CHUYỆN LÀNG GỐM (3)

Mọi dòng sông đều trôi ra biển ,không biết có từ bao giờ những con đê đã chạy dọc theo hai bên bờ ,để mỗi mùa lũ về nước không còn nhấn chìm cư dân và mùa màng vùng hạ lưu . Dòng sông bên lở bên bồi , mùa lũ nước từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn rực đỏ phù sa ,tiếng xói lở của những vỉa đất vang xa vào những thôn làng hai bên triền sông trong tiếng trống ngũ liên hộ đê vang vọng . Trong cái nỗi phập phù lo ngại ấy ,có một mối lợi lớn hiện hữu : những vỉa đất sét !Không biết ai là người đầu tiên sáng tạo ra chiếc mảng được ghép bằng những thân cây luồng này , nhưng trong con mắt của lão , chiếc mảng này dùng để lấy và chuyên chở đất là số một . Vào một ngày nào đó những người thợ đấu bất chợt gặp một nhóm sơn tràng đang ngược , họ không chọn ngày xem giờ cứ thế cơm nắm tay nải lên đường . Dọc theo triền sông ngược lên tối đâu nghỉ đấy ! đâu có xa những cánh rừng mai , vầu , luồng , tre , nứa đã hiện ra , chia tay cánh sơn tràng đi tiếp . Họ ở lại ,những chiếc lán đơn sơ mọc lên đã thấy mùi khói bếp . Nhóm người tản ra đi tìm luồng tiếng cây đổ ,tiếng dao chặt đã vang lên cả một cánh rừng lũ chim xao xác . Luồng hạ xuống đã được kéo về mép sông phạt cành tỉa lá . Hai chiếc cọc to được đóng xuống tạo một khe đút vừa thân ngọn luồng . Lửa đã được nhóm lên reo vui phừng phực người ta uốn luồng , cứ thế hết cây này đến cây khác . Người ta lấy dấu đục và đóng dóng ngang 7-9 cây làm thành một mảng ghim lại bằng những chiếc đinh chốt tre bé bỏng ! Mảng được lao xuống nước , rội nước tắt lửa . Những tay sào vun vút xuôi dòng . Về thôi !
Lão nhớ xưa rồi cũng ở trên triền sông này có một người lính già chỉ vào chiếc mảng đang đưa đất về làng cắt nghĩa cho lão lúc ấy còn đang là một chú nhóc về sự tích chiếc mảng . Đó là những chiếc mảng chở hoả liệu lao vào tầu giặc trên sông Bạch Đằng từ thời nhà Trần !
……….
Kỳ sau tiếp

Nguồn: NST Hạnh Trường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.