Archive | 4 Tháng Năm, 2017

Cảnh Thịnh bronze drum – the echo from thousand years

The Tay Son Dynasty (1778-1802) was associated with the name of the Vietnam national hero Quang Trung – Nguyen Hue, who had made glorious victories against foreign invaders, protecting the independence of the Vietnamese nation. After the victory of battle against Chinese Qing invaders in 1789, Quang Trung emperor focused on restoring the country, stabilizing the society and developing the national culture.

Although only existing in a short time, the Tay Son period has left for posterity the special cultural heritage and unique art treasures bearing characteristics of the era. The Canh Thinh bronze drum is one of the typical examples, which currently kept and displayed at the Vietnam National Museum of History.

Canh Thinh bronze drum was cast in the 8th year of the Canh Thinh reign, Tay Son Dynasty (1800).

Canh Thinh bronze drum was made by the lost-wax casting method with the measures: weight: 32 kg, height: 37.4 cm, tympanum diameter: 49cm. The drum’s tympanum has a curved surface like globe calotte with two relief circles at the center. The drum’s body is cylindrical with slight swelling in the middle and divided into three equal parts. Corresponding with each part is a decorative band. The main decorative themes are designed on two bands: on the topmost band, there are patterns of the four holy beasts (Dragon, Kylin, Turtle and Phoenix) which symbolize for the peace and prosperity of the country, meanwhile the lowmost band shows patterns of longma (dragon horse) carrying Hetu (Yeallow River Chart) and Holy Turtle carrying Luoshu (Inscription of the River Lou). Hetu and Luoshu are the two original symbols of Yi Jing (the Book of Changes) – the background of the Oriental thought about the Law of Change. The philosophical thought is applied to many fields of life such as cosmology, astronomy, geography, fengshui, social management and so on. Besides, there are also a lot of auxiliary decorative patterns like lemon flower, T-shaped reiteration, cloud shapes and taotie (a mythological evil).


Leaves decorative pattern

Kylin decorative pattern

Phoenix decorative pattern

Canh Thinh – drum is a unique artifact in the collection of Vietnamese bronze drum. While the Dong Son drum (type Heger I, dating from the 7th century B.C to the 3rd century A.D) and the Muong drum (type Heger II, dating from the early of B.C to the 15th -17th century) have a well-proportioned shape with distinct parts like the tympanum, the barrel, the body and the foot, the Canh Thinh drum is shaped like a traditional leather drum, with two drumheads and the body is also the barrel.


Longma carrying Hetu decorative pattern

Holy Turtle carrying Luoshu decorative pattern

Not only unique in style, but also the characteristic in decoration art. These factors make the drum balance overall. The theme of 4 sacred animals in general and kylin or turtle in particular, appeared early in Vietnamese ancient art. But the combination of these symbols in the same artifact as Canh Thinh bronze drum seems to be the beginning for a flourished stage of art in the Nguyen Dynasty (1802-1945).
The themes are stylized through the motifs of leaf turning into dragon and leaf turning into taotie. Stylization is the way to express the ability to create a particular style on the basis realistic. By the way, flowers and leaves to stylize the scared animals creating a nature, freedom and closeness.
Besides, we still easy to recognize the inherent elements through popular decorative patterns in the art under Ly – Tran – Le Dynasty (11th – 15th century), showing the continuous development in Vietnamese ancient art. The motif of flying phoenix with spreading wings could be seen as a refractional image of flying birds on Dong Son bronze drums. Moreover, the two relief circles on Canh Thinh drumhead are probably a stylized variant of the center star on the tympanum of Dong Son drums.

The Canh Thinh drum is also considered as a historical source, another factor that makes the special value of the drum. The inscriptions on the body show that the drum was cast in the 8th year of the Canh Thinh reign, Tay Son Dynasty (1800) at Ca Pagoda (Linh Ung Pagoda), Phu Ninh commune, Dong Ngan district, Tu Son district (Nanh Pagoda, Ninh Hiep commune, Gia Lam district, Hanoi today). Particularly, there is a paragraph with 222 Chinese characters mentioning the reason of drum-casting. Ms Nguyen Thi Loc, wife of duke Giao, head of the eunuchs under the reign of the Emperor Le Y Tong (1736) contributed to build Linh Ung Pagoda.To commemorat her merit, the people of Phu Ninh commune have contributed to cast the drum and other worship items to remind the next generations.


