ĐỀN TRẦN THÁI BÌNH*

Di tích có 3 phân khu chính:
1- Khu lăng mộ gồm 4 lăng:
+ Lăng mộ Trần Thừa ( Trần Thái Tổ ) – Thọ Lăng.
+ Lăng mộ Trần Cảnh ( Trần Thái Tông ) – Chiêu Lăng.
+ Lăng mộ Trần Thánh Tông – Dụ Lăng.
+ Lăng mộ Trần Nhân Tông – Đức Lăng.


2- Khu đền thờ: trước có tên là Trần đế miếu, nay là Đền Mẫu, gồm 2 toà hình chữ Nhị, với 7 gian Tiền Tế, 5 gian Hậu Cung. Các khung kiến trúc bằng gỗ được chạm khắc cầu kỳ.


3- Khu đi tích khảo cổ: nơi phát hiện nhiều dấu vết kiến trúc và hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học với niên đại từ triều Lý đến triều Nguyễn, đặc biệt là nhóm hiện vật triều Trần.

Nhà Trần gốc gác ban đầu ỏ vùng Đông Triều, Quảng Ninh. Đến đòi Trần Kinh về Tức Mạc ( phủ Thiên Trường sau này ), làm nghề chài lưới. Tương truyền, Trần Hấp – con Trần Kinh, một hôm đang đánh cá tại ngã 3 sông Hồng – sông Luộc, nghe tiếng kêu cứu, vớt được người đang bị trói trong giọ. Người này kể, vốn là thày địa lý, có mách cho một nhà giàu một khu đất cao, thế đất đẹp để đặt mộ, để bịt mối, người này chuốc rượu thày địa lý và bỏ giọ trôi sông. Đội ơn cứu mạng, thày địa lý chỉ cho Trần Hấp khu đất phát nghiệp kể trên. Nghe lời thày địa lý, Trần Hấp cho dời mộ tổ về nơi đây, sau đó rời Tức Mạc về sinh sống tại Lưu Xá, nay thuộc xã Canh Tân, tỉnh Thái Bình, gần cạnh khu đất trên, thuộc Tam Đường. Tại đây Trần Hấp sinh ra Trần Lý, Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh và Trần Thị Dung. Trần Thị Dung tài giỏi, xinh đẹp đã được Hoàng Tứ Sảm sau là vua Lý Huệ Tông cưới làm vợ, sinh ra công chúa Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng lên làm vua đã nhường ngôi cho Trần Cảnh, con Trần Thừa, theo sắp đặt của Thái sư Trần Thủ Độ vào năm 1225. Nhà Trần trị vì Đại Việt đến năm 1400, trải qua 12 triều vua.

Khu Di tích Lăng mộ và Đền thờ các vị vua Trần ở TB rộng hàng chục hecta đang được nhà nước quan tâm để quy hoạch và tu bổ lại. Con đường cao tốc với cầu vượt sông Hồng đang xây dựng, nối liền với các khu di tích quan trọng khác như lăng Trần Thủ Độ, đền thờ Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, đền Tiên La thờ Bát Nạn tướng quân thời Hai Bà Trưng, đền thờ Lê Quý Đôn,v.v.

Về thăm lại đền Trần gần đây, tôi vẫn tiếc rằng khu Di tích đã khang trang hơn nhiều, nhưng việc quản lý, tôn tạo còn nhiều bất cập. Khoáng sân giữa hai toà Đền Mẫu lại dựng cột kèo thép, lợp ni lon loè loẹt, băng rôn, khẩu hiệu giăng tứ tung làm mất vẻ đẹp khu di tích. Cảnh tượng tương tự cũng có ở đền Tiên La và nhiều đi tích khác. Gọi điện, phàn nàn với nhà chức trách và được hứa sẽ trình cấp trên để xem xét. Thôi đành chờ và hy vọng sẽ có đổi thay theo hướng tích cực!

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=273126666363998&id=100010000008701

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.