LAM TUYỀN/TUÝ LAM – TIỀN THÂN GỐM ĐẶNG HUYỀN THÔNG*

Men lam, men chàm, men Hồi đều cùng chỉ loại men có màu xanh cobalt, xuất xứ từ ngàn năm trước ở vùng Lưỡng Hà, quanh vịnh Persic, nơi sản sinh ra những viên gạch men vẽ hoa văn màu lam, dùng trang trí cho những ngôi đền Hồi giáo. Từ TK13 Trung Hoa đã du nhập loại men này để chế tác các loại gốm xanh trắng nổi tiếng thời nhà Nguyên ( Yuan ) và nhà Minh…

Cũng vì vậy người ta còn gọi loại men màu xanh đặc sắc này là men Hồi, còn những họa tiết trang trí vẽ bằng loại men này trên gốm được gọi là hồi văn. Loại men này cũng được du nhập vào VN sau đó khoảng 100 năm, vào cuối nhà Trần và đặc biệt phổ biến từ TK15 về sau. Loại men này rất đắt nên việc sử dụng cũng rất tiết kiệm. Chỉ những loại gốm cao cấp mới được dùng loại men có màu xanh tươi sáng, dân gian gọi là chàm pắc-ke ( tên loại mực xanh cao cấp dùng cho loại bút hàng hiệu Parker ), còn lại chỉ dùng loại men màu chàm nhạt, tái, thậm chí là chàm ” cứt ngựa ” ( loại chàm có lẫn nhiều oxuyt sắt, chứ không nhiều oxuyt cobalt có màu xanh đặc biệt hấp dẫn ). Vậy mà, trong hàng loạt các loại gốm xanh trắng ( blue and white ) của VN thời đó lại xuất hiện một lượng rất ít ỏi hiện vật gốm phủ dầy loại men quý hiếm này trên toàn bộ thân gốm. Có loại trơn, có loại có ám hoạ, cũng có loại đắp nổi hoạ tiết trang trí, nhưng chỉ dùng đúng một loại men màu lam. Vậy tôi cứ tạm gọi là gốm TUÝ LAM ( xin đừng nhầm sang THUÝ HỒNG – loại gốm có màu đỏ huyết, mang tên người con gái tên Thuý Lan đã hiến thân vào lò gốm đang cháy rực để minh oan cho cha, làm cho toàn mẻ gốm có màu đỏ đẹp chưa từng thấy…). Vậy thì loại gốm độc sắc màu lam này hắn phải quý hiếm và đắt tiền hơn các loại xanh trắng tương tự! Vậy nên mới ít, vậy nên mới hiếm và vậy nên mới…đắt tiền!


Hơn trăm năm sau nữa, vào cuối TK16, nghệ nhân tinh đời, có bàn tay và khối óc tài hoa Đặng Huyền Thông cũng đã dùng một loại men chàm đậm để phủ lên toàn bộ những tuyệt tác gốm cùng những mảng điêu khắc của mình để phục vụ việc tế, lễ trong các cung điện, đền đài và chùa chiền. Và những tác phẩm cũng rất ít ỏi của ông cũng trở nên bất hủ, có hiện vật đã trở thành BẢO VẬT QUỐC GIA của Việt Nam ta!..

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=497914000551929&id=100010000008701

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.