Archives

THIÊN TRƯỜNG PHỦ, GỐM CUNG ĐÌNH & NHỮNG ĐIỀU CẦN LÝ GIẢI*

Năm 1239, vua Trần Thái Tông sắc chỉ cho xây hành cung ở quê mình. Năm 1262, khi đã trở thành Thái Thượng Hoàng, ông về đây, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên thành PHỦ THIÊN TRƯỜNG, dựng tiếp Cung Trùng Quang để cho các vua đã nhường ngôi về ở phía tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm thái thượng hoàng…

Continue reading

THỦY TỘC TRÊN GỐM THỜI TRẦN*

Nhà Trần xuất thân từ nghề chài lưới ven sông. Chắc vì vậy mà không phải ngẫu nhiên hình tượng các loài thủy tộc như tôm, cua, cá xuất hiện khá nhiều trên gốm thời Trần, đặc biệt trên quai ấm. Những chiếc quai ấm dạng này chỉ mang tính biểu tượng thôi chứ người rót phải bưng bằng hai tay cung kính trước đối tượng phải rất khả kính trong xã hội…

Continue reading

PHƯỢNG*

Phượng, phượng hoàng hay phụng là một trong tứ linh LONG – LY – QUY – PHỤNG.
Trước đây, con trống được gọi là PHƯỢNG, con mái gọi là HOÀNG. Còn nay thì không còn phân biệt đực cái và gọi chung là PHƯỢNG HOÀNG.

PHƯỢNG có mỏ diều hâu, mao trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công. Mỗi bộ phận cơ thể đều mang ý nghĩa biểu tượng : đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trăng mặt trời, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Khi phượng vũ tượng trưng cho hoạt động của trời đất, vũ trụ…

Nếu RỒNG có yếu tố DƯƠNG tượng trưng cho vua chúa thì PHƯỢNG có yếu tố ÂM tượng trưng cho hoàng hậu và đàn bà đẹp. Trong văn hoá phương Đông, rồng và phượng hay kết đôi trong chốn cung đình, đền đài, nơi thờ tự. Motip Long Phụng chầu chữ PHÚC, Long Phụng chầu THÁI DƯƠNG khá phổ biến.

Trong các bộ phận cơ thể thì mắt phượng ( phụng nhãn ) được đặc biệt chú ý. Mắt phượng mày ngài được cho là nét đẹp quý phái. Mắt phượng là mắt có tròng đen to, đen trắng rạch ròi, có hai mí rõ ràng, chiều ngang hẹp, đuôi mắt dài và nhọn. Vì thế có câu: “ Lưng ong, mắt phượng, mày ngài / cổ cao ba ngấn kém ai trên đời “…

SUPER BOWL*

Tôi không định nói về trò chơi bowling thời hiện đại mà muốn nói về những chiếc bát tô cỡ siêu đại với đường kính trên dưới 30 cm, niên đại khoảng 700 năm về trước. Việc xác định niên đại tương đối chính xác của những chiếc tô này không phải dễ.
Tôi có 3 chiếc tô lớn, chân tiện, viền chân socola. 2 chiếc men xanh trắng thì họa tiết hoa văn rất LÊ, chiếc men nâu thì thân dưới vuốt cánh cúc và tầng hoa văn phía trên ám họa thủy ba rất TRẦN.

Cả 3 đều có chân đế dầy, lối cắt chân đế cũng rất TRẦN. Nếu xếp vào đầu LÊ chắc không cần băn khoăn lắm…Cố gắng tìm kiếm chứng cứ thêm, tôi tìm đọc cuốn GỐM XANH TRẮNG TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM TÌM THẤY Ở PHILIPPINES ( Chinese and Vietnamese blue and white wares found in the Philippines ), nơi công bố những hiện vật và tiêu bản tìm thấy trên con tầu đắm Pandanan khai quật năm 1995 tại vùng biển Tây Nam Philippines. Đồ gốm trên con tầu đó có cả đồ Trung Hoa, Bắc Việt Nam và cả gốm Gò Sành. Về gốm Trung Hoa có nhiều món thuộc dòng Yuan ( khoảng 40 năm cuối nhà Nguyên ) và cũng khá nhiều gốm thời Minh. Đặc biệt trong số gốm Việt, có một chiếc bát tô rất lớn, đường kính miệng 30,2 cm, dáng và hoa văn sen trong lòng bát có phong cách rất YUAN!

Một chi tiết rất quan trọng nữa là trên con tầu đó người ta tìm thấy những đồng xu có niên đại 1403-1424! Như vậy niên đại những món đồ trên con tầu đắm Pandanan có niên đại cuối TK14, đầu TK15. Vậy chiếc tô Việt kia chắc cũng có niên đại tương tự. Phải chăng nó được tạo tác vào thời nhà Hồ hoặc trong thời kỳ nhà Minh xâm lược nước ta 1405-1427? 
Cứ băn khoăn mãi về những chiếc tô có những yếu tố vừa Lê, vừa Trần! Xin mời các cao thủ cho lời khuyên. Xin đa tạ!

