Khi ngắm nhìn những kiệt tác văn hoá Việt cổ tại các bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân ở nước ngoài tôi cứ tự hỏi nạn chảy máu cổ vật nước ta có từ khi nào. Tìm hiểu tư liệu, tôi đã có câu trả lời.
Archives
GỐM VỚI ĐIÊU KHẮC*
Dưới thời nhà Lý, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển rực rỡ và chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất sâu đậm.
GỐM HOA NÂU VIỆT NAM – MỘT DÒNG GỐM ĐẠI VIỆT ĐỘC ĐÁO*
Trước năm 2000, gốm Việt ít người biết và kén người chơi. Sách và tài liệu về gốm Việt rất hiếm và viết sơ sài nên kiến thức về gốm Việt trong cộng đồng cũng rất hạn chế. Người ngoại quốc thì tinh ý hơn, thấy đẹp và lạ nên mua và mang đi khá nhiều với giá rất ” bèo “. Khi đó nhiều người còn nhầm lẫn gốm Việt với gốm Tầu.
ĐẦU RỒNG THỜI LÝ*
Đầu rồng gốm, đất nung là sản phẩm độc đáo bậc nhất trong kiến trúc và gốm cung đình thời Lý – Trần. Chiếc đầu rồng khổng lồ bằng đất nung phát hiện trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long, kinh đô Rồng Bay của Đại Việt, còn khá nguyên vẹn và đẹp…” kinh hồn “!
ĐỘC BÌNH SO DÁNG*
Gần đây trên mạng có đăng tin về một chiếc lọ quý thời Càn Long. Chiếc lọ được một người Anh ở Hampshere mua ở chợ trời chỉ với 13 USD. Chiếc lọ chỉ cao 13cm. Sau đó ông rao bán trên trang eBay và được trả giá 12.500 USD. Nghi ngờ đây là vật quý nên ông rút lại tin rao bán và đưa đến nhà đấu giá Woolley & Wallis. Tại đây, chiếc lọ được chuyên gia định giá 37.400 USD. Giá gõ búa đã lên tới 78.000 USD trong buổi đấu giá ngày 15/11/2016. Trên lọ có 4 ký tự của Càn Long Hoàng Đế thứ 6 nhà Thanh ( 1736 – 1795 ). Chiếc lọ có chân đế hình bát giác cao 7,6 cm…
TINH XẢO LÝ TRIỀU*
Triều Lý không chỉ mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho Đại Việt mà còn tạo dựng một nền văn hoá phát triển rực rỡ, từ văn thơ, điêu khắc, kiến trúc, đến thủ công mỹ nghệ…
VĂN HOÁ, NGHỆ THUẬT THỜI LÝ TRONG MẮT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI!*
Đánh giá cao nghệ thuật gốm thời Lý, tiến sỹ Kenson Kwok, giám đốc Bảo tàng Văn minh châu Á, Singapre nhận định: Nghệ thuật thời Lý hiện diện ở rất nhiều công trình kiến trúc của các quốc gia châu Á. Đặc biệt ở Indonesia, rất dễ bắt gặp các hoa văn thời Lý của VN ở các SP gốm, bình vôi, lục bình…cho thấy sự sáng tạo của người thợ gốm Việt Nam rất tinh tế và có sức lan toả rộng.
ĐỘC SẮC CELADON!
Men gốm thời Trần phong phú bậc nhất trong các dòng gốm cổ VN. Trong các màu men thì CELADON/MEN NGỌC thời Trần chiếm vị trí rất đặc biệt, nhất là những sản phẩm của các lò ngự dụng, quan diêu.
Mây – biểu tượng tạo hình của mỹ thuật thời Lý – Trần
Môtip mây là biểu tượng không thể thiếu trong các công trình kiến trúc tôn giáo truyền thống. Sự xuất hiện hằng xuyên của môtip mây làm cho tác phẩm hay các công trình tôn giáo thêm giá trị thẩm mỹ, đồng thời cũng không làm mất đi tính dân tộc sẵn có. Chạm khắc môtip mây thời Lý – Trần không chỉ mang chức năng trang trí cho các công trình kiến trúc mà còn tạo điều kiện cho người đương thời và cả đời sau tiếp xúc và cảm nhận nghệ thuật chạm khắc này bằng mỹ cảm dân tộc, bằng sự duy trì phong cách tạo hình riêng biệt, tinh tế, khỏe, rõ ràng.
Mây là để chỉ hiện tượng thiên nhiên, mây với vai trò làm ra mưa nên liên quan đến hoạt động của trời. Đối với cư dân nông nghiệp, mây mang đến những dấu hiệu tốt lành, hạnh phúc bởi mây là dấu hiệu, báo hiệu có mưa… Có lẽ từ những khái niệm về mây như vậy mà chúng ta thấy các nghệ nhân dân gian xưa ghép môtip mây vào cùng những đồ án trang trí mang tính linh thiêng như: mây – rồng, mây – tiên nữ, mây – phượng, mây – mặt trời, mây – lửa. Dân gian thường dùng hình tượng rồng, mây như rồng mây gặp hội (long vân khánh hội) để nói về cơ hội may mắn của con người, chỉ đến việc rồng gặp mây như sự đỗ đạt, vua sáng gặp tôi hiền. Continue reading
Hoa sen trong nghệ thuật gốm Việt truyền thống
Không biết tự bao giờ, hoa sen, loài hoa đẹp có cốt cách trong sáng, xuất nê bất nhiễm, đã đi vào văn hóa của người Việt với nhiều ý nghĩa thâm thúy. Sen xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử đất nước như một biểu tượng cho phẩm chất thanh cao, tinh khiết và cao quý. Trong đời sống văn hóa của người Việt, hình ảnh hoa sen đặc biệt không thể thiếu trong trang trí các cung điện, lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, trong nghệ thuật tạc tượng, trong những áng thơ văn… và riêng với nghệ thuật trang trí gốm sứ truyền thống, hoa sen dường như sống mãi với thời gian dù cho thế cuộc có trải qua bao bể dâu.
Qua mỗi giai đoạn của lịch sử phong kiến, hình họa hoa sen đã lưu lại những dấu ấn riêng, hơi thở riêng của thời đại trên những hiện vật gốm. Chúng luôn đánh dấu một sự kế thừa và sáng tạo không ngừng để luôn tỏa sáng trong lòng dân tộc. Continue reading