RẠN MEN & MEN RẠN

Người chơi cổ ngoạn chẳng mấy ai không biết về dòng MEN RẠN. Từ Tống men rạn trước kia hay Bát Tràng men rạn sau này, đồ sứ ký kiểu cũng có loại men rạn nổi tiếng thời Gia Long, Minh Mạng,…Gần đây còn có loại men rạn “ cưỡng bức “ khá phổ biến trong loại hình gốm Nghệ thuật, gốm Mỹ nghệ, gốm giả cổ,…Nhìn chung, những nét rạn ở đây là cố tình tạo ra từ quá trình chế tác, một dòng gốm, dòng men trong rất nhiều dòng gốm, dòng men nổi tiếng khác…

Còn RẠN MEN thì khác. Đó chỉ là một hiện tượng vật lý xẩy ra trên lớp men phủ với chức năng chủ yếu là trang trí và bảo vệ thân gốm. Hiện tượng này chỉ xảy ra sau một thời gian nhất định do tác động của môi trường, thời tiết, khí hậu, nơi hiện vật tồn tại hoặc bảo quản. Các yếu tố này thì rất khác nhau nên cũng tạo ra những kiểu rạn, nét rạn khác nhau. Ngay cả trên cùng một thân gốm, nhưng các “ tiểu môi trường “ xung quanh nơi hiện vật gốm tồn tại cũng không giống nhau: phía thì ngập, ướt, phía thì khô ráo, bên thì mát mẻ, bên thì nóng rát, khúc thì trong bùn, rác, khúc lại trong đất thịt, cát sỏi,vv…Do vậy ta bắt gặp rất nhiều kiểu rạn men khác nhau như rạn vừng, rạn chân chim, chân cua,…Ngay trên cùng một hiện vật, nét rạn mỗi vùng mỗi khác. Có loại rạn mắt thường dễ thấy, có loại phải nhìn thật gần hoặc dùng kính lúp mới nhận ra…
Men rạn hay rạmen thiên hình, vạn trạng và vì vậy cũng tạo ra nhiều thú vị và vi diệu trong thưởng ngoạn gốm xưa nay!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=546180969058565&id=100010000008701&pnref=story

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.