NST: Nguyễn Dòng

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=792471844429475&id=100010000008701

GỐM KINH BẮC – LÒ BÁT TRÀNG

Một trung tâm gốm cổ thường phải hội tụ 3 điều kiện cơ bản: gần nguồn nguyên liệu chủ yếu, gần các con sông lớn thuận tiện cho giao thông đường thủy và gần các thị trường tiêu thụ lớn. Lò Bát Tràng có đủ 3 yếu tố quan trọng đó.
1. Khu vực Bát Tràng có nguồn đất sét trắng dồi dào, đủ khai thác thương mại để sản xuất các loại gốm cốt trắng đặc thù. Một thời làng Bát Tràng có tên là Bạch Thổ Phường vì lẽ đó.
2. Làng Bát Tràng toạ lạc ngay bên dòng sông Nhị Hà ( sông Hồng ngày nay ), rất thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên vật liệu, thành phẩm. Nguồn nước các con sông cũng không thể thiếu trong quá trình sx gốm.
3. Nằm giữa hai trung tâm đô thị sầm uất bậc nhất của nước ta thuở trước: “ Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến “. Phố Hiến ( nay là thành phố Hưng Yên ) thời trước là một trong những thương cảng nổi tiếng cùng với Vân Đồn.

Continue reading

GỐM KINH BẮC – GỐM THỔ HÀ

Thổ Hà là một trong những ngôi làng cổ đẹp nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ với phong cảnh hữu tình: cây đa, bến nước, sân đình, chiếc cổng làng cổ kính hàng trăm năm tuổi xây bằng gạch đỏ độc đáo bậc nhất VN từng xuất hiện trong biết bao bộ phim về đề tài làng quê Việt Nam, những mái nhà rêu phong san sát nằm sâu trong các ngõ hẹp cổ kính…

Continue reading

GỐM KINH BẮC I – LÒ PHÙ LÃNG

Tương truyền vào thời Lý – Trần có 3 vị đại quan đi sứ TQ, trên đường về nước, gặp bão phải nghỉ lại ở Thiều Châu ( nay là Triều Châu ), Quảng Đông, TQ. Tại đây họ học được nghề gốm và về truyền lại nghề cho các làng Bát Tràng, Phù Lãng và Thổ Hà.
Làng gốm Bát Tràng làm gốm sắc trắng ( Bạch Thổ Thôn ), làng Thổ Hà làm gốm sắc đỏ, còn làng Phù Lãng làm gốm sắc vàng. Ba làng này đều thuộc đất Kinh Bắc xưa – một trung tâm văn hiến từ thời đầu độc lập, cách đây hơn 10 TK.
Làng Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu, cách sông Lục Đầu chỉ 4km ( nơi có trung tâm gốm Nam Sách ), nay thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh.

Continue reading

GỐM SA HUỲNH*

Thời sơ sử, trên dải đất VN ngày nay có 3 nền văn hoá: phức hệ văn hoá Phùng Nguyên – Đông Sơn, phức hệ VH Bàu Trám – Sa Huỳnh và phức hệ VH Đồng Nai. 3 phức hệ VH ấy đã phát triển thành 3 nền văn minh lớn, ứng với 3 quốc gia cổ là Văn Lang – Âu Lạc, Sa Huỳnh – Chăm Pa và Phù Nam…
Hai nền VH phía Bắc và Phía Nam tôi muốn để dịp khác. Nhân dọn dẹp nhà cửa cuối năm, tôi thấy một hũ gốm Sa Huỳnh đã sưu tầm từ lâu, nằm lẫn giữa những món đồ yêu thích khác. Ngắm lại thấy cảm xúc thật khác lạ…

Continue reading

GỐM LÊ TRUNG HƯNG (Phần 2)

Ngoài mẫu thức phổ biến là các các đồ thờ tự, gốm Lê Trung Hưng còn được biết đến nhiều qua mẫu thức tửu cụ với tạo dáng phong phú, màu men xanh lục hoặc điểm vàng nâu truyền thống.

Bình rượu hình cá

Continue reading

GỐM THỜI LÊ TRUNG HƯNG (Phần 1)

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc vào năm 1592, khi Trịnh Tùng kéo quân từ Thanh Hoá tiến hành bắc phạt, giành lại Đông Kinh ( Thăng Long cũ ) từ tay nhà Mạc. Một thiết chế Vua Lê – Chúa Trịnh được mở ra, kéo dài suốt 200 năm bắt đầu…

Continue reading