TÍNH BIỂU TƯỢNG THIÊN TỬ CỦA MŨ VUA TRIỀU NGUYỄN

Nhân việc trả lời tin nhắn của nhà báo Son Kieu Mai hỏi: “Vua có khi nào đội mũ cánh chuồn như thế này không? Anh bình cho em ít dòng”.

Hiểu được sự bức xúc của nhà báo và nhận thấy đây là câu hỏi hay, đã chạm vào nỗi bức xúc của tôi và rất nhiều người, bởi hiện nay ngoài ở lễ hội ra, còn xuất hiện một số hình ảnh về vua triều Nguyễn với trang phục được phóng tác tùy tiện (vua Tự Đức đội mũ cánh chuồn”, mặc dù các nhà nghiên cứu đã lên tiếng phản đối, nhưng xem ra chưa được phổ biến rộng rãi nên chưa có tác dụng nhiều.

Ảnh xuyên tạc mũ vua triều Nguyễn

Ở các triều đại phong kiến, vua đồng nghĩa với con của Trời “Thiên tử”. Vì vậy, mũ của vua đội luôn được thể hiện với đồng nghĩa nêu trên. Điển hình nhất là miện Tế Giao và mũ Cửu Long Thông Thiên của các vua triều Nguyễn. Trên miện là miếng bình thiên với trên mặt hướng lên Trời là chữ “Thọ” hay “Vạn thọ”, mang hàm ý đội ơn cha (Trời), hàng dây tua ở trước sau miện thể hiện vô cùng kính cẩn… Còn mũ Cửu Long Thông Thiên, với hai cánh xung thiên chĩa lên Trời, trong đó có chín rồng thăng giáng (lên, xuống), và đây chính là thể hiện mạch nối giữa người đội mũ này với Trời.

mũ Cửu Long Thông Thiên

Về mũ cánh chuồn, là tên gọi chung cho mũ của quan lại. Mũ cũng có hai cánh, nhưng chĩa ngang ở hai bên nên được gọi là cánh chuồn. Trên bề mặt của hai cánh thì tùy từng phẩm hàm mà được trang sức vàng hay bạc và giao long.

Tóm lại, mũ của vua và mũ cánh chuồn là hai loại mũ thuộc về hai đẳng cấp khác nhau, không thể lẫn lộn được.

Nhân đây tôi cũng xin lưu ý khi nói về trang phục cung đình, thì từ mũ luôn phải đứng trước áo, bởi giữa mũ và áo thì mũ luôn mang tính biểu tượng cao hơn. Điều này cũng đã thể hiện cách ghi trong điển chế như: Mũ áo của Hoàng đế, mũ áo của Hoàng hậu…

TG: Nhà phục chế Vũ Kim Lộc

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=770979399765354&id=100005599038998&__tn__=-R

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.