GỐM BIÊN HOÀ*

“Nhà Bè nước chảy chia hai/Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về “.

Câu hát trữ tình, mãi vang vọng một thời khai phá, hội nhập của các lưu dân hội tụ từ tứ xứ. Cũng tại vùng đất này đã ra đời một dòng gốm độc đáo, kết hợp truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế – Gốm Mỹ thuật Biên Hoà.


Khoảng năm 1913, Trường Dạy nghề Biên Hoà được người Pháp đổi tên thành Trường Mỹ nghệ bản xứ Biên Hoà ( École d’Art Indegene de Bienhoa ). Năm 1918, ông Serre, một giảng viên về gốm đã thay thế ông Joyeux điều hành nhà trường nên chú trọng hơn đến ban Gốm. Năm 1923, chính phủ Pháp bổ nhiệm ông Balick tốt nghiệp Trường Mỹ thuật trang trí Paris làm hiệu trưởng và bà Mariette tốt nghiệp Trường Gốm Limoges làm phụ tá. Hai người đã vạch cho ban Gốm hướng đi riêng, có sắc thái riêng, khác hẳn với các dòng gốm dân dụng khác của các lò Tân Vạn, Lái Thiêu, Cây Mai của người Hoa. Hàng năm Trường đều đưa sản phẩm đi trưng bầy tại Hội Mỹ thuật SG, triển lãm tại Hà Nội và các nơi khác trong và ngoài nước, đặc biệt là tại Hội chợ Marseille, Paris,…
Nét độc đáo của Gốm Mỹ thuật Biên Hoà là kỹ thuật chạm khắc chìm và phối màu rất đa dạng. Hiện nay trong gian trưng bầy SP của thày trò Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Trang trí Đồng Nai ( tên gọi mới của Trường ), có thể thấy các SP tiêu biểu của các thời kỳ. Trong số đó nổi bật là chiếc Ché 6 quai, hoa văn cúc/sen dây cách điệu, men xanh, vàng, motip khá giống như trên gốm hoa nâu thời Lý – Trần. Chiếc ché/lu này được xác định chế tác trong giai đoạn 1936-1954.


Tình cờ, trong bộ sưu tập gốm Việt của tôi cũng có một cái tương tự nhưng không dùng men màu. Kích thước: cao 1 mét, đường kính vai 67 cm, đường kính đáy và miệng 36cm.
Các bạn xem có đúng Gốm Biên Hoà không nhé!

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=309688956041102&id=100010000008701

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.