ĐÊM NẰM MƠ PHỐ

Vậy là ông Táo đã về trời được năm ngày rồi mà dân tình dưới trần thì vẫn ngược xuôi xuôi ngược, bộn bề toan tính.. Nhẩm đi nhẩm lại thì chỉ còn đúng ba hôm nữa là tết, mà đã tết rồi thì chỉ có nước “tẹt ga”, tẹt ga chơi, tẹt ga ăn uống tưng bừng. Mà không!, đúng ra là tết bây giờ thì cứ nói vậy cho nó hoài niệm, chứ giờ ngày thường dân ta thích tết là có ngay tết, thích ăn uống tổ chức linh đình là có linh đình., nên giờ cái cánh ăn mày dĩ vãng, hồn ở muôn năm cũ.. có lẽ vẫn cứ mong ước một cái tết xưa, tết của ngày xưa, tết của cái thời mà không cần cho thêm bất cứ thứ gia vị nào nữa.!

Tôi kể bạn nghe về cái mùa xuân ấy.. từ xa xưa, hình như lâu lắm, nhớ nhớ quên quên, chạnh lòng chắc ẩn khi cứ mỗi độ tết đến xuân về.. như một sự tri ân để bù đắp tinh thần cho những ngày toan tính chạy đua thời cuộc ngoài kia..

Vào một ngày đẹp trời nửa đầu tháng chạp, lúc người lớn họ còn đang mải làm mải ăn để chuẩn bị cho cái tết nguyên đán đang đến gần thì lũ trẻ chúng tôi lại mải quên giờ học, mải quên sách đèn. Đi đâu, làm gì, đến lớp, giờ ra chơi.. kể cả gập chúng bạn không quen, miễn là bằng ngang phải lứa là có thể ngồi, chia sẻ kinh nghiệm và chống tay mơ màng tận hưởng vị ngọt của nó!

Chủ nhật sáng nay, ngoài trời còn chưa đủ sáng, cái chăn bông thời bao cấp nặng chình chịch như muốn nuốt chửng người đang ngái ngủ.. liếc sang bên trái đã thấy mẹ ngồi cặm cụi bỏ lạc vào từng chiếc túi nylon nhỏ rồi gắn chúng lại dưới ngọn đèn dầu.. để trên đường đến cơ quan sẽ giao cho các quán nước dọc đường. Cái nghề lạc rang húng lìu của gia đình đã bắt đầu từ rất sớm và có lẽ là những gia đình đầu tiên ở hà nội làm nghề này! Tôi đến tỉ tê mượn mẹ xe đạp để đi cùng đám bạn đang chờ ngoài đường, với chiều cao còn rất khiêm tốn, khi mà đặt mông lên yên xe thì chân không thể chạm đất..

Trời xuân sớm hôm hãy còn nồng nồng mùi đất, hạt sương còn vương vãi trên từng ngọn cỏ.. mấy chú cóc con vừa hóa từ nòng nọc sau trận mưa đêm còn đang ngơ ngác trước ánh sáng đầu ngày, lẩn vào lũ trẻ đang chờ đứng túm tụm mà chúng cũng không biết sợ, bùng nhùng không tìm được lối ra..

Trời tròn đất vuông – Trời cao đất dày thì bọn trẻ chúng tôi vẫn hạ quyết tâm.. xe hai thằng một chiếc thay nhau đạp, tiền mẹ cho rủng rỉnh túi quần..

