GỐM VIỆT, GỐM TẦU – BÉ CÁI LẦM!*

Chuyện nhầm lẫn giữa gốm Việt/gốm Tầu, gốm Tầu/ gốm Nhật, gốm Việt/ gốm Thái…không phải là chuyện hiếm…
Ngày trước, khi gốm Việt chưa nổi tiếng và rất ít thông tin thì chuyện gán ghép gốm Việt vào gốm Tầu khá phổ biến. Nhưng mấy chục năm nay, khi gốm Việt đã nổi đình nổi đám thì lại có trường hợp hy hữu là…nhầm gốm Tầu sang gốm Việt!


Đó là trong cuốn Vietnam Ceramics – A separate tradition của John Stevenson và John Guy, xuất bản năm 1997, trang 387, có đăng ảnh một chiếc bình lớn vẽ rồng, kèm theo chú thích: Bình 4 vấu, vẽ rồng chân gà, vẽ chàm dưới men, TK 17-18, cao 31,6cm. Bảo tàng Nghệ thuật Boston.

Bây giờ chẳng mấy người chơi gốm lại không nhận ra đây là dòng gốm vùng Nam Trung Quốc, hay được gọi là gốm sa – tô ( Swatow, người Hoa đọc Xoa thẩu ). Dòng gốm này dễ nhận dạng bởi lối vẽ, màu men, xương cốt, đặc biệt là…chân đế cát! Con tầu đắm Bình Thuận khai quật năm 2001, và nhiều con tầu khác vùng biển Đông Nam Á có rất nhiều đồ gốm loại này.
Thực ra Swatow chỉ là một cảng biển lớn thuộc Quảng Đông TQ, nơi xuất khẩu chủ yếu dòng gốm đế cát này hồi TK16-17 cho các nước Nhật Bản và vùng Batawa gồm Indonesia, Philippine, Malaysia, Brunei, mang lại siêu lợi nhuận cho Cty Đông Ấn.

Gốm Swatow, thực ra lại được sx tại Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến! Trong những năm 1980, các nhà khảo cổ TQ đã tìm thấy hàng loạt di tích lò gốm cổ ở vùng này với những tiêu bản đế cát mà trước đó đều được cho rằng quê hương của chúng là Swatow! Từ đó các học giả mới thống nhất tên của dòng gốm này là CHƯƠNG CHÂU ĐẾ CÁT ( Chương Châu sa túc )…


Tuy xuất khẩu nhiều, nhưng đây chỉ là dòng gốm rất bình dân thời cuối nhà Minh tại các lò dân diêu ( người Hoa đọc là Min Yao ), tính mỹ thật và giá trị không cao.
Vậy mà lại được ghép vào dòng gốm Việt mới…tức ngực chứ! Nhưng cũng phải thừa nhận gốm Việt cũng bị suy thoái rất nhiều từ TK 17 nên quốc tế nhầm là gốm Bát Tràng thời này!
Tôi có cả 2 hiện vật: một bình gốm Chương Châu chân cát niên đại cuối nhà Minh và một bình gốm Bát Tràng đế men nâu sô-cô-la, niên đại Lê Trung Hưng. Nhưng gốm Việt, Bát tràng TK17 vẫn xuất sắc hơn…rất nhiều!
Tự hào lắm chứ, phải không các bạn!!!

Gốm Bát Tràng Việt Nam

Gốm Chương Châu Trung Quốc:

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=454288998247763&id=100010000008701

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.