The 222 Chinese characters mentioning the reason of drum-casting

Chinese characters mentioning the date of casting

Chinese characters mentioning the place of casting

With the unique form and special values in history, culture and art; showing the preservation and development of casting and using Vietnamese bronze drum over two millennia, Canh Thinh bronze drum was recognized as the Vietnam National Treasure by the Prime Minister in 2012. On the other hand, Canh Thinh bronze drum makes a contribution to affirming the fine art of Tay Son period deserving as a valuable source, enriching the historical material. It not only inherits, promotes the fine art’s values of the past but also creates the premise for development in future generations.

Scource: Vietnam National Museum of History

Tìm hiểu về gốm minh văn triều Mạc qua sưu tập chân đèn ở BTLSQG

Triều Mạc là một triều đại để lại nhiều dấu ấn về phát triển kinh tế, văn hóa… Sự phát triển này được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó nổi bật là nghề làm gốm với loại hình đồ gốm có minh văn rất độc đáo. Minh văn trên đồ gốm là một nguồn tư liệu quý, cung cấp cho chúng ta thông tin về họ tên, quê quán của người thợ sản xuất; họ tên của những người đã đặt hàng, từ những tầng lớp trên như công chúa, phò mã tới tầng lớp bình dân.

Gốm có minh văn hầu hết là đồ thờ cúng như: chân đèn, lư hương, tượng thờ. Những minh văn trên gốm thờ còn khắc tên các ngôi chùa, quán và đề tài trang trí chủ yếu là rồng, phượng, lá đề, hoa sen, cánh sen…. Điều này được minh chứng rất rõ qua sưu tập chân đèn gốm có minh văn trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Tiếp nối sự phát triển gốm thời kỳ trước đó, đến triều Mạc thì nghệ nhân gốm hội tụ đầy đủ yếu tố cho sự thăng hoa cảm xúc sáng tạo, để làm ra những chân đèn gốm kiểu dáng mới, nghệ thuật và kỹ thuật trang trí theo lối riêng, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế với những loại hình mang tính mỹ thuật cao. Đây là loại hình gốm mỹ thuật đặc sắc về tạo hình, để lại nhiều tên tuổi nghệ nhân giỏi như: Đặng Huyền Thông ở xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách (nay là xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương); gia đình Đỗ Phủ ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm; Nguyễn Phong Lai và Hoàng Ngưu ở xã Nghĩa Lư, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương …

Chân đèn gốm triều Mạc khá phong phú về kiểu dáng, màu men (chủ yếu gốm hoa lam, lam xám) được nghệ nhân tạo tác với hầu hết các kỹ thuật như chuốt, tạo dáng trên bàn xoay. Sản phẩm được thực hiện trên nhiều công đoạn khác nhau, phức tạp và tỉ mỉ. Các bộ phận của chân đèn được chia thành nhiều phần khác nhau, lắp ghép lại, sau đó được gia công thêm bằng cách nặn, đúc, đắp nổi, vẽ các dạng hoa văn, hình tượng. Và đặc biệt, trên loại sản phẩm gốm này còn được thể hiện rất nhiều minh văn, đem lại cho chúng một giá trị lịch sử cũng như giá trị về phong cách tạo hình một cách chính xác.

Để thể hiện các bài minh trên gốm, các nghệ nhân xưa thường dùng lối khắc chữ, viết bằng men lam dưới men trắng, in đắp nổi chữ hoặc kết hợp giữa các phương pháp này với nhau. Nếu là khắc hoặc đắp nổi thì thường là khắc chữ sau khi đã phủ men, đôi khi cũng có trường hợp khắc chữ dưới men (có nghĩa là chữ được khắc trên xương gốm sau đó phủ men). Kiểu chữ dù viết, khắc hay đắp nổi đều dùng lối chữ chân phương. Đối với chân đèn, minh văn thường được thể hiện trước đầu rồng ở thân trên thuộc phần dưới các chân đèn và kéo dài dọc các cánh sen đứng ở thân dưới. Còn với lư hương, minh văn thường được khắc ở các dải quai, quanh miệng hoặc chân đế, khắc xung quanh cổ hoặc khắc quanh đế.

