Tương truyền vào thời Lý – Trần có 3 vị đại quan đi sứ TQ, trên đường về nước, gặp bão phải nghỉ lại ở Thiều Châu ( nay là Triều Châu ), Quảng Đông, TQ. Tại đây họ học được nghề gốm và về truyền lại nghề cho các làng Bát Tràng, Phù Lãng và Thổ Hà.
Làng gốm Bát Tràng làm gốm sắc trắng ( Bạch Thổ Thôn ), làng Thổ Hà làm gốm sắc đỏ, còn làng Phù Lãng làm gốm sắc vàng. Ba làng này đều thuộc đất Kinh Bắc xưa – một trung tâm văn hiến từ thời đầu độc lập, cách đây hơn 10 TK.
Làng Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu, cách sông Lục Đầu chỉ 4km ( nơi có trung tâm gốm Nam Sách ), nay thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
Nghề gốm được hình thành và phát triển ở đây vào TK14, nhưng các sản phẩm gốm được biết đến nhiều nhất được sx từ TK 17 đến 19. Đó là các sản phẩm gốm men da lươn màu vàng nhạt, vàng thẫm và vàng nâu ( chất men được làm từ hợp chất tro cây rừng, vôi sống và sò ống nghiền ) tập trung vào các loại hình như:
– Gốm dùng trong tín ngưỡng: lư hương, đài thờ, đỉnh,…
– Gốm gia dụng: lọ, bình, ang, chum, vại, bình vôi, bát điếu,…đặc biệt là các loại bình, ấm hình thú như ngựa, voi, biến thể của rồng,…
Lư hương, bình vôi, âu, chậu…Phù Lãng thì dễ kiếm, chứ một chiếc bình rượu đắp con SI VẪN / SI VĨ thì thật hiếm. Đó là con vật đầu rồng, mình cá, miệng rộng, thân ngắn, vốn là con vật huyền thoại chuyên sống dưới nước, là 1 trong 9 đứa con của RỒNG. Ở TQ, trên mái điện, 2 đầu thường đắp con vật này để trừ hoả hoạn và mang lại bình an. Tôi may mắn có được chiếc bình này từ lâu, nay tra cứu tư liệu mới hiểu ý nghĩa của linh vật này.
Xin mới quý vị cùng thưởng ngoạn!
NST: Nguyễn Dòng
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=750967978579862&id=100010000008701