Tag Archive | sơ sử

PGS-TS Trình Năng Chung: Tôi và nghề khảo cổ đã chọn nhau

Thuở còn sinh viên, PGS-TS Trình Năng Chung đã chọn nghề khảo cổ vì những lý do rất bản năng, với ước vọng được đi tới nhiều nơi, khám phá nhiều điều mới lạ.

Cùng với ước vọng ấy được nhân lên từ sức hấp dẫn của những kiến thức khảo cổ qua các bài giảng của cố GS Trần Quốc Vượng và GS Hà Văn Tấn, sau gần 40 năm gắn bó với nghề khảo cổ, thực hiện hàng trăm chuyến đi điền dã, khai quật, ông nghiệm ra rằng “tôi đã chọn nghề và nghề cũng đã chọn tôi. Mối cơ duyên đó ngày càng bền chặt bởi sự gắn kết từ hai chiều ngày càng sâu nặng”. Continue reading

Kho cổ vật của “dị nhân” Nguyễn Văn Hưng – Gia Lai

Từ thú “chơi ngông”

Trong căn nhà rộng khoảng 50 m2 ở xã Ia Kly, anh Hưng đã chất đầy hàng ngàn cổ vật. Anh kể: Hiểu biết một chút về cổ vật nên khi mình đi làm thấy người ta bán thế là mua, có nhiều cổ vật thấy người dân vứt ra góc vườn, xin cũng ngại nên trả cho người ta ít tiền thế là họ bán. “Kiếm được đồng nào là mình lại bỏ ra mua cổ vật, chỉ để lại một ít lo cho mấy đứa con ăn học”.

Continue reading

Về 2 mô hình nhà thời sơ sử (thời dựng nước đầu tiên)

TÊN CỔ VẬT: Mô hình nhà (kiến trúc vật lý)

CHẤT LIỆU: Gốm thô (đất nung)

TẠO HÌNH, ĐIÊU KHẮC, HỘI HỌA: Mô hình nhà là nhà kiểu 2 tầng, có sân, cổng, cầu thang. Cổng có một cửa chính và một cửa phụ, khoảng sân rộng có tường cao, trên các bờ tường có các bộ vì kèo nhưng trang trí ở bên ngoài để tạo độ cứng, vững. Có cầu thang lên nhà, nhà có 2 gian, gian chính cao rộng có 1 cửa, có ngói bằng trên mặt ngói là các bộ vì kèo trang trí bên ngoài. Trong nhà có 1 cửa lách thông xuống gian nhỏ, mái vòm.

TÊN CỔ VẬT: Mô hình nhà chuồng (kiến trúc vật lý)

CHẤT LIỆU: Gốm thô (đất nung)

TẠO HÌNH, ĐIÊU KHẮC, HỘI HỌA: Mô hình nhà chuồng, có một cửa chính, 2 cửa phụ và một cửa lách. Xung quanh tường có các lỗ thoáng, được khắc vạch.