CHIM, CÁ & …

Hai loài vật tiêu biểu này, 1 trên trời, 1 dưới nước, xuất hiện với tần suất rất cao trong khẩu ngữ dân gian, như ” chim sa cá lặn “,…


…Thời Chiến Quốc, Trang Tử là người học thức uyên thâm, môn gì cũng thạo. Trong sách ” Nam Hoa Kinh “, ông chép rằng: Mao Trường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, nhưng CÁ thấy thì…dửng dưng và chìm trốn vào hang, còn CHIM thấy thì vẫn bay lên cao, không mấy đoái hoài:
” Ngư kiến chi nhập thâm
Điểu kiến chi cao phi ”
Ý Trang Chu ( tên gốc của Trang Tử ) muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối, kể cả nét đẹp phụ nữ – đẹp với người này nhưng chưa chắc có ý nghĩa với kẻ khác! Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp với người đời, chứ có biết đâu trông thấy họ, cá cũng chẳng mảy may để ý mà lặn sâu vào hang, còn chim thấy sợ mà bay trốn?!…
Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy của Trang Chu. Sách ” Thông tục biên ” dùng thành ngữ ” trầm ngư lạc nhạn “, tức ” chim rơi cá chìm ” để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp.
Các nhà văn cổ điển nước ta thường viết theo ý đó: ” mặn mà chìm cá rơi chim ” ( Hoa Tiên ), hay:
” Chim đáy nước, cá lờ đờ lặn
Lửng da trời, nhạn ngẩn ngơ sa ” ( Cung oán )
CHIM SA CÁ LẶN, ngày nay ai cũng hiểu đó là vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của người phụ nữ! Nhưng chúng ta cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ. Nó chỉ đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ. Khẩu khí ngày nay đơn giản hơn nhiều, chỉ là: miễn chê, mê hồn, lác mắt,…thậm chí ” chỉ nhìn và…không nói gì ” !!!

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=501026960240633&id=100010000008701

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.