Archive | Tháng Một 2018

NGOẠI GIAO GỐM VIỆT * (2) – LAN TOẢ GỐM VIỆT !

Ngay sau khi kết thúc 6 tháng trưng bày, tiến sỹ Kenson Kwok – giám đốc và chị Heidy Tan – quản thủ bảo tàng VMCA đã gửi thư cho tôi để cám ơn, đồng thời đặt vấn đề gia hạn hợp đồng mượn đồ thêm 6 tháng vì Bảo tàng Mỹ Thuật Singapore muốn đưa 5 hiện vật gốm của tôi về trưng bầy tại BT của họ.

Continue reading

NGOẠI GIAO GỐM VIỆT ! (1)

” VIỆT NAM TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN HIỆN ĐẠI ” ( Vietnam from Myth to Modernity ) là chủ đề Triển lãm Cổ vật VN do BT Văn minh châu Á – Singapore tổ chức từ T5 – T10/2008 nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và ký Hiệp định trao đổi văn hoá giữa VN và Singapore.

Continue reading

GIAO THOA GỐM VIỆT 2*

Lịch sử Phật Giáo cho thấy Đại Việt thuộc nhánh Bắc Tông ( Đại Thừa ) gồm các khu vực phía bắc như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản, Chăm Pa… Còn nhánh Nam Tông ( Tiểu Thừa ) gồm Sri-Lanka, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Khmer. Người tu hành phái Bắc Tông mặc áo màu nâu, tự làm ăn, còn người tu hành phái Nam Tông mặc áo màu vàng và sáng ngày đi khất thực. Vị trí địa lý Đại Việt nằm lọt giữa vùng lãnh thổ thuộc cả hai trường phái nên ảnh hưởng và giao thoa văn hoá cũng là nhẽ đương nhiên.

Continue reading

GIAO THOA GỐM VIỆT 1*

Giao thoa văn hoá là hiện tượng xã hội rất bình thường từ cổ chí kim, kể cả trong giai đoạn lịch sử nước Đại Việt có nền độc lập rất cao. Gốm men nâu cũng có mảng ảnh hưởng của gốm Trung Hoa và Chăm Pa. Một số hiện vật gốm men nâu với hoa văn da báo, chân chim, lông thú, khắc vạch…và mảng gốm Tống, Nguyên có nhiều điểm khá tương đồng.

Continue reading

GỐM LÝ TRẦN*

Gốm thời Lý – Trần, đặc biệt là gốm hoa nâu được các học giả trong và ngoài nước đánh giá là dòng gốm rất riêng biệt của Việt Nam. Nó rất khác biệt, rất độc đáo so với các dòng gốm khác cùng thời của ngoại bang. Chính vì vậy nhiều cao thủ trong giới sưu tập, giới họa sỹ VN, các bộ sưu tập nổi tiếng trong và ngoài nước, các bảo tàng lớn…không thể thiếu dòng gốm độc đáo, rất Việt Nam này!

Continue reading

Thời tiền sử và những dữ liệu trong sách “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc cho đến thế kỷ XX” của giáo sư Lê Thành Khôi.

Những di cốt đầu tiên của con người được tìm thấy từ năm 1955 trong các hang ở Ninh Bình và Lạng Sơn là những chiếc răng và xương sọ được cho là của người tối cổ Archanthropien gần với người vượn Trung Quốc ở Lam Điền (khoảng 600.000 năm trước công nguyên). Người ta cũng tìm thấy ở Ninh Bình một số đá cuội được gia công, đó là những công cụ thô sơ để chặt của người tối cổ, được ghè đẽo một mặt và các dụng cụ để cắt chặt được ghè đẽo ở cả hai mặt, thuộc loại Abbeville (điểm khảo cổ ở Pháp) và Claton (điểm khảo cổ học ở Anh). Loại công cụ này có thể gắn với loại Anyathi của Miến Điện, với loại Soani của Ấn Độ. Continue reading