Đi qua chiếc cầu rồi rẽ phải men theo dọc đường cưa sông đặc kín lục bình mùa xuân hoa nở,con sông như được nhuộm một mầu tím nhạt.. Đi đến ngã tư, là Ngã tư Sở lại rẽ phải đi tiếp.. kế đến là Chợ xanh, nơi đây họ bán nhiều cá chọi, cá bảy màu, cá kiếm đỏ rực.. mà cứ khi nào hè về ve kêu là không thể thiếu trong mỗi gầm bàn gầm tủ bọn trẻ chúng tôi.. thấp thoáng bóng tầu điện leng keng vào ga.. bà con họ gồng gánh hàng rong lên xuống nhốn nháo, nhưng chúng tôi cũng chẳng để ý vì nó đi rất chậm! đi một chặng dài nữa là đến chợ Phùng khoang, Cầu trắng Hà đông., kết thúc địa bàn Hà Nội. Chặng đường tiếp theo là đến thị xã Ba La Bông Đỏ, hai bên là cánh đồng, tầm nhìn bất tận thẳng cánh cò bay, hương quê dào dạt.. những luống cải vàng hoa nở cuối kỳ cứ chạy theo chúng tôi mãi., những vườn thược dược đỏ vàng tím rung rinh dưới cái nắng đông.. Từ đây chúng tôi rẽ trái rồi tiếp tục đạp và những câu chuyện phiếm vẫn cứ râm ran khi mà mặt trời đã lên cao tự lúc nào.. Trời tháng mười hai mặc dù rất lạnh, nhưng mồ hôi đã lăn trên má dưới cái nắng thủy tinh trong vắt chiếu xuống khiến đứa nào đứa ấy má như hồng rộp hây hây..

Bỗng một đứa đi đầu hô to: “động Tiên giết Quỷ”, (là của người dân theo đạo Thiên chúa họ xây dựng từ Tk trước) một dấu mốc quan trọng thuộc dạng bậc nhất.. vì chỉ đi qua đây một hai cây số nữa sẽ là đích đến!

Con đường lổn nhổn đất đá và nhiều ổ gà không làm bọn trẻ bận tâm.. mùi của những rặng ô zô ven đường, cúc tần, dâm bụt, vạn niên thanh.. bám đầy dây tơ hồng hăng hăng khi gặp nắng mới, mùi của cánh đồng vừa gặt với giống lúa dài ngày một năm hai vụ có vị thơm ngọt ngào, bà con họ tuốt lúa phơi rơm ở hai bên đường suộm vàng cả lối đi.. rồi đơm thành đống cao đến tận nóc nhà.. và mùi mà trên thành phố vào đầu tháng chạp hầu như chưa thấy.. đó là Mùi Pháo, mùi mà khi Tết đến xuân về, chúng tôi quên ăn quên ngủ, đi đâu cũng nói chuyện về chúng., ăn pháo, ngủ pháo và pháo lên cả ban thờ để thắp hương.. Một bánh pháo được đốt vừa dứt là lũ trẻ ùa vào trong đám khói mù mịt chưa kịp bay lên để nhặt pháo thối, pháo đứt ngòi, pháo chưa nổ.. xác pháo thì tan ra nhỏ như hạt ngô hạt lạc.. đỏ rực cả lối đi, rồi hít hà mùi thơm sặc sụa, đọng lại vị ngọt dưới đáy mũi.,

“Bình Đà” chúng tôi đã đặt chât lên mảnh đất làm Pháo của cả nước thời bấy giờ! Gi gỉ gì gi cái gì cũng có, nào là từ bánh pháo tép nhỏ như que diêm đến quả pháo cối lớn như cái phích nước, rồi thuốc pháo đen như bột chì có thể mua tự do về để làm pháo, ngòi pháo thì dài như chiếc đũa, đốt thơm nức mũi..

Chúng tôi cùng bẻ lái ùa vào những sạp Pháo hai bên đường trong niềm phấn khích hân hoan, tiếng cười giòn tan xua đi những mệt nhọc của một hành trình dài..

Tiếng pháo cối đằng xa, tiếng pháo tép đằng gần, tiếng pháo đùng nổ trên không trung. Mùi khói pháo vẫn len lỏi vào tâm chí của đứa trẻ trong tôi.. mùi của tiếng thở ấm áp thời bao cấp khốn khó dội về với gió đông.. trong không khí nao nao của những ngày cận tết..

Một mùa xuân đang ở quanh đây và lại sắp đi qua.. nhưng luôn mang theo tiếng pháo trong tâm thức của mỗi người lớn chúng ta..!

Luong Tran
(mùi tuổi thơ)

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=593716707634578&set=a.515631395443110.1073741836.100009887621165&type=3&theater

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.