HÌNH TƯỢNG CHIẾN BINH TRÊN GỐM THỜI TRẦN*

Trong lịch sử các triều đại phong kiến VN, có lẽ thời Trần phải đối phó với giặc ngoại xâm nhiều hơn cả. Đó là 3 lần giặc Nguyên, sau khi chinh phục nhiều vùng đất Á Âu, đã quyết tâm khuất phục Đại Việt, nhiều lần Vương quốc Champa xâm lấn bờ cõi, đốt phá Thăng Long, có cả việc nhà Nguyên phối hợp với Chiêm Thành tấn công Đại Việt từ phía Nam. Nhưng tinh thần bảo vệ nền độc lập cũng chưa bao giờ quật cường đến thế. Hội nghị Diên Hồng, Sát Thát, Hịch Tướng Sỹ…đã thể hiện rõ khí phách Hào khí Đông A.

Gốm thời Trần, một trong những dòng gốm quý, đầy bản sắc dân tộc cũng đã đóng góp thêm vai trò như những trang biên niên sử, để lại cho hậu thế những hình ảnh sinh động về một giai đoạn hào hùng của đất nước. Đó là những hình ảnh về những chiến binh thời Trần trên các đồ gốm mà các bảo tàng và các nhà sưu tập đang lưu giữ. Tiêu biểu nhất là một mảnh một chiếc thạp hoa nâu ở Bảo tàng LS QG VN. Hầu hết các cuốn sách có giá trị về gốm cổ VN đều có in hình ảnh mảnh gốm này…


Thật may, tôi cũng tầm được một chiếc thạp cao gần 40cm, tình trạng không còn nguyên vẹn. Thạp có 3 tầng hoa văn, tầng trên và dưới vẽ hoa văn sen hoá rồng và lá hoa cúc dây. Ở giữa là hình các chiến binh thời Trần tay khiên, tay giáo đang tập luyện theo từng cặp vòng quanh thân gốm. Phong cách thể hiện các họa tiết rất dung dị, biểu tượng và phổ quát rất ư…là Trần, nhưng cũng rất…”hiện đại”. Một tiêu bản mà tôi rất thích!

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=340144339662230&id=100010000008701

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.