Tag Archive | văn hóa Chămpa

Độc đáo Bảo tàng Điêu khắc Chăm tròn 100 năm tuổi

NDĐT – Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919-2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ.


Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng với lịch sử 100 năm. Continue reading

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận vui đón Lễ hội Ka-tê 2018

NDĐT – Sáng 9-10 (ngày 1-7 Chăm lịch), tại tháp Pô Klông Ga rai, phường Đô Vinh, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, nơi thờ vị vua Pô Klong Garai (1151 – 1205), người được dân tộc Chăm suy tôn là “Thần Thủy lợi”, hàng nghìn đồng bào Chăm tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đã chính thức tổ chức Lễ hội Ka-tê năm 2018 theo nghi lễ truyền thống tại các đền tháp. Lễ hội Ka-tê truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm đã được Nhà nước đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, năm 2017.

Biễu diễn văn nghệ trong lễ rước y trang của nữ thần xứ sở Pô Inư Nưgar từ thôn Giá, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, về làng Chăm Hữu Đức, huyện Ninh Phước. Continue reading

Bảo tàng Quảng Trị

Bảo tàng tỉnh Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 87/QĐ-UB ngày 29 tháng 7 năm 1989 của UBND tỉnh Quảng Trị, trên cơ sở được tách ra từ Bảo tàng tỉnh Bình Trị Thiên, hoạt động trên cả hai lĩnh vực bảo tàng và bảo tồn.

Đến năm 1998, để phù hợp với tình hình phát triển mới, đơn vị được tách ra thành hai đơn vị đó là Bảo tàng tỉnh và Ban quản lý Di tích (nay là Trung tâm Bảo tồn Di tích và Danh thắng).

Để tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động và khai thác các thế mạnh của Bảo tàng, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy tốt giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, đáp ứng xu thế phát triển tất yếu của quê hương đất nước, tháng 2 năm 2000 UBND tỉnh đã cho phép đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, hệ thống kho bảo quản và nhà trưng bày bảo tàng tại địa điểm số 08 Nguyễn Huệ, Thành phố Đông Hà.

Continue reading

Giao lưu văn hóa Đại Việt – Chămpa trên cổ vật

Trong tiến trình lịch sử của mình vương quốc Chămpa luôn có những mối quan hệ giao lưu và tiếp xúc văn hóa với các nước trong khu vực, trong đó có Đại Việt thời Lý – Trần.

Chămpa được thành lập vào thế kỷ thứ II, ban đầu có tên là Lâm Ấp, thế kỷ thứ VII mới đổi thành Chămpa. Buổi đầu kinh đô của vương quốc này được đặt tại Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam. Nhưng vào giữa thế kỷ thứ VIII, đã được dời xuống phía nam và đặt ở khu vực Phan Rang, Nha Trang ngày nay. Đồng thời lúc này thư tịch cổ không còn chép là Lâm Ấp nữa mà gọi là Hoàn Vương.

Hầu hết các tháp Phật thời Lý – Trần được làm bằng đất nung và có bình đồ hình vuông như tháp Bình Sơn, tháp Phổ Minh là tiếp thu từ văn hóa Chăm. Các tháp Chăm đều có bình đồ hình vuông do ảnh hưởng từ các tháp Tudi của Ấn Độ. Và tháp Chăm chỉ có một cửa vào cũng đã ảnh hưởng đến lối xây dựng chùa Một Cột dưới thời Lý.

Mô hình tháp đất nung thời Lý – Trần có bình đồ hình vuông mang hơi hướng của văn hóa Chăm

Trên những hiện vật gạch ngói úp nóc tạc hình chim uyên ương ở kinh thành Thăng Long chúng ta thấy có những nét phẳng phất giống với ngỗng thần Hamsa trong văn hóa Chăm, phần đầu cánh được xoắn lại tạo nên hình cánh cung giống với đôi cánh của thần điểu Garuda.

Tượng uyên ương trong văn hóa Lý – Trần

Chim thần Garuda trong văn hóa Chăm

Tượng chim Kinnari gốm đất nung trong văn hóa Lý – Trần được lấy nguyên mẫu từ tượng chim Kinnari bằng đá sa thạch trong văn hóa Chăm.

 

Chim Kinnari, chất liệu đá sa thạch trong văn hóa Chăm

Chim Kinnari, chất liệu gốm đất nung thời Lý – Trần

Như vậy, những dấu ấn Chămpa trong kiến trúc, mỹ thuật và tạo hình tại các công trình xây dựng cho thấy văn hóa Chămpa đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sáng tác, tư duy, thẩm mỹ của người Đại Việt thời Lý – Trần. Người Chăm đã mang những nét văn hóa riêng của mình ra Đại Việt, hòa trộn với văn hóa bản địa để làm nên sự tỉ mỉ, chau chuốt của các hiện vật thời Lý – Trần. Các hiện vật tồn tại cho đến ngày nay đã phần nào cho chúng ta thấy rõ điều đó.