HOA VĂN ÁM HỌA TRÊN GỐM*

Nghệ thuật tạo hoa văn ám họa trên gốm Việt có từ thời Lý và phổ biến hơn vào thời kỳ đầu và giữa Trần. Việc tạo hoa văn được thực hiện bằng khuôn ép. Sau khi tạo cốt, người thợ thay vì vẽ hoặc khắc lên thân gốm thì họ dùng một khuôn cũng bằng gốm có khắc hoa văn âm bản rồi ép vào cốt gốm, sau đó phủ men rồi đem nung. Độ dầy mỏng của lớp men tạo ra hiệu ứng, hiện ra những hoa văn, gọi là ám họa.

Đây là một dòng gốm khá phổ biến mà một nhà sưu tập dễ dàng bắt gặp. Đặc điểm của dòng gốm này là:
– Sản xuất hàng loạt, năng suất cao, nếu cùng khuôn thì gần như giống hệt.
– Vì sản xuất hàng loạt với số lượng lớn nên khi nung thường dùng con kê để xếp chồng lên nhau từ vài cho tới cả chục chiếc một chồng. Vì vậy trong lòng thường có vết con kê ( 3,4 hoặc 5 chấu ), hoặc ve lòng ( cạo một vòng tròn cho mất lớp men để khi đặt chồng lên và nung không bị dính men.
– Men phủ thường hơi loãng nên nhiều hiện vật bị đọng men dày dưới đáy hoặc loang men ở thành.
– Do lực ép không đều nên có những hiện vật hoa văn bị mờ, đứt hoặc mất hoa văn ở một vài chỗ…
Tuy được sản xuất hàng loạt nhưng trải qua 6-7 trăm năm, đến nay cũng thật hiếm khi chúng ta bắt gặp 2 hiện vật có cùng hoa văn ” y đúc “! Còn kiếm được chiếc khuôn ép có hoa văn trùng với hiện vật thì còn…khó hơn gấp bội!!!

Nguồn: NST Nguyễn Dòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.