Trong các gia đình Nam bộ xưa, nhà nào cũng có chí ít vài ba sản phẩm gốm Lái Thiêu. Sự phát triển của dòng gốm này nở rộ những năm 40 – 60 của thế kỷ trước, tuy không có số liệu cụ thể, chính thức về việc xuất khẩu dòng gốm Lái Thiêu xưa ra nước ngoài, nhưng hiện ở thị trường các nước lân cận như Lào, Campuchia, vẫn bày bán khá nhiều các sản phẩm gốm Lái Thiêu xưa, như một minh chứng cụ thể về sự phát triển và ảnh hưởng của dòng gốm này trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân Nam bộ và vùng phụ cận. Continue reading
Archive | 2 Tháng tư, 2018
GỐM LÁI THIÊU – LÀNG GỐM NỔI TIẾNG TẠI BÌNH DƯƠNG
Nói đến gốm xứ miền Nam không thể không nói đến gốm Lái Thiêu. Làng gốm nổi tiếng với những sản phẩm gồm tinh tế, đậm chất Nam Bộ lại mang tính ứng dụng cao nằm tại tỉnh Bình Dương.
Không chỉ nổi tiếng với những vườn trái cây, Lái Thiêu còn được biết đến với sản phẩm gốm chiếm vị trí độc tôn ở miền Nam. Gốm Lái Thiêu bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ XX, khi gốm Sài Gòn bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn, địa bàn sản xuất bị thu hẹp do đó một số lò gốm đã chuyển ra khu vực ngoại vi lân cận. Từ đó hình thành gốm Lái Thiêu. Không giống những làng gốm khác, gốm Lái Thiêu đi sâu, tập trung sản xuất gốm gia dụng.
Gốm Quảng Đức – một dòng gốm cổ bị thất truyền
Ngày 29/6/2009 vừa qua, tại nhà lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ, số 3 Tản Đà, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đã khai mạc triển lãm Con đường đất nung và kéo dài 3 tháng. Đáng chú ý trong triển lãm này là bộ sưu tập gốm cổ Quảng Đức – một dòng gốm đã bị thất truyền, của nhà sưu tập Trần Thanh Hưng. Anh đã trò chuyện với TT&VH xung quanh bộ sưu tập của mình.
* Chơi cổ vật phải có niềm đam mê, nhiệt huyết, tốn kém công sức, thời gian, tiền bạc, vậy cơ duyên nào anh đã đến với gốm cổ Quảng Đức? Continue reading
Làng gốm Quảng Đức – Phú Yên
Đặc sắc gốm Quảng Đức
Nhắc đến dòng gốm Quảng Đức là nhắc tới dòng gốm nổi tiếng của miền Trung, một trong các dòng gốm Chăm tiêu biểu. Tên gọi của dòng gốm này được đặt theo tên của ngôi làng sinh ra nó: Quảng Đức, nay thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ra đời từ khoảng cuối thế kỷ XVI-đầu thế kỷ XVII, đến nay gốm Quảng Đức đã có lịch sử trên 300 năm, nhưng hiện đang bị thất truyền.
Di tích thành nhà Bầu trên đất Tuyên Quang
Thành nhà Bầu vốn có tên là thành Việt Tĩnh (thuộc châu Thu Vật, Tuyên Quang, nay thuộc tỉnh Yên Bái) ở trên núi Bầu, đây là một kiến trúc thành lớn của họ Vũ. Theo một số tài liệu nghiên cứu của các nhà chuyên môn, di tích Thành nhà Bầu ngày nay có chiều dài khoảng 1.385m trải dài trên một vùng rộng lớn suốt từ ngã ba Đoan Hùng ngược lên hết địa phận huyện Lục Yên (Yên Bái) và địa phận xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Thành nhà Bầu ở Tuyên Quang là công trình phòng thủ quân sự do hai anh em họ Vũ là Khánh Bá Hầu Gia Quốc Công Vũ Văn Uyên và An Tây Vương Gia Quốc Công Vũ Văn Mật từng được Vua Lê phong là Tống binh trấn thủ Tuyên Quang tổ chức xây đắp để phù nhà Lê, chống nhà Mạc trong thời kỳ những năm 30 đến 60 của thế kỷ XVI, tại xã Thúc Thủy, huyện Quả Sùng hay Cảo Sùng (nay thuộc xóm Tân Thành, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang).
Di tích thành nhà Bầu Continue reading
THÀNH NHÀ MẠC
Thành nhà Mạc nằm trên địa phận tổ 7, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Thành được xây dựng từ năm 1592, thời nhà Mạc và được sửa chữa vào thời đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19).
Cổng thành phía Tây