Thanh Hoá, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên, nơi đây từng phát lộ nhiều cổ vật quý hiếm, từ đồ đá, đồ đồng, đến gốm sứ…Gần đây, có một cổ vật được tìm thấy ở một bãi sông Chu dưới lớp cát dày tới gần mét. Điều đó khiến tôi lục tìm, xem lại bộ phim ký sự ” Xuôi dòng sông Chu ” của đài Truyền hình Thanh Hoá ( TTV ). Nhiều điều đã sáng tỏ…
Sông Chu, một phụ lưu lớn nhất của sông Mã, bắt nguồn từ Sầm Nưa/Lào, với chiều dài 325 km, phía hạ lưu chảy qua huyện Thọ Xuân – một vùng đất HAI VUA ( Lê Đại Hành và Thái tổ Lê Lợi ). Nơi đây đậm đặc các di tích lịch sử, văn hoá như: Lam Kinh, Vĩnh Lăng, Hựu Lăng, Lăng Khôi nguyên, Lăng Hoàng Thái Hậu, Chiêu Lăng, Dụ Lăng, đền thờ vua Lê Đại Hành,…
Bên bờ sông Chu, tại xã Thọ Nguyên có thể đã từng có một di tích cổ, do dòng chảy thay đổi, hoặc do thiên tai, địch họa , di tích này đã sụp đổ xuống lòng sông Chu. Nạn cát tặc sau này càng làm cho lòng sông biến đổi, và dưới lớp cát ven sông, người dân đã phát hiện khá nhiều cổ vật, từ mảnh ngọc thời Hán, đến chiếc bình vôi thời Lê Sơ và các hiện vật thời Lê Trung Hưng…
Dưới đây là chiếc lư hương màu sô-cô-la rất đặc biệt, thuộc dòng gốm Bát Tràng thời Lê Trung Hưng, TK 17.
Kèm theo đó là hai hiện vật: chiếc ấm hình cá hiện ở Bảo tàng Nghệ thuật Boston/Mỹ có niên đại TK 16 -17 và chiếc bình đắp nổi rồng ở Bảo tàng LSQG VN có niên đại TK 18.
Các hiện vật này đều có men bóng màu sô-cô-la tương tự. Có người cho rằng màu sô-cô-la này thuộc dòng gốm Chu Đậu. Tôi thì không nghĩ vậy, bởi men sô-cô-la thường tô dưới đáy các SP gốm Chu Đậu và một số lò gốm khác là một loại men sống rất khó chảy, được làm từ các nguyên liệu khoáng như đất sét, cao lanh, trường thạch, có nhiệt độ chảy cao từ 1.280 đến 1.450 độ C, mà độ nung của các lò gốm thời đó chỉ đạt nhiệt độ dưới 1.250 độ, do đó loại men này sau khi nung không có độ bóng. Còn loại men trên 3 hiện vật kể trên là loại men chảy có nhiệt độ nóng chảy thấp, dưới 1.250 độ. Do đó sau khi nung có độ bóng như quý vị nhìn thấy.
Mời quý vị thưởng lãm và cho ý kiến !
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=313667212309943&id=100010000008701