, chức năng của đồ gốm phải được phân nhỏ hơn nữa…”.

G.S.Wilhelm đã phân chia chức năng sử dụng (chức năng vật chất) của đồ gốm thành hai tiểu loại là thực dụng và lễ nghi, nhưng sau đó, lại tỏ ra phân vân về cách chia này. Tác giả cũng thử đưa ra một cách phân chia khác với việc dùng hai thuật ngữ thế tục và linh thiêng thay cho thực dụng và lễ nghi, nhưng rồi tự loại bỏ và kết luận: “Ở mỗi bình diện phân chia tiểu loại đều có những khó khăn tương tự” và “… ta còn gặp những khó khăn khác khi cần xếp một chức năng loại biệt nào đó vào tiểu loại này haytiểu loại khác. Chẳng hạn, việc sử dụng đồ gốm như một vật phẩm biểu trưng cho sự sang trọng được xếp thành một tiểu loại trong nhóm nghi lễ vì ở Đông Nam Á, đồ gốm hay đóng vai trò quan trọng trong những dịp lễ lạc…”. Đúng như G.S.Wilhelm đã nhận định, ở những cấp phân loại mang tính trừu tượng, nhiều khi việc phân loại chỉ là sự võ đoán. Continue reading

Thăm bảo tàng cổ vật tư nhân đắt giá của đại gia Việt – Thanh Hóa

Bảo tàng cổ vật Hoàng Long được công nhận là bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, đang lưu giữ và trưng bày hàng nghìn cổ vật quý hiếm, có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ.

Continue reading