GỐM THỜI LÊ TRUNG HƯNG (Phần 1)

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc vào năm 1592, khi Trịnh Tùng kéo quân từ Thanh Hoá tiến hành bắc phạt, giành lại Đông Kinh ( Thăng Long cũ ) từ tay nhà Mạc. Một thiết chế Vua Lê – Chúa Trịnh được mở ra, kéo dài suốt 200 năm bắt đầu…


Nhà Mạc bị đánh dạt lên Cao Bằng, còn quê hương nhà Mạc tại Nam Sách, Hải Dương bị tàn phá và trả thù khốc liệt. Trung tâm gốm Nam Sách gồm các lò Chu Đậu, Mỹ Xá, Hùng Thắng bị san phẳng và xoá sổ. Từ TK 17, 18 chỉ còn các lò tại trung tâm gốm khác của Hải Dương hoạt động cho đến TK 17, 18, chuyên sản xuất các đồ gia dụng, cung tiến cho kinh thành Thăng Long và xuất khẩu qua thị trường Nhật Bản. Đó là các lò Ngói, Cậy, Láo, Bá Thủy và Hợp Lễ. Các thợ gốm của trung tâm gốm Nam Sách có thể đã bị sát hại hoặc trôi dạt đến các lò gốm khác, trong đó có chú cháu nhà họ Vương di tản về lò gốm Bát Tràng. Tại đây, một dòng gốm khác đang kỳ thịnh vượng. Đầu tiên phải kể đến dòng gốm màu xanh lục, nhiều loại điểm thêm màu nâu, vàng – nâu nhưng đến nay còn lưu lại không nhiều nên trở thành những cổ vật rất quý hiếm, nhất là các chân đèn, lư hương, cặp nghê chầu, bình vôi, nậm rượu, văn phòng tứ bảo,…
Những chiếc chân đèn “ tam sắc “ tương đối lành lặn chỉ mới thấy 2 chiếc giống hệt nhau ( một ở bảo tàng Thái Bình, một tôi đang lưu giữ ), những chân đèn ở BTLSVN thì bị sứt mẻ khá nhiều.

Những chiếc lư hương cùng loại hiện cũng đếm trên đầu ngón tay, những cặp nghê chầu và các loại hình khác cũng vậy. Điều đó lý giải vì sao những món đồ thời Lê Trung Hưng hiếm hoi đó luôn thuộc diện hàng…” hót “ trên thị trường cổ vật…

Lư hương thời Lê Trung Hưng

Nghê thời Lê Trung Hưng

 

Tác giả: NST Nguyễn Dòng

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=743389059337754&id=100010000008701

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.