Archive | 26 Tháng Tư, 2017

Tạo hình, hoa văn trang trí trên trống đồng Đông Sơn (bản đầy đủ nhất)

Trống tạo dánh hình trụ đứng, tang phình, thân thon, đế choãi. Trống có 2 gờ khuôn đúc chạy thẳng từ tang xuống váy trống, có 04 bộ quai cong hình cánh cung, xẻ rãnh chính giữa trang trí hoa văn hình chấm dải nối tiếp giữa tang bồng và thân trống. Cả mặt, tang và thân trống đều có các đường chỉ nhỏ chia trống thành các vành hoa văn lớn nhỏ khác nhau và được trang trí dày đặc.

Mặt trống: Phẳng, loe ra khỏi tang bồng, trên bề mặt trang trí các họa tiết, hoa văn thể hiện những nét tiêu biểu mang đặc trưng của văn hóa Đông Sơn. Chính giữa mặt trống đắp nổi hình mặt trời với 10 tia, xen giữa các tia là hoa văn chữ V lồng, bao quanh mặt trời là 08 vành hoa văn đồng tâm từ trong ra ngoài trang trí các hoa văn.

  • Vành thứ nhất là vành hoa văn gạch đứt
  • Vành thứ 2 là hoa văn đường tròn tiếp tuyến
  • Vành thứ 3 là hoa văn hình răng lược
  • Vành thứ 4 là hoa văn hình thoi
  • Vành thứ 5 là hoa văn đầu chim công
  • Vành thứ 6 là hoa văn hình chim lạc bay ngược chiều kim đồng hồ
  • Vành thứ 7 là hoa văn đường tròn tiếp tuyến
  • Vành thứ 8 là hoa văn hình răng lược

 

Tang trống: Hơi phình so với mặt trống gồm 04 vành hoa văn được trang trí lần lượt từ trên xuống dưới bao gồm: Hoa văn hình răng lược; hoa văn đường tròn tiếp tuyến; hoa văn hình răng lược và 06 chiếc thuyền chở người đội mũ lông công cách điệu đang chèo lái. Tại 4 góc cạnh quai trống trang trí hình ảnh 4 con cò đối xứng nhau, 2 con vếch mỏ lên, 2 con chúc mỏ xuống.

Thân trống: Thon dần từ trên xuống dưới trang trí các vành hoa văn: Hình thoi, hình người đội mũ lông công múa cách điệu, hoa văn hình răng lược, đường tròn tiếp tuyến và hoa văn hình răng lược phía dưới cùng.

 

Váy trống: Loe rộng tạo độ vững chắc, để trơn không trang trí hoa văn

Ba nền văn hóa khu vực Trung và Nam Bộ

1. Văn hóa tiền Sa Huỳnh

Cách ngày nay 4.000 – 3.000 năm.

Đặc điểm công cụ lao động của cư dân Sa Huỳnh là rất ít công cụ bằng đồng, mà chủ yếu là công cụ bằng sắt (cuốc, thuổng, liềm) và vũ khí (rìu, lưỡi cuốc, đục xòe cân, dao, kiếm, giáo). Có lẽ do nơi cư trú của cư dân văn hóa Sa Huỳnh rất hiếm quặng đồng nên ngành luyện kim đồng không phát triển.

Các nghề gốm, xe sợi, dệt vải, làm đồ trang sức cũng khá phát triển, họ còn biết nấu cát làm thủy tinh khá sớm. Họ chế tác nhiều đồ trang sức bằng thủy tinh rất đẹp. Hiện vật tìm thấy là các chuỗi hạt bằng đá, bằng đồng, bằng mã não, khuyên tai hai đầu thú.

2. Văn hóa Đồng Nai

Cách ngày nay khoảng 5.000 – 4.000 năm.

Các di tích thuộc văn hóa Đồng Nai: Di tích Gò Cát (thành phố Hồ Chí Minh), Rạch Núi (Long An), Cái Vạn, Ngãi Thắng, Gò Mẻ, Dốc Chùa (Đồng Nai).

Cư dân văn hóa Đồng Nai làm nghề trồng lúa nước và các cây lương thực khác. Ngoài ra họ còn làm nghề khai thác sản vật rừng, săn bắn, làm nghề thủ công.

Các công cụ lao động tìm thấy gồm các công cụ bằng đá (cuốc, rìu, mũi nhọn, cuốc có vai), còn có nhiều công cụ bằng đồng và bằng sắt. Nhiều đồ trang sức bằng đá, thủy tinh, đồng và sắt.

3. Văn hóa Óc Eo

Cách ngày nay khoảng 2.000 – 1.500 năm.

Địa bàn phân bố chủ yếu ở các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Dương, Tây Ninh.

Trên cơ sở văn hóa Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam đã hình thành vào khoảng thế kỷ thứ I, phát triển vào các thế kỷ III – V và làm chủ cả một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á. Cuối thế kỷ thứ VI, quốc gia Phù Nam suy yếu, đã bị Chân Lạp thôn tính.