NGỰA BAY TRÊN GỐM VIỆT*

Hình tượng NGỰA BAY trong thần thoại Hy Lạp – PEGASUS, thì đã quá nổi tiếng. Đó là vật cưỡi của Hải Thần Poseidon, màu trắng, có cánh. Sau khi giúp người anh hùng đánh bại quái vật Chimera, thần Zeus ( Dớt ) đã biến nó thành một chòm sao trên bầu trời Auriga – chòm sao Thiên Mã. Rất nhiều năm tôi cứ ngỡ Ngựa Bay là hình tượng…độc quyền của văn hoá cổ đại Hy Lạp…


Cho tới khi tôi sưu tầm được những món đồ gốm cổ VN có hình tượng Ngựa, trong đó có một số là NGỰA BAY thì tôi mới lục tìm tư liệu về hình tượng này trong văn hoá nghệ thuật của những nơi khác, trong đó có châu Á và vùng Đông Á….


Đó là con THIÊN LÝ MÃ ( Chollima ), tương truyền có thể chạy 400 dặm mỗi ngày. Nó xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ 3 trước Công nguyên thời nhà Tần. Rồi có hình tượng ngựa Tulpar ở các nước Trung Á, Bắc Á, đặc biệt ở Mông Cổ và Kazakhstan…


Trong Phật Giáo, ngựa Kanthaka là con ngựa màu trắng, dài 18 thước của Đức Phật Sidhatha Gautama, người sáng lập ra Phật Giáo…
Đạo Hindu, Đạo Hồi,…cũng có hình tượng Ngựa Bay khá nổi tiếng…


Bây giờ thì tôi hiểu tại sao những chiếc hũ gốm, đĩa gốm Việt thời Lê Sơ xuất khẩu sang thị trường quốc tế lại có hình tượng Ngựa Bay rất đẹp, rất sinh động, thậm chí có chiếc men tam thái được vẽ bằng VÀNG. Kích cỡ cũng thật khủng của những chiếc đĩa trên dưới 45 CM, chắc dành cho thị trường các nước theo Đạo Hồi, Đạo Hindu, nơi có tập tục ăn…bốc! Chiếc hũ thì tôi mua lại sau đấu giá năm 2000 ở Caliphonia.

Xin mời các bạn cùng chia sẻ!

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=427184030958260&id=100010000008701

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.