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia trưng bày chân đèn gốm hoa lam, triều Mạc, niên hiệu Diên Thành năm thứ 3 (1580). Chân đèn gồm 2 phần: phần trên 3 đoạn gồm miệng hình trụ và 2 đoạn dưới hình cái loa cách nhau bằng đường gờ nổi để mộc; phần dưới gồm vai và thân trên phình, thân dưới eo, chân đế choãi. Chân đèn trang trí nổi để mộc 2 cặp phượng múa ở phần trên; băng lá đề kép ở vai và hình rồng vờn ngọc ở thân, kết hợp vẽ lam hoa và mây trong băng cánh sen dưới miệng, mây quanh rồng phượng; cánh sen dài trong có dải xoắn ốc, băng hoa cúc dây trên đế. Men phủ màu trắng ngà.

Chân đèn gốm hoa lam, triều Mạc, niên hiệu Diên Thành 3 (1580)

Dọc theo thân đèn có khắc các dòng minh văn chữ Hán có nghĩa: chân đèn được làm vào ngày 24, tháng 6, niên hiệu Diên Thành 3 (1580) và do nghệ nhân Nguyễn Phong Lai và Hoàng Ngưu, ở xã Nghĩa Lư, huyện Cẩm Giàng chế tạo. Minh văn còn cho biết Đại sĩ Ngạn Quận công Mạc Ngọc Liễn, vợ là trưởng công chúa Phúc Thành cùng với 74 sãi vãi thuộc 2 xã Lưu Xá và Đặng Xá, đặt làm chân đèn đẻ cung tiến vào quán Linh Tiên (xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ).

Bên cạnh đó, chân đèn gốm hoa lam, triều Mạc, niên hiệu Hưng Trị 2 (1589) gồm 2 phần: phần trên 3 đoạn gồm miệng hình trụ và đoạn 2 và 3 hình loa, cách nhau bằng đường gờ nổi tô nâu; phần dưới gồm vai và thân trên phình, thân dưới eo, chân đế choãi. Chân đèn trang trí nổi 2 mặt hổ phù ở phần trên; trang trí vẽ lam, xung quanh đoạn miệng chia dọc nhiều dải chữ nhật, vẽ hoa. Đoạn 2 và 3 vẽ 2 cặp phượng múa. Phần dưới, vai vẽ băng lá đề bên trong vẽ nửa bông hoa. Thân trên vẽ rồng mây, thân dưới vẽ cánh sen đứng, trong vẽ các dải xoắn đôi. Chân đế vẽ băng chữ V lồng, lá đề và dây lá hình sin. Men vẽ phủ màu xanh đen, men phủ màu trắng xám.


Chân đèn gốm lam xám, triều Mạc, niên hiệu Đoan Thái 4 (1588)

Dọc theo thân đèn có khắc các dòng minh văn chữ Hán có nghĩa: chân đèn được làm vào ngày 1 tháng 4, niên hiệu Hưng Trị 2 (1589) và do nghệ nhân Đỗ Xuân Vi ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An chế tạo. Minh văn còn cho biết các sãi vãi ở xã Thanh Lãng, huyện Văn Giang, phủ Thuận An hưng công tạo bình hoa cúng dưỡng chùa Quan Âm (xã Thanh Lãng, huyện Văn Giang, phủ Thuận An hưng) làm vật Tam bảo.

