THỦY TỘC TRÊN GỐM THỜI TRẦN*

Nhà Trần xuất thân từ nghề chài lưới ven sông. Chắc vì vậy mà không phải ngẫu nhiên hình tượng các loài thủy tộc như tôm, cua, cá xuất hiện khá nhiều trên gốm thời Trần, đặc biệt trên quai ấm. Những chiếc quai ấm dạng này chỉ mang tính biểu tượng thôi chứ người rót phải bưng bằng hai tay cung kính trước đối tượng phải rất khả kính trong xã hội…

Tôi sực nhớ tới một nhân vật nổi tiếng thời Trần – Yết Kiêu, một trong 5 mãnh tướng dưới trướng của Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn với biệt tài thủy chiến. Bơi lặn dưới nước như rái cá, ông đã bao phen đục thuyền, đánh đắm hàng loạt thuyền chiến của giặc Nguyên vốn chỉ thiện chiến trên yên ngựa…
Nhà nghèo, mẹ mất sớm, thở nhỏ ông đã phải lặn lội sông nước mò cua, bắt ốc, bắt cá tôm bán lấy tiền nuôi người cha bệnh tật. Lớn lên ông đầu quân chống giặc Nguyên Mông và trở thành vị tướng tài giỏi về thủy chiến của nhà Trần. Yết Kiêu là tên do chính Trần Hưng Đạo đặt cho ông theo tên một loài kình ngư dưới biển thời xưa…
Giữa thủ đô Hà Nôi ngày nay có con phố mang tên Yết Kiêu rất nổi tiếng vì gắn với một trường đại học đầu tiên của VN – Trường Mỹ Thuật Đông Dương, nay là Trường ĐH Mỹ Thuật HN mà nhiều người hay gọi là Mỹ Thuật Yết Kiêu!…
Thưởng ngoạn gốm Trần, tôi lại cứ miên man liên tưởng đến người anh hùng xuất thân bần hàn mà những tôm, cua cá từng giúp ông vượt khó cũng trở nên bất tử trên nền gốm Đại Việt…

Nguồn: NST Nguyễn Dòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.