Phần 4: Tiền thưởng triều Nguyễn: Đời vua Tự Đức (1848 – 1883)

Đời vua Tự Đức có đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật. Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Tự Đức niên tạo – Tạo tác trong niên hiệu Tự Đức, (1848 – 1883).

Lưng tiền đúc nổi 4 chữ Quán tiền nhị phân (Tiền quán 2 phân). Ngoài ra dưới đời Tự Đức còn cho đúc loại Nội thảng ngân tứ tiền (Bạc của Quốc nội 4 tiền).

Dưới đời vua Tự Đức tiền thưởng loại tròn dẹt, lỗ vuông, đúc bằng bạc và bạc mạ vàng. Lưng tiền đúc nổi 4 chữ Tự Đức thông bảo, đọc chéo. (Tạo tác trong niên hiệu Tự Đức, 1848-1883).

Lưng tiền gồm các loại như sau:

– 5 hình dơi và 2 chữ Ngũ phúc. Đây là biểu tượng của ngũ phúc: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. LSb.34976; 34972; 35906.


– Rồng, mây (phi long). LSb.34973; 35698; VN37-3.

– Lưỡng long. LSb.35908.

– Nhất tiền viết từ.

( Một tiền viết yêu thương) – LSb.35656.


– Tứ tiền viết đễ.

(Bốn tiền viết tình anh em) – LSb.35645.

– Ngũ tiền viết nghĩa.

( Năm tiền viết đạo lí) – LSb.34965.


– Thất tiền viết huệ.

(Bảy tiền viết lòng nhân ái) – LSb.34968.


– Bát tiền viết thuận.

(Tám tiền viết thuận hòa) – LSb.34967.


Loại tiền này mặt tiền chính giữa là hình mặt trời nhiều tia hoặc diềm nhũ đinh và sóng nước hay răng cưa nhọn.

Ngoài ra còn có các đồng tiền khác đúc bằng bạc:

– Mặt tiền đúc 4 chữ Long vân khế hội, xen kẽ hình rồng mây. LSb.34979.

Bảng 3: Tiền thưởng bằng đồng đời vuaTự Đức (1848- 1883)

– Hai đồng tiền LSb.35698 và VN37-2 có mặt tiền đúc 8 chữ Tự Đức thông bảo, triệu dân lại chi ( Đồng tiền Tự Đức muôn dân được nhờ) ; lưng tiền là hình rồng mây.


Loại tiền thưởng mang mỹ hiệu đúc bằng đồng loại lớn, trong sưu tập của Bảo tàng Lịch sử quốc gia có 26 mẫu. Trong đó loại 4 chữ có 9 mẫu, loại 8 chữ có 17 mẫu.

Như vậy, mỹ hiệu trên các loại tiền thưởng trên đây đã thể hiện quan điểm trị quốc của các vua nhà Nguyễn coi trọng người dân, đòi hỏi người trị quốc phải chăm lo tới việc dạy bảo dân cùng với việc nuôi dân. Hướng giáo dục theo các quy phạm đạo đức tam cương, ngũ thường của Nho giáo, khuyên mọi người hiểu và biết đạo làm người để ứng xử các quan hệ xã hội vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em bằng hữu, thầy trò. Như vậy, nội dung của nhiều đồng tiền thưởng, không chỉ giáo dục nhân cách con người theo quy phạm đạo đức mà còn thiên về khía cạnh giáo dục chính trị đạo đức, nhằm bảo vệ và củng cố quyền lực của Vương triều.

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.