BÌNH BÁT TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO*

Một ngày đẹp trời, khi đang tìm kiếm thêm hiện vật cho bộ sưu tập gốm hoa văn ” dương xỉ “, tôi…choáng khi bắt gặp một chiếc gùa lớn, đường kính cỡ 20cm. Hoa văn ám họa cả trong và ngoài rất tinh xảo, tạo dáng rất cân đối, hài hòa, men ngọc trong vắt. Chỉ tiếc bị một vết xăm nhỏ. Nhưng không sao, vẫn là báu vật thời Phật giáo nhà Trần. Đêm về vẫn bật đèn mấy bận xăm xoi, suy luận xem vật dụng này dùng để làm gì mà kỳ công đến thế!


Điều đặc biệt là giữa lòng có một bông sen rất to và đẹp, xung quanh ám họa một vòng dây ” dương xỉ

“. Bên ngoài: phía dưới trang trí cánh sen vòng quanh chân đế, viền miệng họa tiết ” chữ công ” cách điệu!…Một món đồ đậm nét Phật giáo thời Trần!


Nếu là đồ đựng thức ăn thì chắc chỉ bậc vua quan mới xứng. Tham khảo anh bạn sành sỏi trong giới cổ vật, anh ngẫm một lúc rồi suy đoán: có thể đây là một chiếc BÌNH BÁT của một vị cao tăng thời Trần…
Tìm đọc tư liệu liên quan đến lịch sử Phật giáo: “… Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài. Những hiền nhân nay đây mai đó, từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực và sở hữu của họ không có gì ngoài 3 chiếc áo cà sa và 1 chiếc bình bát. Danh từ KHẤT SỸ có từ đó. Khất sỹ là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi TÂM!…”
Giờ thì tôi tin, cổ vật mà tôi tâm đắc lâu nay là một chiếc BÌNH BÁT của một vị cao tăng nhà Trần, khi văn hóa Phật giáo đang trên đỉnh thịnh hành…
Mời các bạn cho thêm ý kiến. Xin thỉnh giáo!

Nguồn: NST Nguyễn Dòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.