GIAO THOA GỐM VIỆT 2*

Lịch sử Phật Giáo cho thấy Đại Việt thuộc nhánh Bắc Tông ( Đại Thừa ) gồm các khu vực phía bắc như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản, Chăm Pa… Còn nhánh Nam Tông ( Tiểu Thừa ) gồm Sri-Lanka, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Khmer. Người tu hành phái Bắc Tông mặc áo màu nâu, tự làm ăn, còn người tu hành phái Nam Tông mặc áo màu vàng và sáng ngày đi khất thực. Vị trí địa lý Đại Việt nằm lọt giữa vùng lãnh thổ thuộc cả hai trường phái nên ảnh hưởng và giao thoa văn hoá cũng là nhẽ đương nhiên.

Chưa kể, giữa các quốc gia trong vùng đã từng xẩy ra các cuộc chinh chiến đẫm máu, xâm lấn sang cả thủ đô của nhau không ít lần. Tiêu biểu nhất là cuộc chiến Việt-Chiêm năm 1044 do vua Lý Thái Tông thân chinh chỉ huy với lý do người Chiêm đã bỏ cống cho Đại Việt suốt 16 năm. Sau chiến thắng vua lệnh bắt các cung nữ, vũ nữ, thợ điêu khắc, kiến trúc, thợ gốm và nhiều nô lệ đưa về nước. Điều đó lý giải vì sao trong nhiều kiến trúc đình, chùa, cung điện thời Lý Trần và cả sau này nữa có rất nhiều phù điêu gỗ, đá có các hình tượng mang dấu ấn văn hoá Chăm như thiếu nữ dâng hoa, nô lệ quỳ, bầu vú nữ thần…Bệ đá trong chùa Thầy có phù điêu nô lệ quỳ rất giống trong bệ đá ở Mỹ Sơn. Trong nghệ thuật gốm cũng vậy, không hiếm các hiện vật mang sắc thái Chăm Pa. Tôi có cặp bình biểu tượng chim thần KINNARI ( con cái ) và KINNARA ( con đực ) là những biểu tượng những ca sỹ, nhạc công thiên thần múa hát trên thiên đình, phục vụ cho thần Indra – Thần Sấm Sét. Còn motip tượng quỳ thì xuất hiện khá nhiều trên gốm Việt…

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=226278027715529&id=100010000008701

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.