MƯỜI NĂM – CHÍN MŨ – MỘT GIẤY KHEN

Có tích mới có tuồng: Trước khi làm công việc phục dựng mũ miện, tui là người trong nghề kim hoàn và là nhà sưu tập cổ vật chuyên về kim loại quý. Đã có một số công trình nghiên cứu được in thành sách : “Cổ vật Champa”, 1996. “Cổ vật huyền bí”, 2006. “Nghề kim hoàn của Champa” (đăng trong Hội thảo quốc tế “Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam”, 2005). “Nghề kim hoàn ở Việt Nam qua tài liệu Khảo cổ học và Lịch sử”, đăng trong “Hồi sinh – Câu chuyện phục hồi bốn mũ vua triều Nguyễn”.

Năm 2008, một bước ngoặt trong nghề chơi cổ vật của tui là phục dựng mũ miện, bắt đầu là 1 mũ vàng của Hoàng tộc Champa, thế kỷ 7 (chiếc mũ này của một ST tư nhân). Tiếp theo là 4 mũ vua triều Nguyễn (1 miện Tế Giao, 3 mũ Cửu Long Thông Thiên), tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, và năm 2011 đã cùng với TS Phạm Quốc Quân cho xuất bản cuốn “Hồi sinh – Câu chuyện phục hồi bốn mũ vua triều Nguyễn”.

Miện Tế Giao

Mũ Cửu Long Thông thiên 1

Mũ Cửu Long Thông thiên 2 Mũ Cửu Long Thông thiên 3

Tiếp đến năm 2012, phục dựng chiếc mũ Hổ Đầu của Thống chế Thoại Ngọc Hầu, tại TP. Châu Đốc – An Giang (mũ hiện đang trưng bày tại nhà trưng bày Thoại Ngọc Hầu, thuộc Di tích Lăng miếu bà Chúa Xứ núi Sam).

mũ Hổ Đầu của Thống chế Thoại Ngọc Hầu

Năm 2014, phục dựng 2 mũ, trong đó 1 mũ phốc vuông của Đô Thống chế Lê Văn Phong (em của Tả quân Lê Văn Duyệt), 1 mũ Giải Trãi (có hàm Chánh Nhị phẩm, thuộc nửa đầu triều vua Minh Mạng), tại Bảo tàng Lịch sử – TP.HCM.

mũ phốc vuông của Đô Thống chế Lê Văn Phong mũ Giải Trãi

Cuối cùng là chiếc mũ Xuân Thu thời chúa Nguyễn (thuộc sưu tập của tui).

mũ Xuân Thu thời chúa Nguyễn

Năm 2018, được Sở Văn hóa, thể thao & du lịch tỉnh An Giang tặng giấy khen.

Thiết nghĩ, điều quan trọng nhất là thành quả lao động, mỗi mũ đã là một công trình nghiên cứu, một tác phẩm nghệ thuật và là một tấm giấy khen cho mình. Niềm vui nhất của tui là tìm ra các vấn đề cơ bản trong việc phục dựng, quy luật trang trí cùng với thâm ý kín đáo trong nghệ thuật về mũ miện của vua triều Nguyễn. Tiếp đến là kỹ thuật đan kết lông đuôi ngựa, sẽ là cơ sở vững chắc cho việc phục hồi nghề làm mũ mã vĩ ở nước ta. Điều trăn trở nhất của tui là chưa tìm ra được chủ nhân của bốn mũ vua.

Ông Trần Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch UBNN TP. Châu Đốc – Phó Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, bà Bùi Thị Thúy – Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang, đang trao giấy khen cho tui.

Ông Huỳnh Văn Đường – Trưởng ban quản trị Lăng miếu núi Sam – Phó Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, ông Nguyễn Văn Đồng – Phó trưởng ban quản trị Lăng miếu núi Sam, đang trao tặng bức tranh Miếu Bà Chúa Xứ cho tui.Ảnh 11: Kỷ niệm của tui.

Nhân đây tui xin cảm ơn lãnh đạo TP. Châu Đốc, Sở Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch, cùng Bảo tàng tỉnh An Giang, Ban quản trị Lăng miếu núi Sam.

TG: Nhà phục chế Vũ Kim Lộc

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=767978003398827&id=100005599038998&__tn__=-R

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.