Đặc biệt, chân đèn gốm men lam xám và nâu, thời Mạc, tháng 4, niên hiệu Đoan Thái 4 (1588) là hiện vật độc đáo. Chân đèn gồm 2 phần, phần trên tạo dáng một bông hoa sen nở, trang trí rồng đuổi, rồng uốn. Phần dưới có vai và thân phình chạm nổi băng cánh sen bên trong có bông hoa. Thân trên chạm nổi 4 rồng “yên ngựa” trong khung viền hình nhĩ bôi. Thân dưới chạm nổi băng cánh sen đứng bên trong có hình rồng nổi. Chân đế chạm nổi răng cưa, vạch đứng song song, cánh hoa bên trong có bông hoa. Men phủ màu lam xám, tô men nâu trên 2 tai rồng và dải quai.

Minh văn trên chân đèn cho biết niên đại tuyệt đối cũng như họ tên nghệ nhân chế tạo ra nó. Dọc theo thân trên có khắc 2 dòng minh văn chữ Hán có nghĩa: chân đèn được làm vào tháng 4, niên hiệu Đoan Thái 4, đời vua Mạc Mậu Hợp (1588) và do nghệ nhân Đặng Huyền Thông ở xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách (nay là xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) chế tạo.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, trong các loại hình đồ gốm có minh văn ở triều Mạc thì đèn gốm chiếm số lượng nhiều nhất. Những người thợ gốm đua tài bằng cách làm ra nhiều cây đèn chân cao, kích thước lớn, trang trí phức tạp. Nhìn hình dáng bề ngoài thì chân đèn gốm giống như những chiếc bình cắm hoa nhưng thực tế lại dùng để đặt đĩa đèn dầu lạc hay đĩa hoa trên miệng bình phục vụ cho cúng lễ. Chân đèn gốm thời Mạc đẹp hơn các thời khác, nó trở thành thước chuẩn để đánh giá phần nào phong cách của mỹ thuật thời Mạc.

Qua so sánh nhiều tác phẩm đồ gốm, Đặng Huyền Thông được các nhà nghiên cứu đánh giá là nghệ nhân gốm xuất sắc triều Mạc, tiêu biểu cho đỉnh cao của nghệ thuật gốm thời Mạc. Tạo hình tác phẩm của ông mang phong cách rất riêng: trang trí hoa văn trên các tác phẩm gồm nhiều đề tài như hoa sen, hoa cúc, hoa dây, hình rồng, hình học… với rất nhiều bố cục khác nhau. Đề tài tứ linh không được sử dụng trong trang trí mà chỉ có hình rồng, với 15 kiểu rồng nổi khác nhau (rồng nổi kiểu “yên ngựa”, rồng uốn trong cánh sen, rồng uốn trong hình lá đề, rồng uốn trong hình tròn, rồng đuổi…). Các hoa văn hình học như băng răng cưa, vạch thẳng song song… được coi là nối tiếp phong cách truyền thống văn hóa Đông Sơn…

Bên cạnh đó, trên đồ gốm do ông chế tạo, minh văn còn cho biết tên thật của ông là Đặng Mậu Nghiệp tự là Huyền Thông. Ông là sinh đồ, người đã thi đỗ tam trường, làm thợ gốm, quê tại xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách. Những thông tin về tác giả Đặng Huyền Thông không chỉ thấy trên đồ gốm mà còn trên minh văn bia chùa An Định (Hải Dương) quê hương ông. Nội dung văn bia cho biết: Chùa An Định xưa đã bị mai một. Trong xã có Đặng Mậu Nghiệp tên chữ là Đặng Huyền Thông, cùng vợ là Từ Am Nguyễn Thị Đỉnh kết hợp với nhiều vương công và đông đảo người hảo tâm trong xã huyện đứng ra hưng công dựng chùa, tạc tượng. Bia lập vào niên hiệu Đoan Thái 3 (1587). Người soạn văn bia này chính là Đặng Huyền Thông.

Như vậy, qua sưu tập gốm minh văn triều Mạc thế kỷ 16 cho thấy dòng gốm mang nét riêng độc đáo góp phần làm phong phú kho tàng gốm cổ Việt Nam. Hơn nữa, các thông tin trên minh văn đồ gốm góp phần minh chứng thời kỳ phục hưng Phật giáo ở Việt Nam trong thế kỷ 16.

Nguồn: BTLSQG