Archive | 23 Tháng Tư, 2017

Về vương quốc Chămpa

1. Sự thành lập

Chămpa được thành lập vào thế kỷ thứ II, ban đầu có tên là Lâm Ấp, thế kỷ thứ VII mới đổi thành Chămpa.

Buổi đầu kinh đô của vương quốc này được đặt tại Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam. Nhưng vào giữa thế kỷ thứ VIII, đã được dời xuống phía nam và đặt ở khu vực Phan Rang, Nha Trang ngày nay. Đồng thời lúc này thư tịch cổ không còn chép là Lâm Ấp nữa mà gọi là Hoàn Vương.

Từ thế kỷ thứ IX kinh đô Chămpa có nhiều thay đổi. Vương quốc Chămpa lúc này gồm 5 tiểu vương quốc nhỏ khác nhau:

+ Tiểu vương quốc Indrapuda nay là khu vực Đồng Dương – Quảng Nam

+ Tiểu vương quốc Amaravati thuộc Đà Nẵng, Quảng Nam và có lúc cả khu vực Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay.

+ Vijaya thuộc Bình Định, Quảng Ngãi

+ Kauthara là khu vực Phú Yên, Khánh Hòa

+ Và Panduranga thuộc khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.

=> Như vậy, mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau các vị vua Chiêm lại có sự thay đổi về kinh đô của mình.

2. Vị trí địa lý

Vương quốc Chămpa ở vào vị trí tuyệt đẹp ngay nơi gặp gỡ của các con đường hàng hải lớn của Đông Á. Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ X người Chăm kiểm soát việc buôn bán gia vị giữa Đông Nam Á hải đảo và Trung Quốc, buôn bán tơ lụa giữa đế chế nhà Đường và đế chế Abbassid của Bagdad. Ngoài ra họ còn xuất ngà voi và gỗ trầm của họ sang Trung Quốc và cho người Ả Rập. Cùng với việc là chủ nhân của một nền hàng hải phát triển, cư dân Chăm pa còn được biết đến là những kẻ cướp biển nổi tiếng ở tất cả các biển phía Nam.

Vị trí địa lý thuận lợi không những giúp vương quốc Chămpa phát triển thương mại với các nước trong khu vực, mà còn tạo điều kiện cho sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa với 2 nước giáp ranh là Đại Việt ở khu vực phía bắc và Phù Nam ở khu vực phía nam.

3. Đời sống kinh tế sản xuất

Vào buổi đầu người Chămpa chủ yếu sống trên núi hơn là đồng bằng. Họ sống bằng các sản phẩm họ săn bắn, hái lượn và đánh bắt được. Về sau họ bắt đầu biết làm nông nghiệp, họ trồng mía, chuối, dừa, tiêu, trầu, cau và đủ các loại cây trồng để làm bện dây, làm chiếu và làm đồ đan lát.

Trong nông nghiệp họ sản xuất hai mùa mỗi năm, gạo trắng vào tháng 10 và gạo đỏ vào tháng 4. Mặc dù nông nghiệp được coi là một ngành sản xuất chính của Chăm pa, nhưng sự giàu có của vương quốc này từng khiến người Trung Quốc thèm thuồng lại được tạo ra từ mỏ, từ rừng, thương mại và cướp biển.

4. Đời sống xã hội tinh thần

Theo mô tả của các giả Trung Quốc thì người dân của vương quốc này có da đen, mắt sâu, mũi thẳng và cao, tóc quăn. Người dân búi tóc, phụ nữ búi tóc hình cái búa, xâu lỗ tai để đeo những chiếc vòng nhỏ bằng kim loại. Họ rất sạch, hàng ngày tắm rửa nhiều lần, xức dầu thơm, chà cơ thể với dầu long não và xạ hương, xông quần áo với một thứ hỗn hợp các loại gỗ thơm khác nhau. Nam nữ ăn mặc như nhau, y phục gồm một tấm vải bông quấn quanh người từ phải qua trái, từ lưng tới chân, người sang mang giày, người thường đi chân đất (1).

Nhà vua đội một cái mũ cao, có trang trí bông bằng vàng và một túm tua bằng lụa. Khi đi ra ngoài, nhà vua cưới trên một con voi, trống và tù và đi trước, có lọng bằng vải cát bối và có các gia nhân cầm cờ cũng bằng loại vải này vây quanh.

Hôn nhân của người Chăm được được cử hành vào tháng 8 và nữ đi hỏi rể trước.

Đám tang nhà vua cử hành 7 ngày sau khi vua mất, hài cốt vua được đựng trong một cái bình bằng vàng và ném xuống biển. Quan thì của hành sau 3 ngày và hài cốt được đựng trong một bình bằng bạc. Dân thì cử hành ngay ngày hôm sau và hài cốt được đựng trong một cái bình bằng đất nung.

Tôn giáo của Chăm pa từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX là Bà La Môn giáo, trong đó thần Shiva được tôn thờ đặc biệt. Họ dựng lên đền thờ để tôn kính các vị thần như là một biểu tượng mang hình ảnh của chính họ. Dưới nét của các vị thần linh họ sẽ nhập vào sau khi qua đời. Vì vậy mà người ta gặp ở đây cũng như ở khắp Đông Nam Á sự cộng sinh giữa việc thờ cúng tổ tiên với các thần linh và tư tưởng tôn giáo du nhập từ Ấn Độ.

1. Mã Đoan Lâm, Dân tộc học các dân tộc ngoài Trung Quốc, vùng phía Nam, trang 420-425; G. Maspero, Le Royaume de Champa [Vương quốc Chămpa], Paris, 1928, trang 8 tt.